I/ Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
- Nắm được công dụng của trạng ngữ ( bổ sung những thông tin tình huống và liên kết các câu , các đoạn trong bài )
- Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng ( nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc bộc lộc cảm xúc)
II/ Tiến trình lên lớp :
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Tổ chức các hoạt động dạy - học :
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Thị Trấn - Tiết 89: (tuần 23) Thêm trạng ngữ cho câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :……………….
Ngày dạy:….................
Tiết 89 ( tuần 23) THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
( tiếp theo)
I/ Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
- Nắm được công dụng của trạng ngữ ( bổ sung những thông tin tình huống và liên kết các câu , các đoạn trong bài )
- Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng ( nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc bộc lộc cảm xúc)
II/ Tiến trình lên lớp :
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Tổ chức các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Hđ 1:Tìm hiểu công dụng của trạng ngữ .
Bước 1: Tìm trạng ngữ trong những câu văn được trích ở a,b .
Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu .Nhưng vì sao các câu văn được trích ơ ûa va øb, ta không nên lược bỏ trạng ngữ ?
Bước 2: Nhận xét về công dụng của trạng ngữ .
- Trạng ngữ bổ sung cho câu những thông tin cần thiết , làm cho câu miêu tả đầy đủ thực tế khách quan hơn.
-Trong nhiều trường hợp nếu không có phần thông tin bổ sung ở trạng ngữ , nội dung của câu sẽ thiếu chính xác.
- Trạng ngữ còn nối kết các câu văn trong đoạn , trong bài, làm cho bài văn mạch lạc – Nhiều trường hợp, không bỏ trạng ngữ được.
- Vai trò của trạng ngữ giúp cho việc sắp xếp các luận cứ trong văn bản nghị luận theo những trình tự nhất định vè thời gian, không gian, nguyên nhân- kết quả .
Hđ 2: Tìm hiểu hiện tượng tách trạng ngữ thành câu riêng .
Bước 1: Chép hai câu đã cho trong SGK lên bảng .
- Yêu cầu HS chỉ ra trạng ngữ của những câu đứng trước .
- So sánh trạng ngữ với câu đứng sau để thấy sự giống nhau và khác nhau.
Giống nhau : Về ý nghĩa, cả hai đều có quan hệ như nhau với CN và VN ( có thể gợp hai câu đã cho thành một câu duy nhất coqs hai trang ngữ : Người VN ….. tiếng nói của mình ( TN 1) và ……….tương lai của nó( TN 2)
Khác nhau : Trạng ngữ và để tin tưởng …… được tách ra thành một câu riêng .
Bước 2: Tìm hiểu tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng.
Việc tách câu như trên có tác dụng nhấn mạnh ý của trạng ngữ đứng sau.
Hđ 3: Hệ thống hoá kiến thức .
HS đọc nội dung Ghi nhớ phần 1,2.
Hđ 4: Luyện tập.
Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2.
1- HS đọc yêu cầu bài tập 1 và trả lời- Lớp trao đổi- GV nhận xét, bổ sung
I – Công dụng của trạng ngữ :
- Các trạng ngữ :
+ Thường thường, vào khoảng đó.
+ Sáng dậy( chỉ thời gian)
+ Trên giàn hoa lí ( chỉ nơi chốn)
+ Chỉ độ tám chín giờ sáng ( chỉ thời gian)
+ Trên nền trời trong trong ( chỉ nơi chốn)
+ Về mùa đông ( chỉ thời gian).
- Tất cả đều góp phần làm cho nội dung của câu được đầøy đủ, chính xác và đoạn văn được mạch lạc .
* Ghi nhớ: SGK / 46.
II- Tách trạng ngữ thành câu riêng .
Ví dụ:
- Người VN ngày nay……….và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó .
à Câu có hai trạng ngữ .
- Người VN …………của mình . Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó .
