A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS :
1. Kiến thức:
- Củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa
- Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa.
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng sử dụng từ trái nghĩa trong viết và nói
3. Thái độ :
- Có ý thức sử dụng từ trái nghĩa đúng mục đích giao tiếp
B. CHUẨN BỊ :
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6051 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 39: Từ trái nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39
Ngày soạn : 27/10/2008
Ngày dạy : 30/10/2008 : 7A
.../10/2008 : 7B
Từ trái nghĩa
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
1. Kiến thức :
- Củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa
- Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa.
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng sử dụng từ trái nghĩa trong viết và nói
3. Thái độ :
- Có ý thức sử dụng từ trái nghĩa đúng mục đích giao tiếp
B. Chuẩn bị :
- Thầy : Giáo án, SGK, SGV, máy chiếu, Ngữ pháp TV ....
- Trò : Đọc và soạn bài trước ở nhà.
C. Phương pháp :
- Kết hợp hài hòa các PP Quan sát, thuyết trình, đàm thoại, phân tích mẫu, tổ chức HĐ nhóm, chơi trò chơi ….
D. Tiến trình bài dạy :
1. ổn định : sí số 7A vắng....., 7B vắng......
2. Kiểm tra bài cũ :
? Tìm từ đồng nghĩa với hai từ sau :
A. Thật B. Giả
Thật thà Giả dối
Thành thật Giả tạo
Trung thực Dối trá
Ngay thẳng Lơn lẹo
? Nghĩa của hai nhóm từ này có như nhau không ? (Trái nghĩa nhau)
3. Bài mới :
* Vào bài : GV chiếu máy chiếu ! HS :
*Quan sát lên hai cặp từ sau :
Giỏi - Yếu
Lành - Vỡ
* Có hai ý kiến trái ngợc nhau :
- ý kiến thứ nhất cho rằng : Đây là hai cặp từ trái nghĩa
- ý kiến thứ hai lại khẳng định : Đó không phải là hai cặp từ trái nghĩa.
? Em tán thành với ý kiến nào ?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
*GV : Đèn chiếu 2 bài thơ "Tính dạ tứ" và "Hồi hương ngẫu thư" - Bản dịch thơ !
*GV : y/c HS đọc to NL !
? Dựa vào các kiến thức đã học ở tiểu học tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bài thơ trên đó ?
? Các từ trái nghĩa trên đều dựa trên một cơ sở, một tiêu chí nhất định !
? Em hãy chỉ ra cơ sở so sánh nghĩa của các cặp từ trên ?
*GV : trong các cơ sở, tiêu chí chung nhất định về nghĩa có các cặp từ trái nghĩa khác nhau !
*GV chiếu đền chiếu !
? Chỉ ra các cặp từ trái nghĩa trong các tiêu chí sau :
Chiều dài ?
Chiều cao ?
Vệ sinh ?
Tính cách ?
? Tìm từ trái nghĩa với “già” trong trường hợp “rau già” và “cau già” ?
? Các cặp trái nghĩa đó dựa trên tiêu chí nào ?
*GV chiếu máy !
*) Xét 4 ví dụ sau :
VD1. Anh ấy lành tính lắm.
VD2. Cái bát sứ mới mua vỡ mất rồi
VD3. Bạn Nam học rất giỏi.
VD4. Ông Thu dạo này yếu lắm.
? Tìm từ trái nghĩa với các từ im đậm gạch chân trong các VD trên ?
*GV Lưu ý : Khi xem xét từ trái nghĩa phải dựa trên một cơ sở, một tiêu chí nào đó hoặc phải đặt chúng trong một văn cảnh cụ thể.
*GV : Ngoài việc trái nghĩa với từ “dữ”, từ “vỡ”; từ lành còn trái nghĩa với từ nào trong số những trờng hợp sau :
- Vị thuốc lành.
- Chiếc áo lành.
- U lành
(GV chiếu máy chiếu !)
? Theo em từ “lành” trong những trờng hợp trên là từ :
A.Từ có một nghĩa.
B. Từ có nhiều nghĩa.
C. Từ đồng nghĩa.
? Như vậy từ già trong NL (2) và từ lành trong VD trên nằm trong mấy cặp từ trái nghĩa ?
*GV : chỉ bảng PT khái quát lại !
? Vậy qua PT các NL trên em hãy cho biết thế nào là từ trái nghĩa ?
*GV yêu cầu HS đọc to ghi nhớ SGK.1288 ?
? Trong văn, thơ, ca dao, tục ngữ ... việc sử dụng từ TN có tác dụng gì ?
*GV chiếu máy lại 2 bài thơ ở NL (1) !
? Nhớ lại kiến thức cũ của 2 bài thơ dịch trên !
? Việc sử dụng các từ trái nghĩa có tác dụng gì ?
? TG đã sử dụng BPNT gì trong các câu thơ đó ?
? Theo em các hình ảnh tương phản đó có tác dụng gì, nhằm nhấn mạnh điều gì ?
? Nêu tác dụng của các từ trái nghĩa bài thơ sau :
“Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí
Sống chẳng cúi đầu , chết vẫn ung dung
Giặc muốn ta nô lệ , ta lại hoá anh hùng
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.”
(Tố Hữu)
? Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng các từ trái nghĩa ấy ?
*GV y/c mỗi nhóm lấy 1 thành ngữ và nêu tác dụng !
*GV : có thể y/c các nhóm viết lên bảng phụ nhỏ để treo lên bảng !
*VD :
- Chân cứng, đá mềm
- Có đi, có ở
- Gần nhà xa ngõ.
- Bước thấp bước cao..
? Qua PT các NL trên cho biết sử dụng từ trái nghĩa có TD gì ?
*GV yêu cầu HS đọc to ghi nhớ SGK.1288 ?
