Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 45: Cảnh khuya rằm tháng giêng

 Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh :

 Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ.

 Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ.

 Luyện kỹ năng : đọc, phân tích thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt, đối chiếu bản dịch và bản phiên âm chữ Hán, so sánh, đối chiếu với các bài thơ Đường và thơ Đường luật đã học.

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11780 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 45: Cảnh khuya rằm tháng giêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Tiết 45 Cảnh khuya Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) -Hồ Chí Minh- Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh : Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ. Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ. Luyện kỹ năng : đọc, phân tích thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt, đối chiếu bản dịch và bản phiên âm chữ Hán, so sánh, đối chiếu với các bài thơ Đường và thơ Đường luật đã học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung bài giảng Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bản dịch thơ bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” Qua bài thơ này, em hiểu Đỗ Phủ là người như thế nào? Học sinh trả lời. Đỗ Phủ là một nhà thơ hiện thực vĩ đại.Ông đã phanh phui những mặt xấu xa của xã hội đương thời.Tuy nhiên, ông cũng thổ lộ những ước mơ cao cả mà ngày nay nhân loại và nhân dân trên đất nước ông cũng mới làm cho nó trở thành một phần hiện thực. à Chính bởi vậy, có người cho rằng Đỗ Phủ không chỉ là nhà thơ của thời đại mà còn là một nhà tiên tri. Hoạt động 2: Dẫn vào bài mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là một con người với tâm hồn nghệ sĩ.Mặc dù hồi đầu kháng chiến chống Pháp, ở chiến khu Việt Bắc, bận trăm công nghìn việc, nhưng thi thoảng có đôi phút nghỉ ngơi trong đêm khuya thanh vắng, nơi rừng sâu, núi thẳm, tình cờ bắt gặp một cảnh đẹp, vẳng nghe một tiếng hát, dõi theo một mảnh trăng xa, Người lại làm thơ.Hai bài thơ chữ Việt, chữ Hán cô trò ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này chính là hai trường hợp hiếm hoi như thế. Hoạt động 3: giới thiệu tác giả, tác phẩm. Dựa vào phần chú thích, em hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm? Vì sao 2 bài thơ được xếp vào cùng một văn bản? Hoàn cảnh sáng tác? Học sinh trả lời Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 1.Tác giả Hồ Chí Minh (1890-1969): lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam; Người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh còn là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn. Tác phẩm “Cảnh khuya” (1947) “Rằm tháng giêng” (1948) Hoàn cảnh sáng tác : hai bài thơ được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến.Chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng. Hoạt động 4: đọc-hiểu văn bản. Cho học sinh đọc tác phẩm. Thể thơ ? Cùng là tứ tuyệt nhưng ở mỗi bài lại có những đặc điểm gì khác nhau? Phương thức biểu đạt của tác phẩm? Nội dung của 2 bài có điểm nào giống nhau? Giải thích từ khó : SGK tr.140 Học sinh đọc. Học sinh trả lời. Học sinh trả lời. Thể thơ : tứ tuyệt. “Cảnh khuya” : viết bằng tiếng Việt. “Nguyên tiêu” : viết bằng thơ chữ Hán. Phương thức : biểu cảm qua miêu tả. Nội dung : đều tả cảnh đẹp của thiên nhiên, của ánh trăng à tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, lạc quan của nhà thơ. Hoạt động 5: Nội dung bài Bức tranh thiên nhiên được tạo ra bằng những lời thơ nào? