A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:Giúp học sinh hiểu được những kinh nghiệm được nhân dân đúc kết vận dụng vào đời sống từ các hiện tượng thiên nhiên và lao động sản xuất.
-Cách diễn đạt của tục ngữ ngắn gọn có đối vần và nhịp nên dễ đọc dễ nhớ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích tục ngữ.
3. TT; Yêu quí giữ gìn văn học dân gian.
B . Đồ dùng: Bảng phụ ,bài soạn.
C. Tiến trình bài học.
1. Ôn định
2, KT :Bài soạn của học sinh.
3. Bài mới
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày ; 28/12/06
Giảng ngày:
Tiế 73 Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:Giúp học sinh hiểu được những kinh nghiệm được nhân dân đúc kết vận dụng vào đời sống từ các hiện tượng thiên nhiên và lao động sản xuất.
-Cách diễn đạt của tục ngữ ngắn gọn có đối vần và nhịp nên dễ đọc dễ nhớ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích tục ngữ.
3. TT; Yêu quí giữ gìn văn học dân gian.
B . Đồ dùng: Bảng phụ ,bài soạn.
C. Tiến trình bài học.
1. Ôn định
2, KT :Bài soạn của học sinh.
3. Bài mới
TG
Hoạt động của gv và học sinh
Nội dung bài học
- Đọc * trong SGK
? Em hãy nêu khái niệm về tục ngữ?
- Tục : Thói quen có từ lâu đời và được công nhận.
- Ngữ: lời nói
-Hình thức: mỗi câu diễn đạt một ý trọn vện .Nội dung mỗi câu thể hiện kinh nghiệm của nhân dân.
- Phân biệt tục nhữ thanh ngữ ca dao với tục ngữ.
+ Cho học sinh đọc bài.
? Văn bản có mấy câu ?
+ Các câu 1-4 thuộc đề tài nào?
+ Các câu 5-8 đề tài nào?
? Đề tài thiên nhiên đúc kết từ kinh nghiệm nào?(Thiên nhiên thời tiết)
? Đề tài lao động sản xuất đúc kết từ những hoạt động nào? ( trồng trọt chăn nuôi)
? Em có nhận xét gì vè cách diễn đạt ?
- Thiên nhiên có liên quan đến lao động sản xuất. Các câu ngắn gọn có vần nhịp do dân gian sáng tạo.
? Câu 1 có mấy vế câu ? ( có 2 vế)
? Hãy cho biết nội dung của mỗi vế?
? Cả câu nói đến hiện tượng gì của thiên nhiên?
? Tác giả dùng nghệ thuật gì và tác dụng như thế nào?
? Hãy cho biết tháng 5 thuộc mùa gì và tháng 10 thuộc về mùa gì?
? Tác giả đã đối hiên tượng gì ?tác dụng?
? Bài học rút ra từ câu tục ngữ?
- Từ hiện tượng có thực của thiên nhiên dân ta đã đúc kết kinh nghiệm để có lịch làmviệc phù hợp tránh lãng phí thời gian.
+ Đọc câu tiếp
? Em hiểu Mau sao nghĩa như thế nào?
- Mau sao : dày,nhiều sao .
? Vắng sao nghĩa là như thế nào?
- ít sao ,không có sao.
? Nghĩa của câu này là gì?
- Trên thực tế không phải lúc nào cũng như vậy . Sở dĩ có câu tục ngữ này là do dựa vào kinh nghiệm của dân ta
? Hai vế câu có cấu tạo như thế nào? Tác dụng?
? Trong thực tế việc áp dụng kinh nghiệm về thời tiết có tác dụng như thế nào?
- Cho học sinh đọc câu 3
? Hãy giải nghĩa từng vế câu?
- Ráng mỡ gà: Mầu vàng trắng phía chân trời do mặt trời chiếu vào mây mà thành.
- Có nhà thí giữ:Trông giữ nhà cửa của mình.
? Nói Ráng mỡ gà là nói đến hiện tượng gì của thời tiết?
? KHoa học đã tiến bộ cho phép con người có thể dự báo thời tiết . vậy những kinh nghiệm của dân gian có tác dụng nữa khong?
- Kinh nghiệm lúc nào cũng có tác dụng đặc biệt là đối với nhân dân ở các vùng sâu còn hạn chế về phương tiện thông tin.
- Cho học sinh đọc câu 4
? Câu này có nghĩa như thế nào?
? ýacgiả dân gian đã rút ra được kinh nhgiệm gì từ hiện tượng kiến bò tháng 7?
? Bài học từ kinh nghiệm cuả dân gian?
