A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Thấy được tình cảm yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ.
- Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, tình cảm giao hoà.
- Tác dụng nghệ thuật thơ Đường và tầm quan trọng của câu cuối trong bài thơ tuyệt cú.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2625 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 10 - Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/10/2005
Tuần 10 -Tiết 37
CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Thấy được tình cảm yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ.
- Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, tình cảm giao hoà.
- Tác dụng nghệ thuật thơ Đường và tầm quan trọng của câu cuối trong bài thơ tuyệt cú.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày
Tiết
Lớp
SS
VM
2/. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy cho biết vài nét về nhà thơ Lý Bạch?
? Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ và cho biết ý nghĩa của bài thơ?
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: “ọng nguyệt hoài hương” (Trông trăng nhớ quê) là một chủ đề phổ biến trong thơ cổ, không chỉ ở Trung Quốc mà còn cả Việt Nam. Vầng trăng tròn tượng trưng cho sự đoàn tụ, cho nên ở xa quê, trăng càng sáng càng tròn lại càng nhớ quê. Hình ảnh vầng trăng cô đơn trong bầu trời cao thẳm trong đêm khuya thanh tĩnh đã đủ gợi lên nỗi sầu xa xứ. Tình cảnh “trông trăng nhớ quê” của Lý Bạch thể hiện qua bài thơ “Tĩnh dạ tứ”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
HĐ1: Đọc văn bản và giải thích từ khó trong phần chú thích.
? Cho biết vài nét về nhà thơ Lý Bạch?
GV hướng dẫn đọc: giọng nhẹ nhàng, diễn cảm.
? Bài thơ viết theo thể thơ nào?
? Cho biết cách gieo vần của bài thơ?
Nêu cách ngắt nhịp của bài thơ?
HĐ2: Tìm hiểu văn bản.
GV cho HS đọc 2 câu đầu.
? Hai câu đầu có phải tả cảnh không? Vì sao em biết?
? Nếu thay từ “sàng” (giường) bằng từ “án, trác” (bàn); đình (sân), … thì ý tứ câu thơ có thay đổi không?
GV cho HS đọc 2 câu cuối.
? Hai câu cuối hành động nào đáng chú ý?
?Tại sao cử đầu và vọng?
? Phép đối sử dụng như thế nào? Tác dụng của nó ra sao?
? Từ ngữ nào biểu hiện trực tiếp nỗi lòng của tác giả?
? Nhận xét bố cục của bài thơ?
=> Ngũ ngôn tứ tuyệt.
=> Câu 1-3 không vần ; câu 2 vần câu 4 tiếng cuối.
=> Ngắt nhịp 2/3.
=> Không phải tả cảnh thuần tuý.
=> Chữ “sàng” (giường) khiến người đọc hình dung nhà thơ đang nằm trên giường. Nếu thay từ “án”, “trác”, “đình” thì ý thơ sẽ khác?
=> Hai câu thơ này chỉ có từ “cố hương” là trực tiếp tả tình còn lại là tả hành động.
I. TÁC GIẢ – TÁC PHẨM
- Lý Bạch (701 – 762).
- Thể thơ : Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Hoàn cảnh sáng tác : sống tha phương trong cơn ly loạn.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN.
Sông tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương.
Ánh trăng cực sáng là đối tượng cảm nghĩ của chủ thể trữ tình trong một đêm trằn trọc không ngủ được.
Cử đầu vọng minh nguyệt.
Đê đầu tư cố hương.
Phép đối -> Nỗi nhớ quê hương da diết.
III. TỔNG KẾT
(Ghi nhớ SGK/124)
4/. Củng cố: Nêu ý nghĩa của bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”?
5/. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới: “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”
Đọc bài thơ và tìm hiểu vài nét về tác giả Hạ Tri Chương.
Tìm hiểu thể thơ và nội dung của bài thơ.
File đính kèm:
- TIET37.doc