Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Thị Trấn - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

 - Hiểu ND, ý nghĩa và 1 số hình thức diễn đạt của những câu tục ngữ về con người và XH. Thuộc lòng những câu tục ngữ trong VB.

b. Kĩ năng Rèn kĩ năng đọc, hiểu những câu tục ngữ.

c. Thái độ: Giáo dục ý thức vận dụng tục ngữ trong nói, viết.

2. CHUẨN BỊ:

GV:Bảng ghi tục ngữ.

HS: SGK ,VBT ,chuẩn bị bài.

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vấn đáp gợi tìm,nêu và giải quyết vấn đề,dùng

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Thị Trấn - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI . Tiết 77 ND: 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - Hiểu ND, ý nghĩa và 1 số hình thức diễn đạt của những câu tục ngữ về con người và XH. Thuộc lòng những câu tục ngữ trong VB. b. Kĩ năng Rèn kĩ năng đọc, hiểu những câu tục ngữ. c. Thái độ: Giáo dục ý thức vận dụng tục ngữ trong nói, viết. 2. CHUẨN BỊ: GV:Bảng ghi tục ngữ. HS: SGK ,VBT ,chuẩn bị bài. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vấn đáp gợi tìm,nêu và giải quyết vấn đề,dùng lời có nghệ thuật… 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện. 4.2. Kiểm tra bài cũ: Em hiểu thế nào là tục ngữ? (2đ) Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. Đọc thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX? (6đ) Hs đọc. Những câu tục ngữ trên thể hiện điều gì?(2đ) - Kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất. 4.3. Giảng bài mới: Giới thiệu bài: Chúng ta tiếp tục tìm hiểu những câu tục ngữ về con người xã hội. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS PHẦN GHI BẢNG Hoạt động 1: Đọc –hiểu văn bản GV đọc, hướng dẫn HS đọc, gọi HS đọc. GV nhận xét, sửa chữa. Lưu ý 1 số từ ngữ khó SGK. Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản Gọi HS đọc câu 1. Theo em câu tục ngữ nào muốn nói với chúng ta điều gì? Em có đồng tình với nhận xét này của người xưa không? Vì sao? - Con người là nhân tố quyết định mọi việc. Người làm ra của chứ của không làm ra người. NT trình bày của câu tục ngữ này có điều gì đáng chú ý? Em còn biết câu tục ngữ nào nữa đề cao giá trị của con người? Ngưới ta là hoa đất. Người sống đống vàng. Gọi HS đọc câu 2. Em hiểu gì về câu tục ngữ này? Nói tới nét đẹp của con người có rất nhiều yếu tố. Vậy tại sao ở đây lại nói tới “Cái răng, cái tóc”? - Răng, tóc làm tăng nét đẹp của con người bởi răng tóc là những bộ phận dễ gây ấn tượng. Nhận xét về cách diễn đẹt của câu tục ngữ? Gọi HS đọc câu 3. Từ sạch, thơm ở đây có nghĩa là gì? + Sạchà trong sạch. + Thơmà tiếng thơm. Cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ? Nêu NT câu tục ngữ? - Diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh Gọi HS đọc câu 4. Câu tục ngữ này muốn khuyên nhũ chúng ta điều gì? - Học cái gì cũng phải học kể cả những cái nhỏ bé nhất. à Học cách nói năng khéo léo. NT sử dụng trong câu? Hãy tìm 1 câu tục ngữ khác có ý nghĩa tương tự? Chim khôn tiếng hót rãnh rang Người khôn ăn nói diụ dàng, dễ nghe. Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Gọi HS đọc câu 5. Em hiểu gì về câu tục ngữ này? Để nhấn mạnh vai trò của người thầy, câu tục ngữ này sử dụng lối nói gì? Gọi HS đọc câu 6. Nêu ý nghĩa và nghệ thuật của câu tục ngữ? Em hãy nêu 1 vài cặp câu tục ngữ tương tự như cặp câu 5, 6? Con hơn cha là nhà có phúc. Cá không ăn muối cá ươn. Con cãi cha mẹ trăm đường con hư. Gọi HS đọc câu 7. Câu tục ngữ này khuyên chúng ta điều gì? Tại sao? Nhận xét về NT câu tục ngữ? - Diễn đạt bằng so sánh. Gọi HS đọc câu 8. Em hểu gì về câu tục ngữ này? Nhận xét về nghệ thuật ? Gọi HS đọc câu 9. Ý nghĩa của câu tục ngữ này? Lối nói trong bài này có gì đáng lưu ý? Hs đọc ghi nhớ Sgk. Hoạt động 3: Luyện tập. Gọi HS đọc BT GV hướng dẫn HS làm. HS thảo luận nhóm 5’. Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét, sửa chữa, chốt treo bảng ghi một số câu: Nguời ta là hoa của đất. Người sống đống vàng. - Cái nết đánh chết cái đẹp. Người đẹp vì………………………………………..vì phân. - Giấy rách phải giữ lấy lề - Đi một ngày…………………………………..khôn. - Nhất tự vi……………… - Bán anh em xa mua……………gần. I. Đọc –hiểu văn bản: 1. Đọc: 2.Tìm hiểu chú thích: - Các từ khó. II. Tìm hiểu văn bản: Câu 1: - Con người quý hơn của cải. - Diễn đạt bằng so sánh. Câu 2. - Thể hiện cách nhìn nhận đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân. - Ngắn gọn, hàm súc. Câu 3. - Phải giữ gìn phẩm giá của con người trong bất cứ hoàn cảnh nào. Câu 4. - Lời khuyên về tinh thần học hỏi, về sự khéo léo trong cách ứng xử và trong giao tiếp. - Từ ngữ trong câu có nhiều nghĩa, điệp từ. Câu 5. - Vai trò quan trọng của người thầy. - Dùng lối nó quá . Câu 6. - Đề cao việc hỏi hỏi bạn bè. - Dùng lối nói quá. Câu 7. - Nên hết lòng hết dạ giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn. Câu 8. - Lời khuyuên về lòng biết ơn đối với người đã làm nên thành quả cho mình hưởng thụ. - Diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ. Câu 9. - Sức mạnh của sự đoàn kết. - Diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ. Ghi nhớ :SGK. III. Luyện tập: 4.4. Củng cố và luyện tập: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa giống câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”? A. Đói ăn vụng, túng làm càn. B. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. C. Ăn phải nhai, nói phải nghĩ. D. Giấy rách phải giữ lấy lề. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học thuộc những câu tục ngữ, học ghi nhớ. - Chuẩn bị bài : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. + Đọc văn bản. + Tìm hiểu nội dung của bài. 5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctiet 77.doc