1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Cách làm bài văn lập luận giải thích một vấn đề.
b. Kĩ năng:
- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.
c. Thái độ:
- Giáo dục tính sáng tạo trong học tập cho HS.
2. Trọng Tâm.
- Biết làm một bài văn lập luận giải thích.
3. CHUẨN BỊ:
GV:.Bảng dàn ý.
HS: SGK ,VBT ,chuẩn bị bài.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết: Luyện tập lập luận giải thích. viết bài làm văn số 6 ở nhà - Trường THCS Thị Trấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :28
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH.
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 6 Ở NHÀ.
Tiết 108
ND:
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Cách làm bài văn lập luận giải thích một vấn đề.
b. Kĩ năng:
- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.
c. Thái độ:
- Giáo dục tính sáng tạo trong học tập cho HS.
2. Trọng Tâm.
- Biết làm một bài văn lập luận giải thích.
3. CHUẨN BỊ:
GV:.Bảng dàn ý.
HS: SGK ,VBT ,chuẩn bị bài.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức:
Kiểm diện.
7A1………………………………….. 7A3…………………………………………
4.2. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
4.3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: Về phép lập luận giải thích các em đã được học thế nào là phép lập luận giải thích, cách làm một bài văn lập luận giải thích. Để củng cố những hiểu biết đó, vận dụng chúng vào thực hành nên hôm nay chúng ta tiến hành luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề và tìm ý.
Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?
HS trả lời
Làm thế nào để nhận ra yêu cầu đó?
Hs :Căn cứ vào mệnh đề của từ ngữ trong đề.
Để đạt được yêu cầu giải thích, bài làm cần có những ý gì?
HS trả lời
Hoạt động 2: Lập dàn bài.
Lập dàn bài cho đề bài trên?
HS thảo luận nhóm, trình bày.
GV nhận xét,chốt lại trên bảng phụ.
MB: Giới thiêïu vai trò của sách đối với trí tuệ con người.
TB:
- Giải thích:
+ Trí tuệ: Tinh hoa hiểu biết
+ Ngọn đèn sáng soi: Soi đường, đưa lối cho con người ra khỏi chốn tối tăn, dốt nát.
+ Ngọn đèn bất diệt: Không bao giờ tắt:
+ Cả câu: Sách là ngọn đèn, nguồn sáng không bao giờ tắt, được thắp lên từ trí tuệ của con người.
- Sự vận dụng ý nghĩa câu tục ngữ:
+ Cần đọc sách để hiểu biết nhiều hơn, sống tốt hơn.
+ Cần chọn sách tốt, sách hay để đọc.
+ Cần có phương pháp đọc sách phù hợp
+ Vận dụng tri thức từ sách vào thực tiễn KB: Nêu ý nghĩa của câu nói đối với chúng ta.
Hoạt động 3: Viết đoạn văn.
HS viết đoạn, trình bày.
GV nhận xét, sửa chữa.
Gv đọc đề.
Hs chép vào vở, về nhà làm vào giấy kiểm tra.
Yêu cầu:
ĐỀ: Một nhà văn có nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của con người”. Hãy giải thích ND câu nói đó.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Giải thích câu nói: Vai trò của sách đối với trí tuệ con người.
- Giải thích: Tìm 1 vài ý kiến cho rằng Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
2. Lập dàn bài:
MB: Giới thiệu câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
TB: Giải thích:
- Giải thích câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” về mặt nghĩa.
- Giải thích cơ sở chân lí của câu nói.
- Giải thích sự vận dụng chân lí được nêu trong câu nói.
KB: Ý nghĩa của câu nói đối với mọi người.
3. Viết đoạn văn:
Viết bài tập làm văn số 6
(Làm ở nhà)
Giải thích câu tục ngữ”Aên quả nhớ kẻ trồng cây”.
Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ. Nêu nội dung.
Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ(nghĩa đen, nghĩa bóng)
- Vì sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây.
- Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ chúng ta cần phải làm gì?
Kết bài: Khẳng định vấn đề, liên hệ bản thân.
4.4. Củng cố và luyện tập:
Nêu dàn ý của bài văn giải thích?
- Mở: Giới thiệu điều cần giải thích gợi ra phương hướng giải thích.
- Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung chính.
- Kết: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài.
- Chuẩn bị bài :Luyện nói giải thích một vấn đề: Làm bài tập trong SGK.
5. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tiet 51.doc