1. MỤC TIÊU:
- Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm cadao, tục ngữ địa phương.
- Hiểu thêm về giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ, ca dao địa phương.
a. Kiến thức:
- Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
- Cách thức sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
b. Kĩ năng:
- Biết cách sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
- Biết cách tìm hiểu tục ngữ, ca dao địa phương ở một mức độ nhất định.
c. Thái độ:
- Giáo dục tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
2.Trọng Tâm:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2769 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Thị Trấn - Tiết 74: Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN
.
Tiết 74.
ND:
1. MỤC TIÊU:
- Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm cadao, tục ngữ địa phương.
- Hiểu thêm về giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ, ca dao địa phương.
a. Kiến thức:
- Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
- Cách thức sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
b. Kĩ năng:
- Biết cách sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
- Biết cách tìm hiểu tục ngữ, ca dao địa phương ở một mức độ nhất định.
c. Thái độ:
- Giáo dục tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
2.Trọng Tâm:
- Sưu tầm ca dao tục ngữ tại địa phương mình.
3. CHUẨN BỊ:
GV: Sách thơ văn Tây Ninh, bảng ghi d/c.
HS: Chuẩn bị bài.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức:
Kiểm diện.
7A1……………………………………… 7A3……………………………………..
4.2. Kiểm tra bài cũ:
Em hiểu thế nào là tục ngữ? (2đ)
- Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất? (8đ)
HS đáp ứng yêu cầu của GV.
4.3. Giảng bài mới:
Gv giới thiệu bài:
Tây Ninh chúng ta có một kho tàng ca dao tục ngữ. Đó là vốn văn hoá cha ông ta đã để lại từ bao đời. Để hiểu hơn và cũng để thấy được đất nước con người TN chúng ta sẽ cùng sưu tầm .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
PHẦN GHI BẢNG
*Hoạt động 1: Hướng dẫn.
Hướng dẫn HS sưa tầm ca dao, tục ngữ ở địa phương.
- GV ra thời hạn và yêu cầu cụ thể về số lương.
*Hoạt động 2: Xác định đối tượng sưu tầm.
GV gọi HS nhắc lại khái niệm ca dao, dân ca, tục ngữ.
GV cho HS xác định thế nào là ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương, nói về địa phương.
GV treo bảng phụ, ghi ca dao địa phương cho HS tham khảo.
*Hoạt động 3: Tìm nguồn sưu tầm.
- Hỏi cha mẹ, người địa phương, người già cả, nghệ nhân,… ở địa phương.
- Tìm trong sách báo địa phương.
- Tìm trong các bộ sưu tập lớn về tục ngữ, ca dao, dân ca nói về địa phương mình.
*Hoạt động 4: Cách sưu tầm.
- HS chép vào vở các câu ca dao, dân ca, tục ngữ, phân loại ca dao, dân ca chép riêng.
- Các câu cùng loại sắp xepá theo thứ tự ABC của chữ cái đầu câu.
-GV hướng dẫn nêu VD để HS làm.
Sưu tầm ca dao, tục ngữ ở địa phương.
Tây Ninh có núi có sông Mé tây Vàm Cỏ mé đông núi bà.
Núi Điện Bà điện toà chót vót.
Ai trót leo, leo tót tận nơi.
Sông Vàm Cỏ rực đỏ ô môi
Ai có thương lục bình bông gấm.
Em xin mời về Cẩm Giang.
4.4. Củng cố và luyện tập:
- GV nhắc nhở HS sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ ở địa phương và tách riêng từng loại.
- Sắp xếp các câu theo thứ tự.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Sưu tầm theo yêu cầu.
- Chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về văn nghị luận.
+) Nhu cầu nghị luận và văn nghị luận.
+) Đặc điểm của văn nghị luận.
5. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tiet 74.doc