I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
-Củng cố và nâng cao kiến thức về từ đồng âm
-Kĩ năng sử dụng từ đồng âm, xác định nghĩa của từ đồng âm.
II-CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV, bảng phụ
2.Học sinh:Xem bài và chuẩn bị bài
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1692 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Từ đồng âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tõ ®ång ©m
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
-Củng cố và nâng cao kiến thức về từ đồng âm
-Kĩ năng sử dụng từ đồng âm, xác định nghĩa của từ đồng âm.
II-CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV, bảng phụ
2.Học sinh:Xem bài và chuẩn bị bài
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1 (5’)
²Khởi động
-Oån định
-Kiểm tra bài cũ
-Bài mới
-Kiểm tra sỉ số lớp
HỎI:
1/Thế nào là từ trái nghĩa?
2/Hãy nêu một số câu thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa?
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét và công bố điểm
-Ghi tựa bài lên bảng
-Báo cáo sỉ số
-Cá nhân trả lời:
1/-Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
-Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. 2/Một số câu thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa:
+Gần nhà xa ngõ
+Buổi đực buổi cái
+Lên thác xuống ghềnh….
-HS nhận xét bổ sung
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài vào tập
HOẠT ĐỘNG 2 (20’)
²Hình thành kiến thức mới.
I-THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG ÂM?
Ghi nhớ
-Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
II-SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG ÂM.
Ghi nhớ
-Trong trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
-Y/c HS đọc ngữ liệu 1
HỎI:Giải thích nghĩa của mỗi từ “lồng” trong các câu?
-Y/c HS đọc ngữ liệu 2
HỎI:Nghĩa của các từ “lồng” trên có liên quan gì với nhau không?
HỎI:Vậy thế nào là từ đồng âm?
-Y/c HS đọc ghi nhớ
-GV chốt ý và ghi nội dung bài học
-Y/c HS đọc ngữ liệu 1
HỎI:Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ “lồng” trong hai câu trên?
HỎI:Câu “Đem cá về kho!” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa?
HỎI:Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa?
-GV ví dụ: bò (chỉ hoạt động của con kiến); bò (danh từ, chỉ thịt của con bò)
HỎI:Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?
HỎI:Vậy để sử dụng từ đồng âm cần phải chú ý điều gì trong giao tiếp?
-Y/c HS đọc ghi nhớ
-GV chốt ý và ghi nội dung bài học
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời:
+Con ngựa….lồng lên:hăng lên chạy nhảy.
+Mua được………lồng:đồ đan bằng tre, nứa để nhốt chim, gà…
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời:nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau
-Cá nhân trả lời:là những rừ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
-Cá nhân đọc
-Lắng nghe và ghi bài
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời:nhờ ngữ cảnh trong việc hiểu nghĩa từ đồng âm.
-Cá nhân trả lời:hiểu hai nghĩa
+Kho:cách chế biến thức ăn
+Kho:cái kho (chứa cá)
-Cá nhân trả lời:
+Đem cá về mà kho
+Đem cá về nhập kho
-Lắng nghe
-Cá nhân trả lời:chú ý ngữ cảnh khi giao tiếp (tổ hợp từ trong câu và hoàn cảnh giao tiếp)
-Cá nhân trả lời:trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
-Y/c HS đọc ghi nhớ
-Lắng nghe và ghi bài
HOẠT ĐỘNG 3
III-LUYỆN TẬP.
Bài tập 1
-Từ đồng âm với mỗi từ:
+thu1 (mùa thu); thu2 (thu tiền)
+cao1 (cao thấp); cao2 (cao hổ cốt)
+ba1 (số ba); ba2 (ba má); ba3 (ba tiêu); ba4 (thu ba, dư ba...)
+tranh1 (cỏ tranh); tranh2 (tranh lụa); tranh3 (tranh giành); tranh4 (đàn tranh)
+sang1 (sang trọng); sang2 (sang đò)
+nam1 (nam nhi); nam2 (hướng Nam); nam3 (Nam ai)
+sức1 (sức mạnh); sức2 (phục sức)
+nhè1 (khóc nhè); nhè2 (nhè nhẹ)
+tuốt1 (tuốt gươm); tuốt2 (tuốt ruột)
+môi1 (môi son); môi2 (môi giới)
Bài tập 2
a/Các nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó:
+cổ1:phần giữa đầu và thân người (nghĩa gốc)
+cổ2:phần giữa bàn tay và cánh tay (cổ tay)
+cổ3:phần trên nhất của áo (cổ áo)
+cổ4:phần miệng giữa chai và thân (cổ chai)
ðtừ nhiều nghĩa.
b/Từ đồng âm với danh từ cổ và nghĩa của từ đó:
+cổ đại:thời đại xa nhất trong lịch sử.
+cổ đông:người có cổ phần trong một công ty.
+cổ họng:phần của khí quản, thực quản ở vùng cổ.
Bài tập 3
-Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm (ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm):
+Cái bàn chúng tôi ngồi bàn chuyện ở bàn uống nước bàn bạc.
+Con sâu nấp sâu trong kẽ lá.
+Năm học này, lớp tôi chỉ có năm học sinh tiên tiến.
Bài tập 4
-Rõ ràng ở đây anh chàng nọ đã sử dụng biện pháp dùng từ ngữ đồng âm để lấy lí do không trả lại cái vạc cho người hàng xóm. Nếu sử dụng biện pháp chặt chẽ về ngữ cảnh mà hỏi anh chàng nọ rằng: “Vạc của ông hàng xóm là vạc bằng đồng cơ mà?” thì anh chàng nọ sẽ phải chịu thua.
-Y/c HS đọc bài tập
-Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập
-Y/c HS trình bày
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét chung
-Y/c HS đọc bài tập
-Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập
-Y/c HS trình bày
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét chung
-Y/c HS đọc bài tập
-Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập
-Y/c HS trình bày
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét chung
-Y/c HS đọc bài tập
-Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập
-Y/c HS trình bày
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét chung
-Cá nhân đọc
-HS xác định yêu cầu của bài tập
-HS trình bày
-HS nhận xét và bổ sung
-Lắng nghe
-Cá nhân đọc
-HS xác định yêu cầu của bài tập
-HS trình bày
-HS nhận xét và bổ sung
-Lắng nghe
-Cá nhân đọc
-HS xác định yêu cầu của bài tập
-HS trình bày
-HS nhận xét và bổ sung
-Lắng nghe
-Cá nhân đọc
-HS xác định yêu cầu của bài tập
-HS trình bày
-HS nhận xét và bổ sung
-Lắng nghe
HOẠT ĐỘNG 4
²Củng cố-Dặn dò
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm cần nắm:
+Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
+Ý thức vận dụng
+Luyện tập vận dụng hai yếu tố đó
-Nhận xét lớp học
-Nghe tiếp thu để chuẩn bị
File đính kèm:
- Giao an Ngu Van 7(14).doc