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng? Tác dụng? Hai câu thơ cuối bộc lộ tâm trạng nào của Bác? Cảnh nào được lặp lại? Việc lặp ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện tâm trạng nhà thơ? Nhận xét hình ảnh không gian & cách miêu tả không gian trong bài? Câu thơ thứ 3 cho người đọc biết thêm điều gì? Gợi lên không khí gì? Học sinh trả lời. Học sinh trả lời. Học sinh khác nhận xét. Học sinh trả lời. Học sinh đọc bài Học sinh trả lời. Học sinh trả lời. Học sinh trả lời. Đọc ghi nhớ. Tìm hiểu chi tiết “Cảnh khuya” Bức tranh thiên nhiên “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” Mở đầu bài thơ là âm thanh của tiếng suối róc rách, mơ hồ bên tai nhà thơ khiến Người tưởng như có giọng hát ngọt ngào trong đêm khuya thanh vắng. Hình ảnh bức tranh đêm trăng rừng khuya đẹp lung linh, huyền ảo, bóng cây cổ thụ lấp loáng ánh trăng, in lên mặt đất thành những bông hoa trăng. Nghệ thuật so sánh tiếng suối như tiếng hát à lấy con người làm chủ, làm cho âm thanh của thiên nhiên trở nên gần gũi giống như con nguời. Điệp từ “lồng” à khiến cho bức tranh thiên nhiên buổi đêm trong rừng có thêm tầng bậc cao-thấp, sáng-tối hòa quyệnàtạo vẻ đẹp cho bức tranh. à Bức tranh thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, gợi niềm vui tràn đầy sức sống cho con người. b) Hình ảnh con người trong cảnh khuya. “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” Câu thơ thứ 3 đã thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn Hồ Chí Minh. Đó là sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rừng Việt Bắc. Câu thơ thứ 4 mở ra vẻ đẹp và chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ : thao thức chưa ngủ còn chính là vì lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước. Điệp ngữ “chưa ngủ” đặt ở cuối câu 3 và đầu câu 4 đã mở ra hai phía của tâm trạng trong cùng một con người : niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước à hai tâm trạng này thống nhất trong con người Bác, thể hiện sự hòa hợp, thống nhất giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong vị lãnh tụ. 2. “Rằm tháng giêng” Cảnh đêm rằm. “ Lồng lộng trăng soi” “Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân” Khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng. Bầu trời cao rộng Vầng trăng tròn đầy tỏa ánh sáng. Con sông, mặt nước tiếp liền với bầu trời trong một không gian xa rộng như không có giới hạn. Cách miêu tả theo truyền thống của bút pháp phương Đông : chỉ chú ý đến toàn cảnh và sự hòa hợp, thống nhất của các bộ phận trong cái toàn thể; không miêu tả tỉ mỉ, chi tiết các đường nét. Hình ảnh con người. “Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” Câu thơ thứ 3 không chỉ vẽ lên cái không khí mờ ảo của đêm trăng rừng Việt Bắc mà còn hé cho người đọc nhận ra cái không khí thời đại, không khí hội họp, luận bàn việc quân, việc nước rất bí mật, khẩn trương của TW Đảng, chính phủ và bác Hồ trong những năm tháng khốc liệt, hào hùng. à Đây không phải là cuộc du ngoạn, ngắm trăng thông thường mà đây là những giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi của vị lãnh tụ trên đường về sau những hội nghị quan trọng và bí mật để quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc. Câu thơ cuối hiện lên hình ảnh cao vợi của ánh trăng trong sáng, ngân lên bát ngát…à lòng người ung dung, bình thản, ngập tràn niềm tin vào Đảng, vào thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ. Ghi nhớ :SGK tr 143 Cả 2 bài thơ đều được làm trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ. Bài “Cảnh khuya” (1947) viết ngay sau năm đầu của cuộc k/chiến chống Pháp, bài “Rằm tháng giêng” (1948) viết sau chiến thắng Việt Bắc à đặt trong hoàn cảnh ấy chúng ta thấy rõ sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan của chủ tịch Hồ Chí Minh. Phong thái ấy toát ra từ những rung cảm tinh tế và dồi dào trước thiên nhiên, đất nước. Cảnh đêm trăng rừng Việt Bắc ngập tràn ánh trăng trong trẻo, bát ngát, hòa bình. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt vừa ảnh hưởng Đường thi vừa cổ điển, vừa hiện đại, khỏe khoắn, trẻ trung. Trong lời thơ có nhạc, có họa… Hoạt động 6: hướng dẫn luyện tập. Học thuộc lòng hai bài thơ. Cho học sinh đọc thuộc phần ghi nhớ SGK. Tìm những tứ thơ, câu thơ và hình ảnh trong thơ cổ Trung Quốc có trong sách Ngữ văn 7 tập 1 có những hình ảnh gợi nhớ đến bài “Nguyên tiêu” ( phiên âm ) Sọan bài “Tiếng gà trưa”

File đính kèm:

  • docBai 12 Canh khuya Ram thang gieng.doc