Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (mao ốc vị thu phong sở phá ca) Đỗ Phủ

I/ Mục tiêu cần đạt :

 Giúp HS :

 - Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ .

 - Bước đầu thấy được vị trí và ý nghiã của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình .

 - Bước đầu thấy được đặc điểm bút pháp của Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.

II/ Tiến trình lên lớp :

 1/ ổn địng lớp:

 2/ Kiểm tra bài cũ :

 3/ Tổ chức các hoạt động dạy – học :

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2632 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (mao ốc vị thu phong sở phá ca) Đỗ Phủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11 (Tuần 11) Tiết 41 BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ ( Mao ốc vị thu phong sở phá ca ) Đỗ Phủ. I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : - Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ . - Bước đầu thấy được vị trí và ý nghiã của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình . - Bước đầu thấy được đặc điểm bút pháp của Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự. II/ Tiến trình lên lớp : 1/ ổn địng lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ : 3/ Tổ chức các hoạt động dạy – học : Hoạt động của GV – HS HĐ 1: - Tìm hiểu tác giả, thể thơ, đọc bản dịch thơ - Tác giả . - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ ( SGK / 132) - Thể thơ : Bài thơ viết theo thểû loại cổ thể có nhiều yếu tố miêu tả cụ thể , tường thuật chi tiết . - Cho HS đọc bài thơ . HĐ 2: - Tìm hiểu và phân tích bố cục bài thơ . Bài thơ gồm nấy phần ? Hãy chỉ ra ranh giới các phần . Sự việc cảnh vật được kể và tả theo một trình tự chặt chẽ như thế nào ? Bài thơ gồm 4 phần : - Phần 1 : Tả cảnh gió thu cuốn mất các lớp tranh của căn nhà Đỗ Phủ . - Phần 2 : Kể việc trẻ con “ cắp trûanh đi tuốt vào luỹ tre” - Phần 3 : Tả nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa . - Phần 4: Biểu hiện ước mơ cao cả của nhà thơ . HĐ 4 : - Phân tích những nỗi khổ của nhà thơ đã được đề cặp trong bài . Những nỗi khổ nào của nhà thơ đã được đề cặp trong bài thơ ? Tác giả đã miêu tả và thể hiện sinh động , khúc chiếc những nỗi khổ đó như thế nào ? - Khổ 1 - 5 câu đầu. Trong khổ này nhà thơ kể hay tả? Em hình dung cả căn nhà của Đỗ Phủ sau trận gió mạnh như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời . Khổ 2 - 5 câu tiếp theo . Nếu khổ thơ đầu chỉ nói đến cái khổ thì khổ thơ thứ 2 nói thêm nỗi đau , nỗi buồn trước một xã hội oạn lạc, đảo điên , trong đó trẻ con vừa hỗn láo vừa gian tham.- - Khổ 3: - Tám câu thơ tiếp theo . Trong khổ này tác giả đã kết hợp các kiểu văn bản nào ? Nỗi khổ của nhà thơ ở đây lại tăng thêm mấy phần ? vì sao? Khổ thơ lại ghi thêm một tai hoạ mới : trời mưa rét thau đêm mà mái nhà đã bị gió thu phá nát – Gió lặng thì mây đen che phủ trời đất tối như mực . Mưa tầm tả suốt canh khuya . Nhà dột giường không có chỗ nào khô . Chăn rách nay thấm nước lạnh như sắt . Các chi tiết được miêu tả vừa cụ thể vừa hiện thực : gió, mưa, nhà dột , giường ướt, chăn rách . HĐ 5 – Phân tích nội dung ý nghĩa và phần cuối của bài thơ: Giả thử không có 5 dòng thơ cuối thì ý nghĩa , giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào?.Phân tích tình cảm cao quí của nhà thơ được biểu hiện qua phần cuối . - HS thảo luận . Nội dung I/ Giới thiệu : 1/ Tác giả, tác phẩm: ( SGK /132) 2/ Thể thơ : Bài thơ được viết theo loại cổ thể. II/ Tìm hiểu văn bản : 1/ Những nỗi khổ của nhà thơ khi căn nhà tranh bị gió thu phá . ( khổ 1,2,3) - Tháng tám, thu cao, gió thét gìa ………….. Mảnh thấp quay lộn vào mương sa. => Miêu tả ( kết hợp tự sự) => Cảnh gió thổi nhà tốc mái - Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức . Nở nhè trước mặt xô cướp giật . Tự sự (kết hợp biểu cảm ) => Canh đời đói khổ xót xa. Nỗi đau , nỗi buồn trước một xã hội loạn lạc , đảo điên , lũ trẻ con vừa hỗn láo vừa tham lam ( xô vào cướp giật mang tranh đi mất ) - Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt . Con nằm xấu nết đạp lót nát . Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu . - Từ trải cơn loạn ít nghủ nghê. à Miêu tả (kết hợp biểu cảm) à Nỗi khổ dồn dập tập kích nhà thơ : ướt lạnh , con quậy phá , lo lắng vì loạn lạc . 