I/ Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
- Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ .
- Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết .
II/ Tiến trình lên lớp :
1/ Ổn định lớp .
2/ Kiểm tra bài cũ .
- Chọn đọc thuộc lòng khoảng 10 dòng bài thơ “Tiếng gà trưa”
- Đọc ghi nhớ SGK/151
- Câu thơ tiếng gà trưa được lặp lại nhiều lần trong bài ở những vị trí nào và có tác dụng ra sao ?
3/ Tổ chức các hoạt động dạy – học .
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3870 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 55: Điệp ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 55 : ĐIỆP NGỮ
I/ Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ .
Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết .
II/ Tiến trình lên lớp :
1/ Ổn định lớp .
2/ Kiểm tra bài cũ .
Chọn đọc thuộc lòng khoảng 10 dòng bài thơ “Tiếng gà trưa”
Đọc ghi nhớ SGK/151
Câu thơ tiếng gà trưa được lặp lại nhiều lần trong bài ở những vị trí nào và có tác dụng ra sao ?
3/ Tổ chức các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của GV – HS
HĐ 1 : Tìm hiểu thế nào là điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ :
1/ ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài “Tiếng gà trưa “có những từ ngữ nào được lặp lại ?
HS đọc và trả lời câu hỏi . Khổ đầu và khổ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa “
.... Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đờ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ ….
…..Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi , cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ .
Những tiếng được lặp đi lăïp lại trong hai khổ thơ : nghe , vì
2/ Lặp đi lặp lại từ ngữ như thế có tác dụng gì ?
Ví dụ : Tre giữ làng , giữ nước , giữ mái nhà tranh , giữ đồng lúa chín . Tre hi sinh để bảo vệ con người - Tre , anh hùng lao động ! Tre , anh hùng chiến đấu ! à Tre đã cùng gắn bó với con người trong lao động sản xuất và chiến đấu .
à Những từ lặp lại nhằm mục đích nhấn mạnh ý , gây ấn tượng sâu sắc hoăïc gợi những cảm xúc trong lòng người đọc .
HĐ 2 : Tìm hiểu các dạng điệp ngữ :
So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài tiếng gà trưa với điệp ngữ trong hai đoạn thơ SGK / 152 , tìm đặc điểm của mỗi dạng .
Trong bài tiếng gà trưa
Nghe xao động nắng trưa
………………
Điệp ngữ cách quãng
- Anh đã tìm em rất lâu , rất lâu
……
Điệp ngữ nối tiếp .
- Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Điệp ngữ chuyển tiếp ( Điệp ngữ vòng ) – lặp từ ngữ cuối câu trước và đầu câu sau .
HĐ 3 : Luyện tập :
Hướng dẫn HS làm các bài tập 1,2,3 .
HS phát hiện các điệp ngữ và giá trị nội dung của điệp ngữ .
Đoạn văn có thể viết gọn lại, bỏ bớt các từ ngữ trùng lặp không cần thiết.
HS thảo luận nhóm , thực hành chữa đoạn văn .
Nội dung
I/ Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:
Ví dụ:
…..Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ .
àTừ được lặp lại : Nghe à nghe tiếng gà gáy trưa , nhảy ổ , người chiến sĩ trên đường hành quân bỗng nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ .
- Từ ngữ được lặp lại được goị là điệp ngữ . Tác dụng làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh .
* Ghi nhớ : SGK /152
II/ Tác dụng điệp ngữ :
a/ Điệp ngữ nối tiếp:
Anh đã tìm em rất lâu , rất lâu.
……………………………..
Thương em , thương em, thương em biết mấy.
( Phạm Tiến Duật )
b/ Điệp ngữ cách quãng:
Cháu chiến đấu hôm nay .
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
………..
( Xuân Quỳnh)
c/ Điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng )
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy .
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
……………..
( Đoàn Thị Điểm)
* Ghi nhớ: SGK /152
III/ Luyện tập:
1/
a/ Điệp ngữ :
Một dân tộc đã gan góc
Dân tộc đó phải được .
Nhấn mạnh ý:
Ý chí gang thép dành độc lập tự do của dân tộc VN
Khẳng định dân tộc ta phải được tự do và độc lập
b/ Điệp ngữ trông : Sự lo lắng của người nông dân , trông ngóng cho thời tiết được thuận lợi để công việc cày cấy đỡ vất vả .
2/
- Điệp ngữ xa nhauà điệp ngữ cách quãng .
