A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt(so sánh, ẩn dụ, ) của những câu tục ngữ trong bài học. Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 19 – Tiết 77: Tục ngữ nói về con người và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12/01/2006
Tuần 19 – Tiết 77
TỤC NGỮ NÓI VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt(so sánh, ẩn dụ, …) của những câu tục ngữ trong bài học. Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày :
Tiết :
Lớp :
SS :
VM :
2/. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy trình bày thế nào là văn nghị luận? Nêu một ví dụ minh hoạ?
3/. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
Hoạt động 1:
GV hướng dẫn HS đọc văn bản và chú thích SGK/12. Chú ý cách nhắt nhịp.
Hoạt động 2:
? Đọc và giải thích nghĩa của câu 1?
? Đọc và giải thích nghĩa câu 2?
? Phân tích nghệ thuật và nội dung của câu tục ngữ?
? Từ “đói”, “rách” thể hiện điều gì? “Sạch”, “thơm” thể hiện điều gì?
? Đọc và phân tích câu 4?
? Câu này có mấy vế?
? Từ “học” lặp lại mấy lần? Có tác dụng gì?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa câu 5,6,7,8,9.
? Hai câu 5,6 là mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau?
? Qua bài phân tích các câu tục ngữ trên, em hiểu gì về con người và xã hội?
=> Con người quý hơn của cải -> Nghệ thuật so sánh.
=> Câu tục ngữ có 2 nghĩa -> Khuyên nhủ, nhắc nhở.
=> Hai vế đối rất chỉnh, bổ sung và làm sáng tỏ cho nhau.
=> Nghĩa đen
Nghĩa bóng
-> Sạch, thơm là điểu con người cần phải đạt, phải giữ gìn.
=> 4 vế -> Vừa nhấn mạnh vừa mở ra những điều con người cần phải học.
=> Bổ sung cho nhau
=> HS đọc Ghi nhớ
I. TÌM HIỂU BÀI
Câu 1: Người quý hơn của gấp bội lần -> Giá trị con người.
Câu 2:
- Răng, tóc thể hiện sức khoẻ con người.
- Thể hiện hình thức, tư cách, tính tình con người.
Câu 3: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi.
Câu 4: Khuyên con người phải học để ứng xử, mọi hành vi đều chứng tỏ mình là người lịch sự tế nhị.
II. GHI NHỚ SGK/13
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong bài 19 đã học.
* Câu đồng nghĩa:
- Người sống đống vàng
- Lấy của che thân
- Uống nước nhớ nguồn
* Câu trái nghĩa:
- Của trọng hơn người
- Ăn cháo đá bát
4/. Dặn dò
Học bài và soạn bài mới : “Rút gọn câu”
? Thế nào là rút gọn câu”?
? Cách dùng câu rút gọn?
File đính kèm:
- TIET77.doc