2/ Ước mơ cao cả của nhà thơ . ( khổ thơ cuối) ước được nhà rộng muôn ngàn gian Che khắp thiên hạ kẻ siõ nghèo đều hân hoan. à Biểu cảm trực tiếp. à ước mơ cao cả chan chứa lòng vị tha và tinh thần nhân đạo của nhà thơ. 4/ Củng cố: Trong bài thơ Đỗ Phủ đã đề cặp đến những nỗi khổ nào? Từ những nỗi thống khổ của bản thân nhà thơ đã thể hiện ước mơ gì trong cuộc sống. 5/ Dặn dò: Học thuộc bài thơ – tác giả Đỗ Phủ. Xem trước bài : Từ đồng âm …………………………..o0o…………………………….. Tiết 42 KIỂM TRA VĂN 1 TIẾT I/ Mục tiêu cần đạt : -HS hệ thống hoá kiến thức phần văn ( các văn bản tác phẩm trữ tình nhân gian), có cái nhìn tổng hợp về nội dung và nghệ thuật các văn bản đã học . - Kết hợp các câu hỏi trắc nghiệm và đề tự luận . II . Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp : 2/ Kiểm tra bài cũ : 3/ Tổ chức kiểm tra : Hoạt động 1: Gới thiệu đề văn . GV phát đề cho HS với nội dung đã hướng dẫn HS ở nhà . Hoạt động 2: Tổ chức cho HS làm bài GV nhắc nhở tinh thần , thái độ làm bài của HS . Giải đáp thắc mắc của HS Hoạt động 3 : Thu bài, nhận xét . - GV thu bài theo bàn . - Nhận xét tinh thần, thái độ làm bài của HS . 4/ Củng cố : Nhắc lại yêu cầu của đề kiểm tra. 5/ Dặn dò : Xem trước bài : Từ đồng âm . Học phần Tiếng Việt chuẩn bị tiết kiểm tra Tiếng Việt 1 tiết. Tiết 43 TỪ ĐỒNG ÂM I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS. Hiểu được thế nào là từ đồng âm . Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm . Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm. II/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp : 2/ Kiểm tra bài cũ : -Giới thiệu về tác giả Đỗ Phủ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá “ - Đọc thuộc lòng bài thơ . qua bà thơ , em hiểu gì về phẩm chất con người ông ? 3/ Tổ chức các hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV – HS HĐ 1 : Tìm hiểu thế nào là từ đồng âm. 1/ Giải thích nghĩa của mỗit từ lồng trong mỗi câu sau: Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. Mua được con chim bạn nhốt ngay vào lồng. 2/ Nghĩa của các từ lồng trên có liên quan gì với nhau không ? - Nghĩa của các từ lồngkhác xa nhau, không liên quan gì với nhau( Phát âm giống nhau ). => Từ đồng âm – Vậy thế nào là từ đồng âm? HĐ 2: - Sử dụng từ đồng âm: 1/ - Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong hai câu trên? 2/ Câu” Đem cá về kho !” Nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa – Em hãy thêm vào câu này một vài từ để trở thành câu đơn nghĩa. 3/ Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp. - HS thảo luận . - HS đọc phần ghi nhớ HĐ 3 : Luyện tập : HS đọc yêu cầu của các bài tập và trả lời . Làm theo mẫu SGK Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ cổ và từ đồng âm với từ cổ Chú ý mỗi câu phải có mặt của hai từ đồng âm. Nội dung I/ Thế nào là từ đồng âm? : Ví dụ SGK Lồng (a) Lồng (b). => Những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau. à Từ đồng âm. II/ Sử dụng từ đồng âm: - Phân biệt nghĩa của các từ lồng là nhờ có ngữ cảnh . - Câu” Đem cá về kho !” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành 2 nghĩa. + Kho với nghĩa hoạt động (chế biến thức ăn ) + Kho với nghĩa cái kho để chứa cá => Phải đặt từ đồng âm trong ngữ cảnh cụ thể , như câu văn , đoạn văn, tình huống giao tiếp. * Ghi nhớ : SGK /136 III/ Luyện tập . 1/ Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: - Thu : mùa thu , thu thanh, thu hiền . - Tranh : mái tranh , tranh vẽ, tranh luận , tranh giành . - Sang : Sang trọng , sang đoạt , sang nhượng . 2/ Đặt câu với mỗi từ đồng âm sau - Bàn ( dt) – bàn (đt) . - Chúng em ngồi xung quanh bàn để bàn về việc kỉ niệm 20/11 - Năm (danh từ) – năm (số từ) Năm nay em vừa tròn 5 tuổi . 4/ Củng cố: -Thế nào là từ đồng âm? - Cơ sở để hiểu đúng nghĩa các từ đồng âm 5/ Dặn dò: Tìm hiểu từ đông âm với các từ trong bài tập 1 Học phần ghi nhớ . Chuẩn bị bài : Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm . ……………………………..o0o………………………………….. Tiết 44 CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Hiểu vai trò các yếu tố tự sự , miêu tả trong văn biểu cảm , và có ý thức vận dụng chúng . - Luyện tập vận dụng hai yếu tố đó . II/ Tiến trình lên lớp: 1/ Ổnđịnh lớp ; 2 Kiểm tra bài cũ . 