Một giấc mơà điệp ngữ nối tiếp
4/ Củng cố :
Làm bài luyện tập.
5/ Dặn dò:
Học ghi nhớ
Làm bài tập 4
Chuẩn bị tiết luyện nói : Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
Tiết 56 LUYỆN NÓI : PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ
TÁC PHẨM VĂN HỌC
I/ Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS:
Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học .
Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc,suy nghĩ về tác phẩm
II/ Tiến trình lên lớp
1/ Ổn định lớp .
2/ Kiểm tra bài cũ .
3/ Tổ chức các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hđ1: KT bài chuẩn bị ở nhà của HS
Hđ2: - Chia tổ cho HS tập phát biểu, GV theo dõi.
-GV gợi dẫn:
- Có tự sự và miêu tả lẫn trong phát biểu cảm nghĩ .
- Tự sự và miêu tả làm phương tiện để biểu cảm .
- Phát biểu cảm nghĩ là bày to ûthái độ, tình cảm, suy nghĩ đối với tác phẩm văn chương một cách cảm tính .
Gợi ý chuẩn bị đoạn văn nói.
a/ Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm.
+ Cảnh khuya ( hay Rằm tháng giêng ) là một bài thơ …….
+ Cảnh khuya được bác hồ sáng tác vào thời kì……………
- Giới thiệu ấn tượng , cảm xúc của mình.
+ Đọc bài Cảnh khuy, em thấy một bức tranh thiên nhiên hiện ra trong tâm trí …
+ Bài Cảnh khuya thật thú vị………..
b- Thân bài :
- Chuẩn bị đoạn văn nêu cảm nhận chung về hình ảnh trong bài ( phong cảnh , tâm hồn )
- Chuẩn bị đoạn văn nêu cảm nghĩ theo từng câu thơ . Vận dụng các biện pháp liên tưởng , tưởng tượng so sánh ………
c- Kết bài :
Có thể kết bài theo những cách sau :
- Bài thơ cho ,ta thấy Bác Hồ là một nhà cách mạng , một nhà thơ ……….
- Qua bài thơ ,ta thấy Bác Hồ là một con người lạc quan , yêu đời .
- Đọc bài thơ ,ta thấy Bác Hồ là một nghệ sĩ biết yêu cái đẹp và sáng tạo cái đẹp cho đời .
Bài cảnh khuya :
a- Mở bài : Nêu cảm nghĩ chung của em về bài thơ .
b- Thân bài : Phát biểu cảm nghĩ .
- Về âm thanh của tiếng suối .
- Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa.
- Về tấm lòng lo lắng của Bác đối với nước nhà.
- Qua đó em cảm nghĩ gì về tác giả bài thơ .
à Sử dụng cả biểu cảm trực tiếp và gián tiếp các biện pháp tưởng tượng, liên tưởng so sánh .
c. Kết bài : Tình cảm của em đối với bài thơ .
Hđ3: - Yêu cầu các tổ cử đại diện tập nói theo dàn bài : Các em khác nhận xét, bổ sung ; GV nhận xét tổng kết .
Muốn bài nói có hiệu qua,û ta cần phải:
- Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm .
- Chuẩn bị kĩ dàn ý .
- Khi nói phải luôn chú ý, theo dõi, quan sát thái độ của người nghe để kịp thờiđiều chỉnh cách nói .
Đề bài:
Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh : Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
1- Tìm hiểu đề và tìm ý:
a- Đọc bài thơ , em hình dung , tưởng tưởng khung cảnh thiên nhiên và tình cảm của tác giả Hồ Chí Minh như thế nào?
b- Chi tiết nào làm cho em chú ý và hứng thú vì sao ?
c- Qua bài thơ, em hiểûu tác giả Hồ Chí Minh là mgười như thế nào ?
2- Dàn bài :
a- Mở bài:Giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung của em .
b- Thân bài: Nêu cảm nghĩ của em .
- Cảm nhận, tưởng tượng về hình tương trong tác phẩm .
- Cảm nghĩ về từng chi tiết ( theo thứ tự trước, sau ).
- Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ .
c- Kết bài :
Tình cảm của em đối với bài thơ .
4/ Củng cố :
-GV rút kinh nghiệm cho HS về nội dung, cách thức kể, tác phong trước tập thể .
5/ Dặn dò :
Viết bài nói thành bài văn viết hoàn chỉnh
Soạn bài: “Một thứ quà của lúa non : Cốm”.
………………………………….o0o……………………………...
