Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 98: Kiểm tra văn

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức:

+ đánh giá được kiến thức, khả năng tiếp thu, cảm nhận của học sinh về các văn bản đã học trong học kì II.

+ Từ đó giáo viên có sự điều chỉnh về phương pháp cho phù hợp với đối tượng HS.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 98: Kiểm tra văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: NG: 7A: 8/3 7B: 8/3/07 Tiết: 98 Kiểm tra văn A. Mục tiêu: - Kiến thức: + đánh giá được kiến thức, khả năng tiếp thu, cảm nhận của học sinh về các văn bản đã học trong học kì II. + Từ đó giáo viên có sự điều chỉnh về phương pháp cho phù hợp với đối tượng HS. B. Phương tiện dạy học: .............................................................................................. C. Cách thức tiến hành: - Phương pháp: - Hình thức tổ chức.................. D. Tiến trình giờ dạy. I. ổn định: KTSS: -7A............. - 7B........... II. Kiểm tra bài cũ: ? kiểm tra sơ lược sự chuẩn bị của HS: III. Bài mới: * Đề bài: Phần I: Trắc nghiệm: ? Chọn câu trả lời đúng nhất, đánh dấu bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu. 1. Tục ngữ và ca dao- dân ca khác nhau ở: A: Tục ngữ thì ngắn, ca dao thì dài hơn. B: Tục ngữ thiên về tích luỹ và truyền bá kinh nghiệm dân gian; ca dao dân ca là tiếng hát tâm hồn của người bình dân cổ truyền, thiên về trữ tình. C: Tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng; ca dao-dân ca có khi có nhiều nghĩa. D: Tục ngữ gieo vần lưng, ca dao – dân ca gieo vần lưng và chân. 2. Cách giải thích nào là đúng nhất cho câu tục ngữ: “cái răng cái tóc là góc con người” A: Cái răng, cái tóc là một goc- một phần – một bộ phận của mỗi con người. B: Cái răng, cái tóc góp phần làm đẹp cho con người không ít cho nên cần phải giữ gìn, bảo vệ, chăm sóc và làm đẹp cho nó. C: Cái răng, cái tóc chỉ là một góc – một phần nhỏ của cơ thể con người cho nên không nên dành cho nó quá nhiều ưu ái (nên dành cho cái đầu, bộ óc, hay trái tìm). D: Cái răng cái tóc không chỉ là một góc – một phần – một bộ phận không thể thiếu của con người. Nó không chỉ góp phần làm đẹp cho con người về hình thức mà còn giúp việc ăn uống, bảo vệ cái đầu. Bởi vậy chăm sóc, bảo vệ và làm đẹp cho cái răng, cái tóc đúng cách là một việc làm cần thiết và phần nào chứng tỏ trình độ văn hoá thẩm mĩ và tính cách, sở thích của mỗi người. Phần II. Tự luận: Câu 1: ? Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt”là gì? Câu2: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” được tác giả thể hiện qua các phương diện nào? * Đáp án và biểu điểm: Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) 1: B ; 2: D. Phần II: Tự luận (8 điểm). Câu 1: (4 điểm) - Nêu được những nét nổi bật về nghệ thuật nghị luận của văn bản: + Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận. + Lập luận chặt chẽ.. + Dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu. + Sử dụng biện pháp mở rộng câu. Câu 2: (4 điểm) - Đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện qua các phương diện + Giản dị trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày. + Giản dị trong quan hệ với mọi người + Giản dị trong nói và viết IV. Củng cố: G: thu bài, nhận xét ý thức làm bài của HS. V. Hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị kĩ bài chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ( Tiếp). E. Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT98.doc