3 / Các hoạt động dạy – học Hoạt động của GV –HS Hđ 1: Xác định các phương thức biểu cảm trong bài thơ “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá “. Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu ta û trong bài thơ “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá “.và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ . ( mối liên hệ giữa cảnh gió phá mái nhà , cảnh trẻ con cướp tranh , cảnh nhà mưa ướt và ước mơ cao thượng của nhà thơ . - HS trả lời. - Các yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc ( Than ôi! ….), khát vọng lớn lao, cao quí ( ước được , Riêng nhà ta nát , chịu chết rét cũng được !). Hđ 2: - Tìm hiểu đoạn văn của Duy Khán. a/ Hãy chỉ ra các yêu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn và cảm nghĩ của tác giả .Nếu không có yếu tố tự sự và miêu ta ûthì yếu tố biểu cảm có thể bộc lộ được hay không ? b/ Đoạn văn trên miêu ta,ûtự sự trong niềm hồi tưởng .Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào ? - HS trao đổi, thảo luận và trả lời . Yếu tố tự sự và miêu tả không nhằm mục đích kể sự việc và tả phong cảnh ( hoặc con người ) mà chính là để khêu gợi cảm xúc . do cảm xúc chi phối làm nên tính biểu cảm của văn bản. Hđ 3: - Luyện tập 1/ Kể lại bằng bài văn xuôi biểu cảm nội dung bài thơ “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá “ của Đỗ Phủ , vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả . 2/ Yêu cầu HS viết lại văn bản kẹo mầm theo diễn đạt riêng , kết hợp tự sự , miêu tả để biẻu cảm. Nội dung I/ Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm . 1/ Bài thơ: “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá “. - Đoạn 1: Tự sự và miêu tả có vai trò tạo bối cảnh chung . - Đoạn 2 : Tự sự kết hợp với biểu cảm . uất ức vì già yếu . - Đoạn 3: Tự sự, miêu tả và biểu cảm – Cam phận . - Đoạn 4 : Biểu cảm – Tình cảm cao thượng , vị tha vươn lên sáng ngời. => Phương tự sự và miêu tả gợi ra đối tượng biểu cảm ( căn nhà tranh của mình bị gió thu phá nát ) và gửi gắm cảm xúc ( ước mơ cao cả của nhà thở cuối bài ). 2/ Đoạn văn của Duy Kháng. - Yếu tố tự sự : Bố tất bật đi …. Đẫm sương đêm . - Yếu tố miêu tả: Những ngón chân , gan bàn chân…… - Việc miêu tả bàn chân bố và kể chuyện bố ngâm chân nước muối , bố đi sớm về khuya làm nền tản chi cảm xúc thương bố ở cuối bài. - Niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả và tự sự . * Ghi nhớ : SGK /138 II/ Luyện tập : 2/ Trên cơ sở văn bản kẹo mầm viết lại thành một bài văn biểu cảm Yêu cầu viết lại theo diễn đạt riêng kết hợp tự sự , miêu tả để biểu cảm. - Tự sự : Chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm ngày trước . - Miêu tả : Cảnh chải tóc của người mẹ ngày xưa, hình ảnh người mẹ . - Biẻu cảm : Lòng nhớ mẹ khôn xiết 4/ Củng cố: - Cho HS đọc lại phần ghi nhớ 5/ Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ. - Soạn bài : Cảnh khuya – Rằm tháng giêng ( Hồ chí Minh) …………………………………….o0o……………………………….. Bài 12 ( tuần 12) Tiết 45 CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG ( Nguyên tiêu) Hồ Chí Minh I/ Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Cảm nhận và phân tích được tinh yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước , phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ . - Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ. II/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Đọc ghi nhớ – Nhận xét về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm . - Kể lại bằng văn xuôi nội dung bài thơ “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ. 