Bài 14 ( tuần 15) MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM.
Tiết 57 :
I/ Mục tiêu bài học :
Giúp HS :
Cảm nhậân được phong vị đặc sắc , nét đẹp văn hoá trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc .
Thấy và chỉ ra được sự tinh tế , nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tuỳ bút của Thạch Lam .
II/ Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp .
2/ Kiểm tra bài cũ .
3/ Tổ chức đọc – hiểu văn bản.
Hoạt động của GV +HS
Nội dung
Hđ1 : Đọc và tìm hiểu chung về bài văn.
- HS đọc văn bản , phần chú giải từ khó SGK /161
- Giới thiệu tác giả Thạch Lam.
Bài tuỳ bút này nói về cái gì ?
Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào( miêu tả, thuyết minh , biểu cảm, bình luận) phương pháp nào là chủ yếu ?
Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
Đoạn 1: Từ đầu đến “ Chiếc thuyền rồng” từ hương thơm của lúa non gợi đến cốm và sự hình thành hạt cốm.
Đoạn 2: “ Cốm là thức quà riêng biệt ………..” Kín đáo và nhũn nhặn” : Phát hiện và ca ngợi giá trị của cốm .
Đoạn 3: “ Cốmkhông phải là thức quà”
đến hết: Bàn về sự thưởng thức cốm .
Hđ 2: Phân tích đoạn 1 của bài:
Đọc đoạn văn từ đầu đến “trong sạch của trời” và cho biết .
- Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào ?
- Những cảm giác , ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn?
- HS tìm và phân tích những tính từ miêu tả hương vị và cảm giác .
- Tác giả có đi sâu tả cách thức, kĩ thuật làm cốm hay không ? chủ yếu tác giả dừng lại quan sát và miêu tả cái gì ? vì sao ?
Hđ 3 : Phân tích đoạn 2 của bài .
Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng , cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta ? sự hoà hợp tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào ?
- HS bàn bạc, trao đổi.
Hđ 4 : Phân tích đoạn cuối của bài.
Đoạn sau của bài văn bàn về sự thưởng thức cốm. Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức món quà bình dị đã được thể hiện như thế nào ?
Từ đoạn văn này , em có suy nghĩ và nhận xét gì về văn hoá trong ẩm thực , về những đặc điểm nghệ thuật của dân tộc ?
Hđ 5: Tổng kết về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài văn :
Em cảm nhận như thế nào về nhận xét của tác giả “ Cốm là thức quà ……….đồng quê nội cỏ An Nam” .
Em hãy nêu những nét đặc sắc vềø bài tuỳ bút này.
Từ ngữ chọn lọc tinh tế.
Lối diễn đạt nhẹ nhàng mà sâu sắc thiên về cảm xúc .
Cảm xúc gắn liền với miêu tả , nhận xét , bình luận .
HS đọc phần ghi nhớ SGK/ 163
Hđ 6 : Luyện tập
HS về nhà làm 2 bài tập SGK/ 163
I/Giới thiệu:
1/ Tác giả:
2 / tác phẩm: ( SGK)
3/ Thể loại :
Bài văn thuộc thể loại tuỳ bút giàu chất trữ tình biểu cảm .
II/ Tìm hiểu văn bản:
1/ Sự hình thành của hạt cốm:
- Khi qua những cánh đồng xanh ………..mùi thơm mát của bông lúa non .
- Trong cái vỏ xanh kia ……..hương vị ngàn hoa cỏ .
- Giọt sữa dần đông lại .
- Rồi một loạt cách chế biến ……….làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy
à Từ ngữ chọn lọc tinh tế .
à Cốm thứ quà đặc biệt của lúa non, của bàn tay khéo léo.
2/ Giá trị đặc sắc của cốm :
- Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước , là thức dâng của những cánh đồng lúa ………mang hương vị ……….mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ của An Nam.
- Làm quà sêu tết .
à Nhận xét, bình luận.
à Cốm bình dị, khiêm nhường , một sản phẩm chứa đựng giá trị văn hoá gắn liền với phong tục của dân tộc .
3/ Bàn về sự thưởng thức cốm :
- …………ăn cốm phải ăn từng chút ít , thong thả và ngẫm nghĩ .
- …………..mới thấy thu cả hương vị ………của lúa mới , hoa cỏ dại.
à Cái nhìn ăn hoá với việc ẩm thực .
