Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 16 – Tiết 62: Ôn tập văn biểu cảm

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:

- Ôn lại lý thuyết làm văn biểu cảm

- Phân biệt văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

- Biết cách lập ý, lập dàn bài cho bài văn biểu cảm.

- Ngôn ngữ văn biểu cảm giống ngôn ngữ thơ.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK.

D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5721 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 16 – Tiết 62: Ôn tập văn biểu cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/12/2005 Tuần 16 – Tiết 62 ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Qua tiết học, HS cần tiếp thu được: - Ôn lại lý thuyết làm văn biểu cảm - Phân biệt văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. - Biết cách lập ý, lập dàn bài cho bài văn biểu cảm. - Ngôn ngữ văn biểu cảm giống ngôn ngữ thơ. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ. C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK. D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/. Ổn định Ngày : Tiết : Lớp : SS : VM : 2/. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3/. Bài mới Giới thiệu bài mới: Vừa qua các em đã thực hành hai bài làm văn về văn biểu cảm. Với tiết ôn tập này sẽ giúp các em nắm vững sự khác nhau cũng như mối quan hệ giữa văn biểu cảm, tự sự, miêu tả. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS BÀI HS GHI HĐ1: Tìm hiểu nội dung văn bản. GV yêu cầu HS đọc bài: Về An Giang, Cảm nghĩ về một bài ca dao. ? Cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như thế nào? GV cho HS đọc bài “Mầm kẹo”. ? Văn biểu cảm khác với tự sự chỗ nào? ? Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò như thế nào? ? Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm như thế nào? GV cho HS đọc bài “Cảm nghĩ mùa xuân”. ? Em sẽ thực hiện bài làm qua các bước nào? ? Bài văn biểu cảm thường sử dụng các biện pháp tu từ nào? ? Người ta nói ngôn ngữ biểu cảmgần với thơ, em có đồng ý không? Vì sao? => - Miêu tả: tái hiện lại trạng thái của sự vật, con người. - Biểu cảm:là bộc lô tình cảm => - Tự sự : kể lại sự việc. - Biểu cảm : nói lên cảm xúc sự việc. => Làm giá đỡ để tác giả bộc lộ tình cảm. => Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc bài. => Cảm nghĩ mùa xuân em sẽ thực hiện đề biểu cảm. => So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ. => Vì thơ mang tính trữ tình mà biểu cảm thì bộc lộ tình cảm do đó nó ngôn ngữ nó gần nhau. I. SỰ KHÁC NHAU GIỮA VĂN MIÊU TẢ VÀ VĂN BIỂU CẢM. - Miêu tả : tái hiện lại đối tượng (sự vật, cảnh vật, người) sao cho ta cảm nhận được. - Biểu cảm : bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết. II. SỰ KHÁC NHAU GIỮA VĂN BIỂU CẢM VÀ TỰ SỰ. - Tự sự : kể lại một chuỗi các sự việc đến khi kết thúc. - Biểu cảm : nói lên cảm xúc về sự việc. III. TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM. - Đóng vai trò làm giá đỡ cho tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc. - Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể. IV. CẢM NGHĨ MÙA XUÂN Thực hiện qua các bước sau: - Tìm hiểu đề. - Tìm ý - Lập dàn ý - Viết bài - Đọc bài (sửa chữa) V. BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG VĂN BIỂU CẢM. - So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ. - Ngông ngữ biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ. 4/. Củng cố ? Cho biết sự khác nhau giữa miêu tả với biểu cảm, tự sự với biểu cảm? ? Vai trò của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm? 5/. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới: “Sài Gòn tôi yêu” + Đọc văn bản và tìm hiểu câu hỏi ở mục tìm hiểu bài. + Tìm tranh có các cảnh đẹp ở Sài Gòn.

File đính kèm:

  • docTIET62.doc
Giáo án liên quan