- Tháng 7 kiến đàn đại hàn hồng thủy.
Đọc câu tục ngữ?
? Câu tục ngữ có hai vế . Chỉ ra từng vế vàvgiải thích ý nghĩa của mỗi vế đó?
- Đất quý như vàng .
?Khái niệm nào được rút ra từ câu tục ngữ này?
? Câu tục ngữ này có nghĩa như thế nào?
- Đọc câu tiếp theo
? ? Các từ nhất nhì tam ..có vai trò gì trong câu tục ngữ này?
? Khái niệm nào được đúcc kết trong câu tục ngữ?
? Tìm một câu tục ngữ gần nghĩa với khái niệm này?
-Một lượt tát một bát cơm.
- Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân.
? Hãy cho biết hình thức đặc biệt của câu tục ngữ?
? Nghĩa rút ra từ câu tục ngữ này là gì?
? Từ những khái niệm đúc kết từ các hiện tượng tự nhiên trong lao động sản xuất đã cho thấy người dân lao động nước ta cớ những khả năng gì?
IV/ Luyện tập
Dòng nào sau đây khong phải là đặc điểm của tục ngữ?
A.Ngắn gọn
B. Thường có vần nhất là vần chân
C. Các vế thườgn đối xứng nhau cả về hình thức và nọi dung
D. Lập luận chặt chẽ giầu hình ảnh
Củng cố dặn dò.
- Về nhà chuẩn bị bài mới.
I/ Đọc và tìm hiểu chung.
1. Định nghĩa :
- Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn hàm xúc có nhịp điệu ,hình ảnh thể hiện khái niệm của nhân dân về mọi mặt thiên nhiên lao động sản xuất xã hội được nhân dân vận dụng vào đời sóng.
2. Đọc
- Chú ý ngắt các vế câu.
II/ Phân tích;
1. Tục ngữ đúc kết từ kinh nghiệm thiên nhiên.
* Câu 1; Đêm tháng năm chưa nằm dã sáng ngày tháng mười chưa cười đã tối.
- Hiện tượng ngày ngắn về tháng 10 đêm ngắn về tháng 5. Tác giả dùng cách nói quá để làm nổi bật đặc điểm của thời gian vào cá mùa hè và đông trong năm.
- Đối hai hiện tượng ngày và đêm, ngắn và dài mùa đông và mùa hè làm nỏi bật sự trái ngược về thời gian.
→Cách sử dụng thời gian của con người trong cuộc sống.
* Câu 2 Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa
- Đây là hiện tượng thời tiết ;những đêm trên trời có nhiều sao thì hôm sau trời sẽ nắng còn những hôm trên trời không có sao hoặc ít sao thì hôm sau trời sẽ mưa.
- Hai vế câu đối xứng nhằm nhấn mạnh sự khác biệt về thời tiết.
→ Nắm trước thời tiết để chủ động sắp xếp công việc.
* Câu3; Ráng mỡ gà,có nhà thì giữ.
- Ráng vàng xuất hiện phía chân trời là báo hiệu trời sắp có bão.
* Câu 4 Tháng 7 kiến bò chỉ lo lụt
- Tháng 7 âm lịch mà thấy kiến nhiều thì chắc chắn tháng tám sẽ vẫn còn lụt.
→ Vẫn phải đề phòng lũ lụt sau tháng 7.
2. Tục ngữ về kinh nghiệm trong lao động sản xuất.
* Câu 1.Tấc đất tấc vàng.
- Tấc : đơn vị đo lường= 1/10 thước.
- Đát rất quý vì vậy phải biết sử dụng để có hiệu quả nhất.
*Thứ nhất nuôi cá thứ nhì làm vườn thú ba làm ruộng.
- Nuôi cá có lãi nhất sau đó là làm vườn ròi mới đến làm ruộng.
* Nhất nước nhì phân tam cần tứ
giống.
- Thứ tự của từng yếu tố trong việc trròng lùa .Nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố,trồng lúa phải có đủ 4 yếu tố nhưng quan trong nhất là nước.
* Nhất thì nhì thục.
- Rút gọn tạo vế đối xứng.
- Trong trồng trọt hai yếu tố quan trọng là đất đai và thời vụ nhưng thời vụ là quan trọng hơn cả.
III/ Tổng kết ghi nhớ
- Người nông dân đúc kết kinh nghiệm từ thực tế cuộc sống lao động và sản xuất cho thấy họ không chỉ cần cù trong lao động mà còn am hiểu công việc am hiểu thiên nhiên chủ động nắm bát thiên nhiên để có kế hoạch lao động sản xuất.
File đính kèm:
- Tiet 73.doc