III/ Tổng kết:
Ghi nhớ SGK /163
4 / Củng cố : Em hãy nêu lại những đặc điểm của thể tuỳ bút
5/ Dặn dò:
Học thuộc ghi nhớ .
Chọn học thuộc đoạn văn trong bài khoảng 5-6 dòng ( Học thuộc đoạn “ Cốm là thức quà ………lễõ nghi”)
Xem trước bài “Chơi chữ”
Tiết 58 CHƠI CHỮ
I/ Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS:
Hiểu được thế nào là chơi chữ .
Hiểu được một số lối chơi chữ thường dùng .
Bước đầu cảm thụ được cái hay của phép chơi chữ.
II/ Tiến trình lên lớp
1/ Ổn định lớp .
2/ Kiểm tra bài cũ .
3/ Tổ chức các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của GV +HS
Nội dung
Hđ 1: - Tìm hiểu thế nào là chơi chữ và tác dụng của chơi chữ.
Cho HS đọc bài ca dao Bà già đi chợ Cầu Đông và phân tích lối chơi chữ trong bài ca dao này .
Trong bài ca dao này thầy bói đã lợi dụng lối chơi chữ bằng cách lợi dung hiện tượng đồng âm
1/ Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ lợi trong bài ca dao này ?
Em có nhận xét gì về câu trả lời của thầy bói ở cuối bài ?
Câu trả lời gián tiếp đượm chất hài hước mà không cay độc .
2/ Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ ?
dựa trên hiện tượng đồng âm à nghệ thuật “đánh tráo ngữ nghĩa” .
3/ Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng gì ?
Gây cảm giác bất ngờ thú vị .
Hđ 2: - Tìm hiểu các lối chơi chữ :
Ngoài lối chơi chữ như ở mục I còn những lối chơi chữ khác . Em hãy chỉ ra lối chơi chữ trong các câu ở mục II SGK
Hđ 3: Luyện tập:
Bài tập 1;2 làm ở lớp, BT 3;4 làm ở nhà
I/ Thế nào là chơi chữ :
Ví dụ:
Bà già đi chợ Cầu Đông .
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?
Thầy bói xem quẻ nói rằng.
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn .
à Chơi chữ “ lợi” dựa trên hiện tượng đồng âm khác nghĩa à gây cảm giác bất ngờ , thú vị.
* Ghi nhớ: SGK/ 164.
II/ Các lối chơi chữ :
a/ Dùng từ ngữ đồng âm :
Bài ca dao BaØ già đi chợ Cầu Đông .
b/ Dùng lối nói trại âm .
Sánh với Na –Va ranh tướng pháp .
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
c/ Dùng cách nói diệp âm :
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ .
d/ Dùng lối nói lái:
Con cá đối bỏ trong cối đá.
e/ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
Ngọt thơm sau lớp vỏ rai
……………………
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
* Ghi nhớ : SGK /165.
III/ Luyện tập :
2/
a/ Những từ có nghĩa gần gũi với thịt à thịt , mỡ, nem, chả.
b/ những từ có nghĩa gần nghĩa với nứầ nứa, tre, tru,ùhóp.
4/ Củng cố :
Chơ chữ là gì?
Kể các lối chơi chữ .
5/ Dặn dò :
Học thuộc ghi nhớ .
Làm bài tập 3: Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo.
Chuẩn bị bài: Làm thơ lục bát .
…………………………….ẽf…………………………………..
Tiết 59,60 LÀM THƠ LỤC BÁT.
I/ Mục tiêu bài học
Giúp HS :
Hiểu được luật thơ lục bát.
Có cơ hội tập làm thơ lục bát
II/ Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp .
2/ Kiểm tra bài cũ :
-Thế nào là chơi chữ ?
- Em hãy trình bày sự hiểu biết của mình về các lối chơi chữ ? Mỗi loại cho ví dụ minh hoạ .
3/ Tổ chức đọc – hiểu văn bản
Hoạt đông của GV- HS
Nội dung.
Hđ 1: - Tìm hiểu luật thơ lục bát.
Đọc kĩ câu ca dao và trả lời câu hỏi .
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớù canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
a/ - Cặp câu thơ lục bát mõi dòng có mấy tiếng? Vì sao lại gọi là lục bát ?
Câu ca dao trên có 4 dòng , dòng 1 có 6 tiếng , dòng 2 có 8 tiếng , dòng 3,4 cũng giống như dòng 1,2 . Câu ca dao trên có tất cả 2 cặp 6,8 vì vậy mới gọi là lục bát.
b/ - Cho sơ đồ sau và điền các kí hiệu B,T,V ứng với mỗi tiếng của bài ca dao trên vào các ô.
