Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :

- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.

- Thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tuỳ bút của Thạch Lam.

II. Chuẩn bị :

- GV : Giáo án, SGK, SGV, ĐDDH :bảng phụ, chân dung tác giả, tranh.

- HS : Học bài, soạn bài, ĐDHT.

III. Tiến trình hoạt động dạy - học :

1. Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là điệp ngữ và xác định điệp ngữ, các dạng điệp ngữ trong câu thơ sau :

 “Mình về, mình có nhớ ta

 Ta về ta nhớ những hoa cùng người ”

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5171 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Tiết 57 MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON : CỐM I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc. Thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tuỳ bút của Thạch Lam. II. Chuẩn bị : GV : Giáo án, SGK, SGV, ĐDDH :bảng phụ, chân dung tác giả, tranh. HS : Học bài, soạn bài, ĐDHT. III. Tiến trình hoạt động dạy - học : Ổn định : Kiểm tra bài cũ: Thế nào là điệp ngữ và xác định điệp ngữ, các dạng điệp ngữ trong câu thơ sau : “Mình về, mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người…” Tìm những điệp ngữ có ý nghĩa trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh và nêu tác dụng của nó? 3. Bài mới: Trong cuộc sống có những thứ quà, có những món ăn thường ngày khá bình dị, không mấy cao sang nhưng lại đậm đà hương vị riêng, để ta ăn một lần và nhớ mãi; đồng thời bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ về những món ăn qua những trang viết. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 : Đọc Tìm hiểu về tác giả : giới thiệu chân dung HS dựa vào phần chú thích để tìm hiểu về tác giả " GV nhấn mạnh những điểm cần chú ý, bổ sung thêm. GV hướng dẫn đọc : với giọng tình cảm tha thiết, trầm lắng, chậm êm. GV đọc mẫu một đoạn " Gọi HS đọc cho đến hết bài. GV nhận xét cách đọc của HS. I. Đọc: 1). Tác giả :Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân) (1910 - 1942). 2). Tác phẩm : Xuất xứ : SGK/161. ? Văn bản “Một thứ quà của lúa non : cốm” được viết theo thể loại gì? Thể loại : tuỳ bút (bút kí trữ tình) SGK/161. ? Theo em, thể loại tuỳ bút có đặc điểm ntn? GV nhấn mạnh điểm cần chú ý, bổ sung thêm : không có cốt truyện, gần với thơ, trực tiếp thể hiện cái tôi trữ tình của người viết . HS trả lời. ? Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn? HS đọc lại và giải thích từ khó. Ba đoạn : + Đoạn 1 : “Từ đầu đến truyền rồng” " hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm và sự hình thành hạt cốm. + Đoạn 2 : “Từ cốm là thức quà đến nhũn nhặn” " phát hiện, ngợi ca giá trị của cốm. + Đoạn 3 : “Còn lại” " bàn về sự thưởng thức cốm và ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ. Bố cục : ba đoạn. Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản. II. Tìm hiểu văn bản : ? Trong đoạn 1 điều gì đã “báo trước mùa về của một thức quà thanh nhãvà tinh khiết”? Hương thơm của lúa là sen 1. Cảm nghĩ về nguồn gốc cốm : ? Ngoài ra còn hình ảnh, chi tiết nào gợi cảm xúc cho người viết? Nhờ giác quan nào? Hạt thóc nếp – giác quan khứu giác. ? Tìm các từ miêu tả hạt thóc nếp đầu tiên làm nên hạt cốm? Hạt thóc nếp đầu tiên " hình ảnh gợi cảm xúc về mùa cốm. Những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác. ? Cách miêu tả hạt cốm ntn? Hạt thóc nếp đầu tiên " hình ảnh gợi cảm xúc về mùa cốm. Những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác. Tả từ trong ra ngoài, mùi vị bên trong, sự lớn dần của hạt nếp. ? Tại sao nhà văn lại dùng một câu hỏi giữa đoạn? Cách đặt câu như vậy có tác dụng gì? HS đọc phần còn lại từ “Đợi đến " thuyền rồng” Như muốn lôi kéo sự đồng cảm và tưởng tượng của người đọc hoà vào cảm xúc của tác giả. ? Chi tiết nào vẽ lên nét truyền thống của cô gái bán cốm làng vòng? Cô hàng cốm xinh xinh … với dấu hiệu đặc biệt : cái đòn gánh " nghề cốm làng