à Trạng ngữ 2 được tách ra thành một câu riêng để nhấn mạnh ý của nó ( niềm tin tưởng vào tương lai của tiếng Việt ).
* Ghi nhớ 2: SGK / 47
III- Luyện tập
1- Công dụng của trạng ngữ .
a- Ở loại bài thứ I
Ở loại bài thứ II
b- Đã bao lần…………lần đầu tiên chập chững bước đi……Lần đầu tiên tập bơi……..Lần đầu tiên chơi bóng bàn…..Lúc còn học phổ thông …….về môn Hoá
Tác dụng : Bổ sung những thông tin tình huống , có tác dụng liên kết các luận cứ trong mạch lập luận của bài văn , giúp bài văn trở nên rõ ràng , dễ hiểu.
4/ Củng cố :
Nêu công dụng của trạng ngữ .
Tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng .
5/ Dặn dò:
Làm bài tập 3.
Chuẩn bị bài : Cách làm bài văn lập luận chứng minh .
Ngày soạn :……………….
Ngày dạy:….................
Tiết 90 ( tuần 23) KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I/ Mục tiêu cần đạt :
Bài kiểm tra nhằm hệ thốnhg hoá kiến thức về câu rút gọn, câu đặt biệt và các loại trạng ngữ .
Đánh giá mức độ nắm kiến thức của HS về phần Tiếng Việt đã học.
Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào bài làm cụ thể.
II/ Tiến trình lên lớp :
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Tổ chức kiểnm tra:
Hđ 1: Giới thiệu đề kiểm tra.
GV Phát đề cho HS với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập .
Hđ 2: Tổ chức cho HS làm bài .
GV nhắc nhở HS làm bài với thái đọ nghiêm túc , khách quan theo nội dung đã được hướng dẫn ở nhà.
Có thể giải đáp thắc mắc của HS .
Hđ 3: Thu bài nhận xét.
GV thu bài theo bàn .
Nhận xét về tiết kiểm tra , tinh thần thái độ làm bài của HS .
4/ Củng cố :
Nhắc lại yêu cầu của đề kiểm tra .
5/ Dặn dò:
Xem trước bài : Cách làm bài văn lập luận chứng minh .
Chuẩn bị bài viết Tập làm văn số 5, bài kiêm tra văn.
Ngày soạn :……………….
Ngày dạy:….................
Tiết 91 ( tuần 23) CÁCH LÀM BÀI VĂN
LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I/ Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
- Ôn lại những kiến thức cần thiết ( về tạo lập văn bản , về văn bản lập luận chứng minh ……….) đề học cách làm bài có cơ sở chắc chắn hơn.
-Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh , những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài .
II/ Tiến trình lên lớp :
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong một số trường hợp ta không nên hoặ không thể lược bỏ trạng ngữ .
- Việc tách trạng ngữ thành câu riêng có tác dụng gì?
- Sửa bài tập 3.
3/ Tổ chức các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV –HS
Nội dung
Hđ 1: Tìm hiểu đề và tìm ý.
- HS đọc kĩ và tìm hiểu đề bài trong SGK/48.
- Đề bài không yêu cầu phân tích câu tục ngữ mà đòi hỏi nhận thức chính xác tư tưởng được chứa đựng trong câu tục ngữ ấy và chứng minh rằng tư tưởng đó là đúng đắn .
- Nếu hiểu chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một gì tốt đẹp, và nên có suy nghĩ là kết quả, là thành công thì có thể nêu thêm lí lẽ : Một người có thể đạt tới thành công , tới kết quả được không nếu không theo đuổi một mục đích , một lí tưởng tốt đẹp nào? Nêu thêm dẫn chứng từ tấm gương bền bỉcủa HS nghèo vượt khó, người lao động, vận động viên , nhà doanh nghiệp, nhà khoa học……….không chịu lùi bước trước khó khăn thất bại .
