A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và phong cách con người Sài Gòn.
- Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4225 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 16 - Tiết 63: Sài gòn tôi yêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/12/2005
Tuần 16-Tiết 63
SÀI GÒN TÔI YÊU
(Hướng dẫn đọc thêm)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và phong cách con người Sài Gòn.
- Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày
Tiết
Lớp
SS
VM
2/. Kiểm tra bài cũ
? Nêu những nét đặc sắc về tuỳ bút?
=> - Từ ngữ chọn lọc tinh tế
- Lối diễn đạt nhẹ nhàng, sấu sắc thiên về cảm xúc.
- Cảm xúc gắn liền với miêu tả, nhận xét, bình luận.
? Em hãy cho biết nhận xét của tác giả “Một món quà của lúa non : Cốm”?
3/. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Sài Gòn là “hòn ngọc Viễn Đông” đã trở thành thành phố mang tên Bác nhưng cái tên Gài Gòn vẫn còn in đậm trong trài tim của người dân thành phố. Đã có nhiều tác phẩm viết về Sài Gòn với bao tình cảm yêu thương, trân trọng, tự hào. Biết bao người dù đi xa nhưng vẫn nhớ về thành phố thân yêu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
HĐ1: Tìm hiểu bố cục văn bản.
GV cho HS đọc văn bản.
? Em hãy cho biết đại ý và bố cục của văn bản?
? Qua bài văn, em hãy cho biết tác giả cảm nhận Sài Gòn bằng phương diện nào?
HĐ2: Tìm hiểu văn bản.
? Ở đoạn 1, tác giả bày tỏ tình cảm gì với Sài Gòn?
? Sự cảm nhận tinh tế của tác giả được thể hiện như thế nào?
? Tác giả so sánh Sài Gòn với những ai và cái gì?
? Nêu tác dụng của phép so sánh?
GV cho HS đọc câu ca dao cuối đoạn và hỏi:
? Tác giả dẫn câu ca dao trên để làm gì?
? Tại sao ở đây toàn người Sài Gòn mặc dù không ít người gốc Bắc, Trung, Nam, … ? Đặc điểm này được diễn giải với cảm xúc như thế nào?
GV cho HS giải thích từ “bản địa”.
? Phong cách người bản địa ở Sài Gòn được khái quát bằng những tính từ và động từ nào?
? Hình ảnh cô gái Sài Gòn có điều gì chú ý nhất?
GV cho HS đọc đoạn “Miền Nam …”
? Đọc đoạn văn trên em liên tưởng đến bài văn nào, của ai đã học ở lớp 6?
? Qua đó nói lên tình cảm và suy nghĩ gì của tác giả?
=> Đại ý: Tình cảm của tác giả đối với thành phố Sài Gòn.
* Bố cục: 3 đoạn
+ Đoạn 1: “Từ đầu … tông chi họ hàng”.
+ Đoạn 2: “Ở trên … năm triệu.”
+ Đoạn 3: Phần còn lại
=> Thiên nhiên, khí hậu, cuộc sống, sinh hoạt, phong cách con người.
=> Tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn qua sự cảm nhận về thiên nhiên, khí hậu.
=> Cảm nhận về thời tiết, khí hậu, sinh hoạt.
=> Tác giả so tuổi thành phố với tuổi mình, so với 500 tuổi của đất nước.
=> Tô đậm cái trẻ trung của Sài Gòn.
=> Sài Gòn bao giờ … kéo đến.
=> HS giải thích từ trong SGK.
=> Đẹp, khoẻ khoắn, giản dị trong cách mặc, …
=> Hồi kí tự truyện “Lao xao” của Duy Khán.
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BỐ CỤC.
(SGK)
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1/. Sài Gòn – Thành phố 300 năm vẫn trẻ.
- Sài Gòn trẻ – Tôi đương già.
- Ba trăm năm so với 5 000 năm tuổi của đất nước …
- Trẻ như cây tơ đương độ nõn nà, sung mãn.
=> So sánh, tình cảm nồng nhiệt của tác giả đối với Sài Gòn.
2/. Sài Gòn – thời tiết và nhịp sống.
- Nhiệt đới: nắng lắm, mưa nhiều, cả năm nóng nực, nắng mưa that thường.
- Nhịp sống : náo động, dập dìu xe cộ.
3/. Đặc điểm cư dân Sài Gòn.
- Sài Gòn bao giờ cũng dang hai cánh tay … kéo đến.
4/. Phong cách bản địa của người Sài Gòn.
- Phong cách: ăn nói tự nhiên, vui vẻ, dễ dãi, ít dàn dựng, tính toán, thẳng thắn, bộc trực, …
5/. Phong cách các cô gái Sài Gòn.
- Đẹp, khoẻ khoắn, ăn mặc giản dị.
VD: Cô gái Sài Gòn đi tải đạn.
6/. Sài Gòn – đô thị hiền hoà, mảnh đất lành.
- Sài Gòn ít chim, nhiều người.
III. GHI NHỚ
(SGK/173)
4/. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới: “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng.
? Cho biết vài nét về tác giả Vũ Bằng?
? Cảnh sắc mùa xuân được miêu tả như thế nào?
File đính kèm:
- TIET63.doc