vòng. ? Những cảm giác, ấn tượng nào của tác giả tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn? Cảm xúc của tác giả ntn? GV : Cảm xúc được gợi lên từ hương thơm của lá sen trong làn gió cuối hạ, gợi nhắc đến hương vị của cốm – một thứ quà đặc biệt của lúa non, nhờ vào công sức và sự khéo léo của con người – nghề cốm làng vòng. Bộc lộ tình yêu sâu nặng của nhà văn đối với cảnh sắc, hương vị và con người ở một vùng nông thôn Hà Nội. [ Thảo luận. Yêu quý, trân trọng cội nguồn trong sạch, đẹp đẽ, giàu sắc thái văn hoía dân tộc của cốm. Từ một thứ quà quê, cốm làng Vòng đã gia nhập vào văn hoá ẩm thực của Thủ đô. Tình yêu sâu nặng đối với cảnh sắc, hương vị và con người. Hoạt động 3 : Tìm hiểu đoạn 2 HS đọc đoạn 2 2. Gía trị độc đáo, đặc sắc của cốm: ? Tác giả đã ca ngợi cốm như một thức quà ntn? Cốm là thức quà … An Nam. ? Cốm được dùng phổ biến nhất trong việc gì? Ví sao? Lễ vật, lễ tết, sinh lễ trong lễ cưới dân tộc. Vì từ cốm nghĩ đến quả hồng " hồng cốm tốt đôi " sự hoà hợp lâu bên _ Sự gắn bó. ? Sự hoà hợp, tương xứng của hai thứ “hồng và cốm” được phân tích trên những phương diện nào? [Thảo luận. Màu sắc, hương vị, triết lí âm dương, … Trân trọng và giữ gìn cốm như một vẻ đẹp văn hoá dân tộc. ? Tìm những phương thức biểu đạt trong đoạn văn thể hiện đặc điểm của thể loại tuỳ bút? Suy luận, tả kết hợp với biểu cảm và phê phán. ? Qua đoạn văn cho thấy tác giả nuối tiếc và phê phán điều gì? Đáng tiếc cho tục lệ đẹp, hay đang mất dần và phê phán sự thay thế bằng cách chước những thức thô kệch du nhập … ? Em cảm nhận ntn về giá trị của cốm và thái độ của nhà văn? Giá trị của cốm vượt lên nhưng thức quà hằng ngày, để trở thành một thứ lễ vật rất thanh cao, rất sang trọng, rất Việt Nam trong lễ Tết, cưới hỏi. Và cả một tấm lòng trân trọng của tác giả đối với phong tục tốt đẹp gắn với cốm. [Thảo luận. Hoạt động 4 : Tìm hiểu đoạn 3 HS đọc lại đoạn 3. 3. Gía trị về sự cách thưởng thức cốm: ? Những từ ngữ nào miêu tả hương vị của cốm? ? Nhà văn đã ăn cốm ntn? Ngoài ra còn đề nghị ai? Về điều gì? Ăn từng chút, thong thả, ngẫm nghĩ ? Qua những đề nghị của nhà văn về cách thưởng thức món cốm, em cảm nhận ntn về qua niệm ẩm thực của nhà văn? Qua tính từ “ngẫm nghĩ” không phải chỉ thưởng thức hương vị mà còn cảm nhận những ý nghĩa của thức quà thần tiên để chớ có thọc tay … mà phải nâng đỡ nhẹ nhàng, chắt chiu và vuốt ve " một nét văn hóa ẩm thực Việt Nam. Từ giá trị văn hoá của cốm, nhà văn bàn đến cách ăn cốm – một cách ăn trang nhã, trang trọng và có văn hoá; thưởng thức sao cho xứng với giá trị của nó. Xem cốm như một giá trị tinh thần thiêng liêng đáng được chúng ta trân trọng, giữ gìn. Hoạt động 5 : Tổng kết III. Tổng kết : ? Qua việc tìm hiểu bài văn, em nhận thấy bài văn có gì khác với các bài thơ bài văn đã học? Nhắc lại đặc điểm thể loại của bài văn? Nghệ thuật : Lời văn mang nhiều cảm nghĩ sâu sắc nhưng được diễn đạt êm ái, nhẹ nhàng gần như thơ. ? Qua bài văn nói về cốm, nhà văn đã thể hiện tấm lòng ntn đối với văn hoá dân tộc? Thể hiện rõ ở những câu văn nào? Nội dung : ghi nhớ SGK/163 ? Hoạt động 6 : Luyện tập IV. Luyện tập : GV hướng dẫn, gợi ý để HS tìm những câu ca dao, câu thơ, tục ngữ có nói đến cốm. “Đêm giăng chày đập vang thôn bản Phấn cốm bay bay phủ là ngàn … ” (Thôi Hữu) “Gĩa gạo thì ốm, giã cốm thì khoẻ” (Tục ngữ) IV. Củng cố – dặn dò : 1). Củng cố : Em thích nhất đoạn văn, hình ảnh chi tiết nào trong bài văn? Nêu cảm nhận của mình? Bài văn có những đặc điểm gì để trở thành một bài tuỳ bút? a). Kể, tả kết hợp với biểu cảm. b). Biểu cảm là chủ yếu, tả và kể có tính chất gợi. c). Lời văn trữ tình, cảm xúc nồng nàn. d). Kể, tả, biểu cảm, suy luận, thuyết minh. 2). Dặn dò : Chọn và học thuộc một đoạn văn khoảng 5 – 6 dòng. Sưu tầm những câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về cốm. Soạn bài : “Chơi chữ”. _____________________________________________________

File đính kèm:

  • doct151.doc