3/ Tổ chức các hoạt đọc – hiểu văn bản. Hoạt đôïng của Gv – HS Hđ1 : - Đọc và tìm hiểu chung về hai bài thơ . - Hướng dẫn HS đọc , lưu ý cách ngắt nhịp . - Tìm hiểu phần giải nghĩa chữ Hán và dịch nghĩa bài thơ. - Tìm hiểu về thể thơ. Hđ 2 : - Tìm hiểu vẻ đẹp của cảnh trăng rừng và tâm trang của tác giả trong bài cảng khuya Phân tích hai câu thơ đầu( chú ý : Aâm thanh và cách so sánh ở câu 1,vẻ đẹp của hình ảnh trong câu 2) - HS phát biểu - HS tìm đọc những câu thơ khác tả tiếng suối - Giải thích tác dụng của điệp từ lồng. - Hai câu cuối của bài Cảnh Khuya đã biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả: Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào đối việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ - HS suy nghĩ thảo luận, phát biểu. => Hai câu thơ cuối đã bộc lộ vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả . Hđ 3 – Tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh không gian trong bài Rằm Tháng Giêng: Bài Nguyên tiêu gợi cho em nhớ tớ những tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ TQ ? Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng . Câu 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẽ đẹp cua không gian đêm rằm tháng giêng . Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ cho thấy tâm hồn Bác giàu lòng yêu thiên nhiên ,trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời . HĐ 4 : Tìm hiểu phong thái ung dung , lạc quan của HCM thể hiện trong bài thơ. Cảnh khuya và rằn tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp . Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy ? HĐ 5: Tổng kết về giá trị nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ . Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc . Em hãy nhận xét cảnh trăng trong mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào? ( Ghi nhớ SGK/143) Nội dung I/ Giới thiệu : 1/ Tác giả, tác phẩm: - Hồ Chí Minh ( 1890- 1969) (SGK-/ 141) - Hoàn cảnh sáng tác : Hai bài thơ được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1946- 1954) 2/ Thể thơ : Cả hai bài thơ cùng được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. II/ - Tìm hiểu văn bản: 1/ Cảnh khuya: a/ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng . - “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. => Cách so sánh đặc sắc làm cho tiếng suối gần gũi với con ngườihơn và có sức sống, trẻ trung . - “ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” => Điệp từ “lồng “ tạo nên cảm giác hoà hợp quấn quýt rất ấm áp của các hình ảnh “ Trăng “ “ cổ thụ”, “hoa”. => Một vẻ đẹp lung linh huyền ảo. b/ Tâm trạng của tác giả: “ Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà “ à Điệp ngữ “chưa ngủ “ à hai phía của tâm trạng trong cùng một con người : niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước . 2/ Bài rằm tháng giêng : a/ Vẽ đẹp của hình ảnh không gian đêm rằm tháng giêng : “Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân “. Một khung cảnh không gian cao rộng , bát ngát tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng . b/Hình ảnh dòng sông , khói sóng và con thuyền trăng : “ Giữa dòng bàn bạc việc quân khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền “ Giữa cảnh trăng nước mênh mang của đêm rằm tháng giêng , sau lúc bàn bạc việc quân , con thuyền đang lướt đi trên sông như cũng chở đầy ánh trăng . 3/ Phong thái ung dung , lạc quan của Bác : Hai bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến đầy khó khăn , gian khổ nhưng vẫn biểu hiện phong thái ung dung , tâm hồn lạc quan của Bác . III/ Tổng kết : Ghi nhớ SGK /143 4/ Củng cố : Hai bài thơ Cảnh khuya và Nguyên tiêu giúp em hiểu gì về tác giả Hồ Chí Minh . 5/ Dặn dò: Học thuộc lòng hai bài thơ Xem trước bài 1 Thành ngữ . ……………………………..o0o…………………………….. Tiết 46 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 1 TIẾT I/ Mục tiêu cần đạt : HS vận dụng những kiến thức về các loại từ ghép, từ láy, đại từ, từ đồng nghiã, từ trái nghĩa, từ đồng âm để làm tốt bài kiểm tra . - Kết hợp các câu hỏi trắc nghiệm và đề tự luận . II/ Tiến trình lên lớp : 1/ Ổn định lớp : 2/ Kiểm tra bài cũ : 3/ Tổ chức kiểm tra: Hoạt động 1 : Giới thiệu đề kiểm tra . GV phát đề cho HS với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập . Hoạt động 2 : Tổ chức cho HS làm bài . - GV nhắc nhở tinh thần thái độ làm bài của HS : Nghiêm túc, khách quan. - Giải đáp thắc mắc của HS nếu có . Hoạt động 3 : Thu bài nhận xét . Gv thu bài tho bàn . Nhận xét tinh thần, thái độ làm bài của HS . 4/ Củng cố : Nhắc lại yêu cầu của đề kiểm tra. 5/ Dặn dò: Xem trước bài : Thành ngữ. Chuẩn bị viết bài Tập làm văn số 3.

File đính kèm:

  • docTiet 41 Bai ca nha tranh bi gio thu pha.doc