*GV : Tổ chức cho HS chơi trò chơi qua các BT !
- Y/c : GV gọi lần lượt các tổ trả lời các câu hỏi và gọi bất kì HS nào trả lời ! Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm ! Câu trả lời sai trừ 5 điểm ! KQ cuối cùng tính tổng điểm của các phần thi !
*) P1 : Tìm những từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau đây trong BT 1 ?
*) P2 : Tìm các từ trái nghĩa với những từ in đậm trong các cụm rừ ở bài tập 2 ?
*GV kết hợp trình chiếu và chấm điểm, trọng tài cho các đáp án !
*) P3 : Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ SGK. BT 3 ?
*GV tiếp tục kết hợp trình chiếu và chấm điểm, trọng tài cho các đáp án !
*GV y/c HS viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương có sử dụng từ trái nghĩa !
*GV chiếu máy chiếu cho HS tham khảo đoạn văn về Thạch Sanh !
? Tìm ra các từ trái nghĩa trong đoạn văn đó !
*GV chấm điểm !
- HS đọc ngữ liệu
- HS quan sát và phát hiện !
- Cặp từ : ngẩng > < về
-> cơ sở chung chỉ HĐ của con người.
- Cặp từ : già > < trẻ
-> cơ sở chung chỉ tuổi tác của con người.
- HS làm nhanh BT này !
- HS tìm !
- Rau già > < rau non
- Cau già > < cau non
-> Tiêu chí về sự phát triển của sinh vật.
- HS tìm nhanh !
Tính lành > < Tính dữ
Bát vỡ > < Bát lành
Học giỏi > < Học yếu
Yếu > < Khoẻ
*HS tìm nhanh !
- Vị thuốc lành >< Vị thuốc độc
- áo lành >< áo rách
- U lành >< U ác
=> Từ có nhiều nghĩa
- Nằm trong các cặp từ trái nghĩa khác nhau !
- HS tóm lược kiến thức !
- HS đọc to !
- HS quan sát NL !
- HS phân tich từng bài
- Phép đối
- Bài 1 : khái quát quãng đời xa quê, nêu cảnh ngộ biệt li của tác giả. Giúp cho câu thơ nhịp nhàng, cân xứng.
- Bài 2 : làm nổi bật tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ.
- HS phân tích giá trị của các cặp từ trong bài !
- HS hoạt động theo nhóm (2’)
- HS đại diện nhóm báo cáo KQ !
- HS có thể lên bảng viết và trình bày miệng !
- HS tổng hợp KT !
- HS đọc to !
- HS chia hai dãy bàn chơi trò chơi !
- HS quan sát máy chiếu lần lượt trả lời !
- HS trả lời nhanh !
- Nhóm khác bổ sung !
- HS tiếp tục thi !
- HS thi trả lời nhanh !
- HS về nhà viết đoạn văn !
- HS tìm theo nhóm ! (3’)
- HS báo cáo !
I. Lí thuyết
1. Thế nào là từ trái nghĩa
a. Ngữ liệu : (SGK)
b. Phân tích :
* NL (1) :
- Ngẩng > < cúi
- Đi > < về
- Già > < trẻ
-> Các cặp từ có ý nghĩa trái ngược nhau.
* NL (2) :
- Già rau già > < rau non
cau già > < cau non
c. Nhận xét :
- Nghĩa trái ngược nhau : TTN.
- Một từ nhiều nghĩa có thể nằm trong các cặp từ trái nghĩa khác nhau.
* Ghi nhớ 1 : (SGK128)
2. Sử dụng từ trái nghĩa.
a. Ngữ liệu : (SGK)
b. Phân tích :
- Đi > < về
- Già > < trẻ
- Ngẩng > < cúi
-> Tạo các hình ảnh tương phản.
-> Gây ấn tượng mạnh ở người đọc, làm cho câu thơ thêm sinh động.
c. Nhận xét :
- SD từ trái nghĩa tạo sự tương phản, gây ấn tượng, sinh động cho lời nói.
* Ghi nhớ 2 : (SGK128)
II. Luyện tập
1. Bài 1 :
- Bài ca 1 : lành > < rách
- Bài ca 2 : giàu > < nghèo
- Bài ca 3 : ngắn > < dài
- Bài ca 4 : sáng > < tối.
2. Bài 2 :
* Tươi :
+ Cá tươi > < cá ươn
+ Hoa tươi > < hoa héo
* Yếu :
+ ăn yếu > < ăn khỏe
+ Học lực yếu > < học lực giỏi
* Xấu :
+ Chữ xấu > < chữ đẹp
+ Đất xấu > < đất tốt
3. Bài 3 :
- Chân cứng đá mềm
- Vô thưởng vô phạt
- Có đi có lại
- Bên trọng bên khinh
- Gần nhà xa ngõ - Buổi đực buổi cái
- Mắt nhắm mắt mở - Bớc thấp bước cao
- Chạy sấp chạy ngửa - Chân ớt chân ráo
3. Bài 4 :
4. Củng cố:
*GV cho HS 2 dãy thi trò chơi ô chữ ! (Bốc thăm dành quyền trả lời trước ! mỗi ô chữ hàng ngang được 10 điểm, trả lời ô chữ hàng dọc được 40 điểm)
*GV cho HS 2 dãy thi đặt câu có sử dụng từ trái nghĩa !
(mỗi dãy 3 HS lên bảng đặt – mỗi câu đúng 20 điểm)
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thiện các bài tập, viết đoạn văn giờ sau KT đoạn văn đó !
- Soạn bài : “Luyện nói : văn biểu cảm về sự, vật con người” .
E. Rút kinh nghiệm :
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- GA Van 7 3 cot Tiet 39 Tu trai nghia BE BE BE chat luong cao.doc