1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức: Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận, chứng minh.
b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng lập luận CM cho HS.
c. Thái độ: Giáo dục tính sáng tạo khi CM cho HS.
2. CHUẨN BỊ:
GV:.Tìm hiểu văn bản.
HS: SGK ,VBT ,chuẩn bị bài.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp gợi mở,nêu và giải quyết vấn đề
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện
4.2. Kiểm tra bài cũ: Không
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Thị Trấn - Tiết 88: Tìm hiểu chung về lập luận chứng minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU CHUNG VỀ LẬP LUẬN
CHỨNG MINH.
Tiết 88
ND
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức: Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận, chứng minh.
b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng lập luận CM cho HS.
c. Thái độ: Giáo dục tính sáng tạo khi CM cho HS.
2. CHUẨN BỊ:
GV:.Tìm hiểu văn bản.
HS: SGK ,VBT ,chuẩn bị bài.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp gợi mở,nêu và giải quyết vấn đề
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện
4.2. Kiểm tra bài cũ: Không
4.3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: Ở Ngữ Văn 7, HK II, phần Tập làm văn các em đang tìm hiểu về văn nghị luận., tiết tiếp theo đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
PHẦN GHI BẢNG
Hoạt động 1: Mục đích và phương pháp cm
Trong đời sống, khi cần CM cho ai đó tin rằng lời nói của bạn là nói thật không phải nói dối, em phải làm như thế nào?
- Em phải tìm những dẫn chứng để chứng tỏ lời mình nói là sự thật: đem đồ vật, tranh ảnh hay mời ai đó đến làm chứng.
Trong đời sống, khi nào người ta cần CM?
- Trong đời sống, khi 1 người bị nghi ngờ, hoài nghi. Chúng ta đều có nhu cầu CM sự thật. Khi ta muốn khẳng định 1 điều gì đó ta cần CM.
Khi cần CM cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào?
- Là cách sử dụng các sự thật (thu thập chứng cứ xác thực) để phân biệt thật, giả.
Trong VB NL, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn thì làm thế nào để chứng tỏ 1 ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy?
HS thảo luận nhóm, trình bày.
GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc bài văn Đừng sợ vấp ngã.
Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì?
Hãy tìm những câu mang luận điểm đó?
- Vậy bạn chớ sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.
Để khuyên người ta “Đừng sợ vấp ngã” bài văn đã lập luận như thế nào?
- Nêu câu hỏi về các lần vấp ngã của bạn và khẳng định đừng sợ sự vấp ngã. Sau đó đưa ra 1 loạt dẫnchứng về những sự vấp ngã mà 1 số người đã trải qua nhưng sau đó họ đã vươn tới những thành công.
Các sự thật được dẫn ra có đáng tin không?
- Rất đáng tin vì đó là các sự việc, con người chân thực đã diễn ra trong cuộc sống.
Qua đó, em hiểu phép lập luận, CM là gì?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/42.
I. Mục đích và phương pháp cm:
1. CM trong đời sống:
- Sử dụng các sự thực để phân biệt thật, giả.
2. CM trong văn NL:
* Bài văn “ Đừng sợ vấp ngã”
- Luận điểm: Đừng sợ vấp ngã
( luận điểm này được nhắc lại ở câu cuối)
- Lập luận:
+ Nêu một số ví dụ về việc vấp ngã trong đời sống hàng ngày.
+ Nêu 5 danh nhân thế giới đã từng vấp ngã nhưng biết đứng dậy đi tới thành công
+ Kết luận: Điều đáng sợ là không cố gắng hết mình.
- Đáng tin vì đây là kinh nghiệm vấp ngã ai cũng có; Về gương 5 danh nhân hoàn toàn là sự thật ai cũng công nhận
* Ghi nhớ: SGK/42
4.4. Củng cố và luyện tập:
Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận CM thiếu tính thuyết phục?
A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.
B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.
C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.
D. Không đưa dẫn chứng, đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài.
- Chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về phép lập luận,chứng minh(tt).
5. Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tiet 87.doc