Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 44: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 -Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm và có ý thức vận dụng chúng

 -Luyện tập vận dụng hai yếu tố đó.

II-CHUẨN BỊ.

 1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV, bảng phụ

 2.Học sinh:Xem bài và chuẩn bị bài

III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5802 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 44: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44 Ngày soạn:…………….. Ngày dạy:……………… CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. -Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm và có ý thức vận dụng chúng -Luyện tập vận dụng hai yếu tố đó. II-CHUẨN BỊ. 1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV, bảng phụ 2.Học sinh:Xem bài và chuẩn bị bài III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 1 (5’) ²Khởi động -Oån định -Kiểm tra bài cũ -Bài mới -Kiểm tra sỉ số lớp -Ghi tựa bài lên bảng -Báo cáo sỉ số -Ghi tựa bài vào tập HOẠT ĐỘNG 2 (20’) ²Hình thành kiến thức mới. I-TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM. Ghi nhớ -Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc. -Tự sự và miêu tả ở đây nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh. -Y/c HS đọc ngữ liệu 1 HỎI:Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”? HỎI:Nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ? -Y/c HS đọc ngữ liệu 2 HỎI:Em hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn và nêu cảm nghĩ của tác giả? HỎI:Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có thể bộc lộ được hay không? HỎI:Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào? -Y/c HS đọc ghi nhớ -GV chốt ý và ghi nội dung bài học -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời: +Đoạn 1:tự sự (hai câu đầu); miêu tả (ba câu sau)ð có vai trò tạo bối cảnh chung. +Đoạn 2:tự sự kết hợp với biểu cảmðuất ức vì già yếu +Đoạn 3:tự sự, miêu tả và hai câu cuối biểu cảmðcam phận +Đoạn 4:thuần tuý biểu cảmðtình cảm cao thượng, vị tha vươn lên sáng ngời. -Cá nhân trả lời: -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời: +Yếu tố tự sự:”Những ngón chân của bố.....xoa bóp khỏi” +Yếu tố miêu tả:”Bố đi chân đất...xa lắm” +Cảm nghĩ:”Bố ơi!.. thành bệnh” -Cá nhân trả lời:yếu tố biểu cảm không thể bộc lộ được (việc miêu tả bàn chân bố và kể chuyện bố ngâm chân nước muối, bố đi sớm về khuya làm nền tảng cho cảm xúc thương bố ở cuối bài) -Cá nhân trả lời:niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả và tự sự-miêu tả trong hồi tưởng, không phải miêu tả trực tiếp, cách đó góp phần khêu gợi cảm xúc cho người đọc. -Cá nhân đọc -Lắng nghe và ghi bài HOẠT ĐỘNG 3 II-LUYỆN TẬP Bài tập 1 -Kể lại nội dung bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm: “Tháng tám giữa mùa thu, thường vẫn có gió lốc dữ dằn cuốn phăng mất ba nẹp tranh trên mái nhà…..” Bài tập 2 -Tự sự:chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm ngày trước. -Miêu tả:cảnh chải tóc của người mẹ ngày xưa, hình ảnh người mẹ. -Biểu cảm:lòng nhớ mẹ khôn xiết. -Y/c HS đọc bài tập -Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập -Y/c HS trình bày -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét chung -Y/c HS đọc bài tập -Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập -Y/c HS trình bày -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét chung -Cá nhân đọc -HS xác định yêu cầu của bài tập -HS trình bày -HS nhận xét và bổ sung -Lắng nghe -Cá nhân đọc -HS xác định yêu cầu của bài tập -HS trình bày -HS nhận xét và bổ sung -Lắng nghe HOẠT ĐỘNG 4 ²Củng cố-Dặn dò -Về nhà học bài và chuẩn bị bài Cảnh khuya; Rằm tháng giêng cần nắm: +Đọc hai bài thơ và trả lời câu hỏi gợi ý +Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh được biểu hiện trong hai bài thơ. +Biết được thể thơ và những nét đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ -Nhận xét lớp học -Nghe tiếp thu để chuẩn bị

File đính kèm:

  • docCac yeu to mieu ta tu su trong van bieu cam.doc