Hđ 2: Lập dàn bài:
Một văn bản nghị luận thường gồm mấy phần chính? Đó là những phần nào?Bài văn chứng minh có nên đi ngược qui luật đó hay không ?
Hđ 3: Viết bài:
a/ Viết mở bài: cho HS đọc các đoạn mở bài trong SGK .
- Khi viết mở bài có cần lập luận không ?
- Ba cách mở bài khác nhau về cách lập luận như thế nào ?
- Các cách mở bài ấy có phù hợp với yêu cầu của bài không ?
b/ Viết thân bài:
- Làm thế nào để đọan đầu tiên của thân bài liên kết với mở bài ? cần làm gì để các đoạn sau của thân bài liên kết với đoạn trước đó .
- Nên viết đoạn phân tích lí lẽ như thế nào? Nên phân tích lí lẽ nào trước ? Nên nêu lí lẽ trước rồi phân tích sau hay ngược lại ?
- Nên viết đoạn nêu dẫn chứng như thế nào?
c/ Viết kếùt bài: Cho HS nhận xét các đoạn kết bài trong SGK .
-Kết bài ấy đã hô ứng với mở bài chưa?
-Kết bài cho thấy luận điểm đã được chứng minh chưa?
Củng cố kiến thức : Cho HS đọc ghi nhớ.
Hđ 4: Luỵện tập :
Hướng dẫn HS làm bài tập 1
Đề văn: : Nhân dân ta thường nói “ có trí thì nên” – Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
1/ Tìm hiểu đề và tìm ý:
a/ Xác định yêu cầu chung của đề.
b/ Câu tục ngữ khẳng định điều gì. Chí có ý nghĩa là gì?
c/ Muốn chứng minh thì có hai cách lập luận : Một là nêu dẫn chứng xác thực hai là nêu lí lẽ.
I/ Các bước làm bài văn lập luận chứng minh:
2- Lập thân bài:
a/ Mở bài :
Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng , ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết . Đó là một chân lí.
b/ Thân bài: ( Chứng minh )
- Xét về lí:
+ Chí là điều rất cần thiét đề con người vượt qua mọi trở ngại .
+ Không có chí thì không làm được điều gì .
-Xét về thực tế:
+ Những người có chí điều thành công ( dẫn chứng).
+ Chí giúp người ta vượt qua mọi khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được ( dẫn chứng)
c/ Kết bài:
Mọi người nên tu dưỡng ý chí bắt đầu từ những việc nhỏ , để khi ra đời làm được việc lớn.
3/ Viết bài.
* Ghi nhớ: SGK/50
II/ Luyện tập.
Đề : Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim .
I/ Mở bài
- Giới thiệu câu tục ngữ.
- Nêu nghĩa chung nhất của nó.
II/ Thân bài:
- Giải thích “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
- Nghĩa đen .
- Nghĩa bóng: Có lòng kiên trì nhẫn nại dẫn đến thành công .
- Làm sáng tỏ bằng các ví dụ cụ thể, những tấm gương sáng.
- Trong lao động, học tập.
- Trong nước , trên thế giới, ở quanh ta.
III/ Kết bài
Ý nghĩa của câu tục ngữ.
Rút ra bài học cho bản thân.
4/ Củng cố :
Nêu các bước cần thực hiện khi làm bài văn lập luận chứng minh.
Một văn bản nghị luận thường gồm mấy phần chính? Đó là những phần nào?
5/ Dặn dò:
Làm hoàn chỉnh các đề văn luyện tập .
Chuẩn bị cho tiết : Luyện tập lập luận chứng minh.
……….………………..¯……………………………..
Ngày soạn :……………….
Ngày dạy:….................
Tiết 92 ( tuần 23) LUYỆN TẬP LẬP LUẬN
CHỨNG MINH
I/ Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
- Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh .
- Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc
II/ Tiến trình lên lớp :
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Tổ chức các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV + HS
Nội dung
- Viết đề văn tong SGK / 51
-Để làm bài văn theo đề đã nêu trên, em sẽ lần lượt đi theo những vấn đề nào?
