A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
- Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài tập làm văn.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bài soạn.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập.
C. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định: Nắm sĩ số và tình hình chuẩn bị bài của lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ: ( xen kẽ trong tiết học)
3/ Bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4012 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 47 (Tập làm văn) Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng Giáo án ngữ văn lớp 7
Tổ Ngữ Văn Lớp dạy: 7 E
Giáo viên: Phạm Thị Kim oanh Tiết dạy : 4- Ngày 10/ 11/ 2008.
Tiết 47 ( Tập làm văn)
CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM
MỤC TIÊU:
Kiến thức: Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài tập làm văn.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sách giáo khoa, bài soạn.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập.
TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định: Nắm sĩ số và tình hình chuẩn bị bài của lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ: ( xen kẽ trong tiết học)
3/ Bài mới:
Vào bài: Trong các tiết học trước các em đã luyện tập cách làm bài văn biểu cảm, các dạng lập ý, luyện nói về văn biểu cảm. Trong văn bản biểu cảm thường có yếu tố tự sự, miêu tả. Vậy yếu tố tự sự, miêu tả có vai trò như thế nào trong việc bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều này.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm:
1, Yếu tố tự sự, miêu tả trong bài “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ phủ.
2,Yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn văn của Duy Khán:
Miêu tả bàn chân bố và kể chuyện bố ngâm chân nước muối, bố đi sớm về khuya làm nền tảng cho cảm xúc thương bố ở cuối đoạn văn.
*Ghi nhớ
( SGK trang 138)
II. Luyện tập:
Bài tập 1/ 138:
Kể lại nội dung bài “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ bằng một bài văn xuôi biểu cảm.
Bài tập thêm:
Hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ cảm xúc của em trong ngày đầu tiên đi học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố tự sự, miêu tả trong bài: “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ.
*Gọi HS đọc thuộc bài lòng bài thơ “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” trang 131,132.
- Trình bày bố cục của bài thơ và nội dung chính từng phần?
* GV nhận xét ghi điểm. Gv chiếu toàn bộ bài thơ trên màn hình và nêu câu hỏi:
- Hãy chỉ ra yếu tố tự sự, miêu tả trong từng phần của bài thơ?
- Nêu ý nghĩa của các yếu tố tự sự, miêu tả trong từng phần?
* GV chốt: Bằng cách kết hợp tài tình linh hoạt các yếu tố tự sự, miêu tả, tác giả đã tái hiện nỗi khổ cực của nhà thơ nghèo trong cơn túng quẫn bị gió thu làm tung cả mái nhà, trẻ con vô tình cướp hết tranh để lợp mái. Nhà dột, chăn nát, lạnh thấu xương suốt đêm mưa. Qua đó tác giả gởi gắm cảm xúc của mình đối với những người cùng cảnh ngộ.
Chuyển ý: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ có vai trò là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc. Để hiểu rõ hơn vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm chúng ta cùng tìm hiểu thêm một đoạn văn của Duy Khán sau đây.
Hoạt động 2: Tìm hiểu yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn văn của Duy Khán:
* Gọi HS đọc đoạn văn.
* Gv nêu câu hỏi thảo luận nhóm ( thời gian 2 phút):
1,Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn văn và cảm nghĩ của tác giả.
2, Nếu không có yếu tố tự sự, miêu tả thì yếu tố biểu cảm có bộc lộ được hay không? Vì sao?
* Gv gọi đại diện nhóm trả lời.
* Gv nhận xét, chốt ý kiến.
GVđặt câu hỏi qui nạp:
=>Vậy trong văn biểu cảm muốn nêu cảm xúc, suy nghĩ đối với các đối tượng trong đời sống thì người viết cần sử dụng các phương thức biểu đạt nào? Để làm gì?
=> Các yếu tố tự sự, miêu tả có trong văn bản biểu cảm nhằm mục đích gì?
* GV chốt bài học theo ghi nhớ. Cho học sinh đọc ghi nhớ.
Mở rộng: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm có điểm gì khác so với văn bản tự sự và văn bản miêu tả ( về đối tượng, về mục đích)?
* Gv nhận xét, chốt qua bảng so sánh
Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
Văn bản tự sự
Văn bản biểu cảm
Đối tượng
Chủ thể biểu cảm
Sự việc
Hình ảnh miêu tả
Mục đích
Khêu gợi cảm xúc ấn tượng cho người đọc
Hình dung diễn biến sự việc
Hình dung chân dung đối tượng
- GV liên hệ thực tế bài làm văn của học sinh: thường nhầm lẫn thể loại văn biểu cảm thành văn miêu tả như nêu cảm nghĩ của em về một loài cây mà em yêu thích thì lại miêu tả loài cây ấy…
Hoạt động 3: Luyện tập:
- GV hướng dẫn học sinh cách kể: dùng lời văn của mình kể lại nội dung bài thơ “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” bằng bài văn xuôi biểu cảm ( ngôi kể, dùng phương tiện, ngôn ngữ biểu cảm kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả để biểu cảm.).
* Gv nhận xét, đánh giá, cho điểm Hs kể tốt.
- GV nêu yêu cầu: Bài tập có sử dụng yếu tố tự sự, biểu cảm để thể hiện cảm xúc của bản thân trong ngày đầu tiên đi học. Cảm xúc phải tự nhiên, chân thật. Thời gian 3 phút.
- Gv nhận xét, đánh giá việc tập viết văn của Hs.
GV mở rộng: Ngoài các yếu tố tự sự miêu tả là phương tiện thường dùng để biểu hiện cảm xúc, trong văn biểu cảm còn có thể sử dụng những yếu tố nào khác để thể hiện cảm xúc?
GV nhận xét, chốt:
PHƯƠNG TIỆN BIỂU CẢM:
Biểu cảm trực tiếp:
+ Từ ngữ biểu cảm.
+ Câu cảm, câu hỏi tu từ,…
Biểu cảm gián tiếp:
+ Yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả.
+ So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp từ…
Gv liên hệ thực tế: HS sáng tác báo chí chào mừng ngày 20/ 11 đăng trên tập san của khối 7 hoặc đăng trên bảng tin Câu lạc bộ Ngữ Văn: thể hiện lòng kính trọng biết ơn thầy cô giáo bằng văn biểu cảm có yếu tố tự sự và miêu tả.
-Gọi 1 Hs trả lời bài cũ.
- Hs khác nhận xét.
- Hs nêu ý kiến.
- Hs nêu ý kiến.
- Hs đọc đoạn văn.
- Hs thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác bổ sung.
- Hs trả lời.
- Hs trả lời.
- Hs đọc ghi nhớ.
- Hs trả lời.
- Hs kể, lớp theo dõi nhận xét.
- Hs viết trên vở bài tập.
- Hs trình bày, lớp theo dõi nhận xét.
- Hs suy nghĩ và trả lời.
*HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học:
Học thuộc ghi nhớ.
Làm bài tập 2 trang 138, 139: Trên cơ sở văn bản “ Kẹo mầm”( theo Băng Sơn) viết lại thành một bài văn biểu cảm.
2/ Bài vừa học: “Cảnh khuya, Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.
Đọc kĩ văn bản và chú thích.
Soạn các câu hỏi 1, 2, 3, 5 SGK trang 142.
* BỔ SUNG:
File đính kèm:
- tiet 47TLV .doc