A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 26 – Tiết 104: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/02/2006
Tuần 26 – Tiết 104
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP
LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày :
Tiết :
Lớp :
SS :
VM :
2/. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu?
? Các trường hợp dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu?
3/. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu giải thích trong đời sống.
? Trong đời sống khi nào người ta cần giải thích?
? Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày?
Hoạt động 2: Tìm hiểu phép lập luận giải thích.
GV cho HS đọc bài văn “Lòng
khiêm tốn”.
? Bài văn giải thích vấn đề gì? Và giải thích như the ánào?
? Phương pháp giải thích có phải là đưa ra các định nghĩa về lòng khiêm tốn không? Vì sao?
? Liệt kê những biểu hiện đối lập với khiêm tốn?
? Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn và cái hại của khiêm tốn có phải là cách giải thích không? Vì sao?
=> Khi gặp những vần đề mà con người chưa hiểu thì nhu cầu giải thích nẩy sinh.
=> Vì sao có lụt? (Lụt là do mưa nhiều, ngập úng tạo nên)
- Vì sao lại có nguyệt thực? (Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng, mà chỉ phản quang lại ánh sáng nhận từ Mặt Trời. Trong quá trình vận hành, Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời có lúc cùng đứng lên một đường thẳng. Trái Đất ở giữa che mất nguồn sáng của Mặt Trời và làm cho Mặt Trăng bị tối).
=> Bài văn giải thích vấn đề lòng khiêm tốn và giải thích bằng cách so sánh với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hằng ngày.
=> Khiêm tốn là tính nhã nhặn, thường tự cho mình là kém, khiêm tốn là biết mình biết người-> Đây cũng là một trong những cách giải thích về lòng khiêm tốn. Vì nó trả lời cho câu hỏi làm gì?
=> Kiêu căng, tự phụ, tự mãn, khinh người,…
=> Phải vì nó giúp người đọc hiểu khiêm tốn là gì?
I. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI THÍCH.
1/. Tìm hiểu chung về nhu cầu giải thích trong đời sống.
- Khi gặp vần đề con người chưa hiểu thì nhu cầu giải thích nẩy sinh.
- Câu hỏi: Vì sao có lụt? Vì sao có nguyệt thực? Vì sao có dịch bệnh? Vì sao mất mùa?
2/. Tìm hiểu phép lập luận giải thích.
Bài văn “Lòng khiêm tốn”
- Nêu định nghĩa khiêm tốn là gì?
- Khiêm tốn có lợi và có hại như thế nào?
- Liệt kê những đối lập với tính khiêm tốn?
* GHI NHỚ (SGK/71)
4/. Củng cố:
? Thế nào là giải thích trong văn nghị luận?
=> Là làm cho người đọc hiểu rõ những tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,… cần được giải thích.
? Người ta thường giải thích bằng cách nào?
=> Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh,…
5/. Dặn dò : Học bài và soạn bài mới “Sống chết mặc bay”
+ Đọc văn bản.
+ Xem câu hỏi ở mục tìm hiểu bài.
File đính kèm:
- TIET104.doc