- Các tiếng có thanh huyền và thanh ngang ( không dấu) gọi là tiếng bằng và kí hiệu là B .
- Các tiếng có thanh sắc , hỏi, ngã, nặng là tiếng trắc , và kí hiệu là T .
- Vần kí hiệu là V.
c/ Nêu nhận xét về luật thơ lục bát ( về số câu , số tiếng trong mỗi câu, số vần, vị trí vần, sự đổi thay các tiếng bằng , trắc, bổng, trầm và cách ngắt nhịp trong câu ).
- Số câu : Câu ca dao trên có 4 câu .( câu ca dao có thể có 2,4,6,8câu……..) số câu không hạn định nhưng thường kết thúc bằng câu bát .
- Số tiếng : Cứ một câu 6 (câu lục) thì lại đến môït câu 8 ( câu bát) .
- Số vần : Các tiếng vần (6và 8) đều là vần bằng - vần lưng và vần chân .
- Vị trí vần :
Tiếng thứ 6 dòng 6 ứng với tiếng thứ 6 dòng 8 .
Tiếng thứ 8 dòng 8 ứng với tiếng thứ 6 dòng 6 và ngược lại . Cứ như thế bài ca dao dài hay ngắn bao nhiêu thì vị trí vần cũng không thay đổi ( chưa tính đến các dạng biến thể )
- Sự đổi thay: Có thể về nhịp , luật bằng trắc
- Bổng, trầm trong thơ lục bát tuỳ thuộc vào luật bằng trắc sau đây:
+ Các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 thì phải bắt buộc theo luật bằng trắc: 2 (B) ,4 (T), 6(B) , 8 (B) .
+ Các tiếng ở vị trí 1,3,5,7 không bắt buộc theo luật bằng trắc.
+ Các tiếng thứ 6và 8 trong câu 8 đều là thanh bằng nhưng không được trùng dấu.
- Ngắt nhịp : Thường là nhịp 2/2 hoặc 4/4 nhưng cũng có khi là 3/5 .
Qua việc tìm hiểu về thơ lục bát , em hãy nêu nhận xét của mình về thơ lục bát .
Ghi nhớ SGK/ 156.
Hđ 2 : Luyện tập :
1/ - Điền nối tiếp cho thành câu lục bát .
- Em ơi đi học đường xa.
Cố học cho giỏi kẻo mà mẹ mong .
- Anh ơi phấn đấu cho bền
Mỗi năm mỗi lớp mỗi nên thân người.
I/ Luật Thơ Lục Bát:
Anh Đi Anh Nhớ Quê Nhà
Nhớù Canh Rau Muống Nhớ Cà Dầm Tương.
Nhớ Ai Dãi Nắng Dầm Sương
Nhớ Ai Tát Nước Bên Đường Hôm Nao.
à Cặp Câu Thơ Lục Bát Mỗi Dòng Có 6 Tiếng Và 8 Tiếng ( Dòng 1 Có 6 Tiếng , Dòng 2 Có 8 Tiếng )
B B B T B BV
T B B T T BV B BV
T B T T B BV
T B T T B BV B BV
* Ghi Nhớ: SGK /156.
II/ Luyện tập :
2 / Sửa lại câu lục bát cho đúng luật .
- Vườn em cây quý đủ loài
có cam, có quýt, có xoài, có na.
- Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu tiến nhanh hơn người.
hai câu lục bát đều gieo vần sai .
( loài – bòng , hành –lên )
3/ Tổ chức lớp thành hai đội , một đội xướng câu lục , đội kia làm câu bát – đội nào không làm được là thua điểm – đội thắng được xướng câu lục.
4/ - Thơ lục bát muốn hay phải có hình ảnh, phải có hồn .
Đồi thông sáng dưới trăng cao
Như hồn Nguyễn Trãi năm nào về thăm
Em nghe có tiếng thơ ngâm
Ngoài kia nòng pháo ướt đầm sương khuya
( Đêm Côn Sơn- T –Đăng – Khoa)
4/ Củng cố: Em hãy trình bày luật thơ lục bát.
5/ Dặn dò : - Học thuộc bài ghi nhớ .
Mỗi HS đặt hai bài ca dao
Xem trước bài : Chuẩn mực sử dụng từ
File đính kèm:
- Tiet 55 Diep ngu.doc