Hđ 1: Tìm hiểu đề:
a/ Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì ? em hiểu ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống ước nhớ nguồn là gì? Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi phải làm như thế nào?
HS thảo luận để xác định các yêu cầu của bài làm
Hđ 2:Tìm ý :
b/ Em sẽ diễn giải ý nghĩa của hai câu tục ngữ ấy như thế nào?
c/ Cần tìm những biểu hiện của đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn trong thực tế đời sống .
d/ Đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn gợi cho em những suy nghĩ gì?
Hđ 3: Lập dàn bài.
Sắp xếp các ý theo hai luận điểm :
- Từ xưa, dân tộc VN ta đã luôn nhớ tới cội nguồn , luôn biết ơn những người đã cho mình hưởng những thành quả , những niềm hạnh phúc, vui sướng trong cuộc sống.
- Đến nay, đạo lí ấy vẫn dược con người VN của thời hiện đại tiếp tục phát huy.
Hđ 4: Viết đoạn văn :
-Cho HS tham khảo các đoạn mở bài hoặc kết bài đã được nêu trong tiết tập làm văn trước.
- Tham khảo một đoạn trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân tầ cách nêu luận điểm , đưa dẫn chứng, phân tích dẫn chứng.
- HS áp dụng điều đã học để chứng minh cho một luận điểm của dàn bài vừa xây dựng.
- Cho HS trình bày luận điểm đã được chứng minh và cho cả lớp nhận xét , đánh giá các bản trình bày đó .
Đề văn :Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
I/ Mở bài:
Sống theo đạo lí là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân VN từ xưa nay . Trong đó lòng biết ơn là một đạo lí sống luôn luôn được đề cao. Hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” chính là những lời tâm niệm thiêng liêng của con người VN về tình nghĩa ở đời.
II/ Thân bài:
1/ Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ .
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
a/ Nghĩa đen.
Được ăn quả cây chín , ngon ngọt là một sự hưởng thụ sung sướng, phải biết ơn người trồøng cây.
b/ Nghĩa bóng.
Được hưởng thụ thành quả lao động phải biết nhớ ơn những người đã có công tạo nên .
* “Uống nước nhớ nguồn”
a/ Nghĩa đen.
Uống một ngụm nước mát phải biết nước ấy từ đâu mà có .
b/ Nghĩa bóng.
Được hưởng thụ thành quả nào , phải biết thành quả ấy từ đâu mà có .
2/ Chứng minh : Nhân dân VN từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
a/ Trong đời sống gia đình .
Cúng giỗ tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Tổ chức lễ chúc thọ ông bà, cha mẹ.
b/ Trong đời sống cộng đồng .
- Truyền thống Lạc Long Quân và Aâu Cơà nhắc nhở mọi người luôn nhớ đến nguồn cội.
- Ngày giỗ tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch hàng năm à những người đã có công dựng nước.
- Nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ .
à Xây dựng đài tưởng niệm , dựng nhà tình nghĩa, phong trào đền ơn đáp nghĩa , chăm sóc bà mẹ VN anh hùng .
- Các ngày lễ có ý nghĩa sâu sắc:
Ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo VN, ngày Quốc tế phụ nữ, ngày thầy thuốc VN .
III/ Kết bài:
Đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành một cách sống , một nếp sống quen thuộc mang đậm bản sắc dân tộc . Mỗi người VN đều có quyền tự hào về truyền thống ấy và phải biết sống xứng đáng với truyền thống.
4/ Củng cố :
Nhắc lại các yêu cầu khi làm bài văn lập luận chứng minh
5/ Dặn dò:
Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Soạn bài : Đức tính giản dị của Bác hồ.
(Phạm Văn Đồng)
File đính kèm:
- Tiet 89 Them trang ngu cho cau.doc