Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 33 năm 2012 - 2013

A - Mục tiêu.

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Hệ thống và nắm chắc một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc - hiểu văn bản như ca dao, dân ca, tục ngữ, thơ trữ tình.

2. Về kỹ năng:

- Hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức về các văn bản đã học; so sánh, ghi nhớ, học thuộc lòng các văn bản tiêu biểu.

3. Về thái độ:

- Bồi dưỡng HS tinh thần học tập nghiêm túc; Hiểu được ý nghĩa và có thái độ tích cực trong việc học văn chương.

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1021 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 33 năm 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 33 Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 30. phần văn học Tiết 121: ôn tập phần văn A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Hệ thống và nắm chắc một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc - hiểu văn bản như ca dao, dân ca, tục ngữ, thơ trữ tình... 2. Về kỹ năng: - Hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức về các văn bản đã học; so sánh, ghi nhớ, học thuộc lòng các văn bản tiêu biểu... 3. Về thái độ: - Bồi dưỡng HS tinh thần học tập nghiêm túc; Hiểu được ý nghĩa và có thái độ tích cực trong việc học văn chương. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo 2. Học sinh - Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ) ở giờ trước chúng ta đã ôn tập, hệ thống lại kiến thức về một số thể loại văn học đã được học như: ca dao dân ca, tục ngữ,... giờ hôm nay sẽ giúp chúng ta tiếp tục ôn tập về các thể loại văn học đã được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 7. Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh luyện tập (40 phút). - Trên cơ sở HS đã chuẩn bị bài ở nhà GV gọi HS lên bảng điền theo mẫu - GV nhận xét bổ sung 6. Văn xuôi: Số thứ tự Nhan đề văn bản Giá trị chính về nội dung Giá trị chính về nghệ thuật 1 Cổng trường mở ra (Lí Lan): Tấm lòng thương yêu của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường. Văn biểu cảm tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng. 2 Mẹ tôi (ét môn đô Ami xi) Tấm lòng thương yêu lo lắng, sự hi sinh quên mình của người mẹ đối với con và tình thương yêu kính trọng thiêng liêng của người con đối với mẹ. Văn biểu cảm qua hình thức 1 bức thư của người bố gửi cho con. 3 Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài) Tình cảm gia đình là quí báu và quan trọng, hãy cố gắng giữ gìn và bảo vệ hạnh phúc ấy. Văn tự sự có bố cục rành mạch và hợp lí. 4 Một thứ quà của lúa non - Cốm (Thạch Lam) Một phong vị, một nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo mà giản dị của dân tộc. Tùy bút tinh tế, nhẹ nhàng, sâu sắc. 5 Sài gòn tôi yêu (Minh Hương) Nét đẹp riêng của người Sài gòn và phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và sống tình nghĩa của người Sài gòn NT biểu hiện cảm xúc của tác giả qua thể văn tùy bút 6 Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) Cánh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân ở Hà nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương tha thiết của người xa quê hương. Văn tùy bút giàu hình ảnh gợi cảm. 7 Ca Huế trên sông Hương (Hà ánh Minh) Vẻ đẹp của ca Huế, một hình thức sinh hoạt văn hóa, âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng quí. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể và tả trong phong cách văn xuôi 8 Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) Lên án gay gắt bọn quan lại thực dân Phong kiến vô nhân đạo và bày tỏ niềm cảm thương vô hạn trước cảnh cơ cực của người dân qua việc cứu đê Truyện ngắn hiện đại với NT tương phản tăng cấp và lời kể, tả, bình sinh động, hấp dẫn. 9 Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn ái Quốc) Vạch trần bộ mặt giả dối và tư cách hèn hạ của bọn Thực Dân Pháp, đồng thời ca ngợi nhân cách cao thượng và tấm lòng hi sinh vì dân, vì nước của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Truyện ngắn được hư cấu tưởng tượng qua giọng văn châm biếm, hóm hỉnh H: Dựa vào bài 21 (Sự giàu đẹp của tiếng Việt), kết hợp với việc học tập TP văn học bằng Tiếng Việt đã có, hãy phát biểu những ý kiến về sự giàu đẹp của Tiếng Việt (có dẫn chứng kèm theo) ? H: Dựa vào bài 24 (ý nghĩa văn chương), kết hợp với việc học tập TP văn học đã có, hãy phát biểu những điểm chính về ý nghĩa văn chương (có dẫn chứng kèm theo ) ? H: Việc học phần tiếng Việt và TLV theo hướng tích hợp trong Chương trình Ngữ văn lớp 7 đã có ích lợi gì cho việc học phần văn ? Nêu một số ví dụ ? H: Đọc kĩ nhiều lần bảng tra cứu các yếu tố HV ở cuối sách Ngữ văn 7, tập II. Ghi vào sổ tay những từ (mở rộng) khó hiểu và tập tra nghĩa trong từ điển ? 7. Văn nghị luận. a. Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai): - Cái đẹp của Tiếng Việt là sự cân đối, hài hòa về nhịp điệu, về âm hưởng, về thanh điệu: "MN là máu của VN, thịt của VN. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi" (HCM). - Cái hay của Tiếng Việt được thể hiện ở sự uyển chuyển tế nhị trong cách dùng từ, đặt câu, biểu thị được sự phong phú, sâu sắc t.cảm của con người: "Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô tát ánh trăng vàng đổ đi" (ca dao ). Tóm lại, cái hay và cái đẹp của Tiếng Việt là biểu thị sự hùng hồn sức sống mãnh liệt của DT VN. b. ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh): - ý nghĩa văn chương là "hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống". Nguồn gốc của văn chương "cũng là giúp cho t.cảm và gợi lên lòng vị tha". Nghĩa là văn học có chức năng phản ánh hiện thực, nâng cao nhận thức, giúp người đọc "hình dung sự sống muôn hình vạn trạng" đó là điều kì diệu của văn thơ. - Văn chương "gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có ". Ví như thương người, yêu q.hg, say mê học tập, lao động, mơ ước vươn tới chân trời bao la... Những tình cảm ấy là do cuộc sống và văn chương bồi đắp cho tâm hồn. - Văn chương còn làm cho cuộc đời thêm đẹp, thêm phong phú hơn như tác giả đã viết: "Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần". Ví dụ: "Tôi yêu non xanh, núi tím, tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng tôi yêu nhất mùa xuân" (Vũ Bằng) 9. Tác dụng của việc học Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp: - Tích hợp là sát nhập 3 phân môn: văn - tiếng Việt - TLV vào một chỉnh thể là Ngữ văn. Từ đó mỗi bài học được thực hiện gọn trong một tuần. - Chương trình Ngữ văn 7 đã tạo ra sự thuận lợi cho việc học phần văn. 10. Đọc bảng tra cứu các yếu tố HV: - Hướng dẫn HS về nhà làm *3 Hoạt động 3: (2 phút ) 4. Củng cố. - GV nhận xét giờ học, ý thức của HS,... 5. Dặn: HS về học bài, ôn tập, chuẩn bị bài sau. D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:.................................................................................................................... ....................................................................................................................................... * Tồn tại:....................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 30. phần tiếng việt Tiết 122: dấu gạch ngang A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Hiểu được công dụng của công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản. 2. Về kỹ năng: - Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối; sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản. 3. Về thái độ: - Có ý thức sử dụng dấu gạch ngang đúng cách trong viết văn - Hiểu được sự phong phú của Tiếng Việt B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo; Chuẩn bị đồ dùng bảng phụ 2. Học sinh - Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là dấu chám lửng ? Dấu chấm lửng được sử dụng khi nào ? Cho ví dụ. - Nêu công dụng của dấu chầm phẩy. Cho ví dụ ? 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút) Trong Tiếng Việt khi nói và viết đôi khi người ta chỉ sử dụng những ký hiệu như một dấu gạch ngang nhưng nó lại có một ý nghĩa phản ánh, thể hiện một nội dung quan trọng. Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu vấn đề này trong bài học hôm nay. Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu - hình thành khái niệm (18 phút) - GV treo bảng phụ cho HS quan sát đọc VD. H: Trong mỗi câu trên, dấu gạch ngang được dùng để làm gì ? a. Đánh dấu bộ phận giải thích. b. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. c. Được dùng để liệt kê. d. Dùng để nối các bộ phận trong liên danh. H: Qua các ví dụ trên, em thấy dấu gạch ngang có những công dụng gì ? - Gọi HS đọc yêu cầu trong sgk H: Trong ví dụ (d) ở mục I, dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-ren được dùng đề làm gì ? d. Va-ren: Dấu gạch nối được dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài. H: Cách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang ? - Cách viết: Dấu gạch nối được viết ngắn hơn dấu gạch ngang. H: Qua tìm hiểu ví dụ, em thấy dấu gạch nối khác với dấu gạch ngang ở chỗ nào? *3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (18 phút) - HS đọc yêu cầu của bài tập và thảo luận theo bàn - Gọi 3 - 4 em lên bảng chữa bài tập. - HS đọc yêu cầu và làm bài tập - Gọi 1 em lên bảng làm - Cho các em khác nhận xét - GV nhận xét, sửa chữa - HS suy nghĩ làm bài tập - Gọi 2 - 4 em lên bảng làm bài - GV nhận xét, sửa chữa H: Đặt câu có dùng dấu gạch ngang: a. Nói về một nhân vật trong vở chèo Quan âm Thị Kính ? b. Nói về cuộc gặp mặt của đại diện hs cả nước ? I - Công dụng của dấu gạch ngang 1. Ví dụ: 2. Ghi nhớ 1. Sgk. T 130 II - Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối 1. Ví dụ: 2. Ghi nhớ 2 Sgk. T 130 III - Luyện tập. 1. Bài tập 1. T 130 - 131 Đáp án: a,b. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích. c. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích. d,e. Dùng để nối các bộ phận trong một câu liên danh. 2. Bài tập 2. T 131 Đáp án: - Dấu gạch nối dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài. 3. Bài tập 3: Đáp án: Có thể đặt như: a.Thị Kính- con Mãng ông- lấy chồng là Thiện Sĩ- con Sùng ông, Sùng bà. b. Cuộc gặp gỡ đại diện HS cả nước hôm nay có đầy đủ đại diện các nơi, đặc biệt là đại diện của Bà Rịa- Vũng Tàu. *4 Hoạt động 4: (3 phút ) 4. Củng cố. - Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ. 5. Dặn: HS về học bài, làm bt chuẩn bị bài sau D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:............................................................................................................... ................................................................................................................................. * Tồn tại:................................................................................................................. ................................................................................................................................. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 30. phần tiếng việt Tiết 123: ôn tập phần tiếng việt A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức về các dấu câu, các kiểu câu đơn. 2. Về kỹ năng: - Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức, tập hệ thống bằng sơ đồ tư duy 3. Về thái độ: - Có ý thức giữ gìn, phát huy sự giàu đẹp, phong phú của Tiếng Việt B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo; Chuẩn bị đồ dùng bảng phụ 2. Học sinh - Đọc, tìm hiểu nội dung bài C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Dấu gạch ngang có những công dụng gì ? Cho VD - Cách phân biệt dấu gạc ngang với dấu gạch nối ? 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút) Thế nào là câu đơn ? Câu đơn có các kiểu câu nào ? Dấu câu có các kiểu nào ? Tác dụng của chúng ra sao ? Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS ôn tập (40 phút) H: Dựa vào mô hình trong sgk em thấy câu đơn được phân loại nh thế nào ? - Có hai loại câu đơn. H: Câu phân loại theo mđ nói gồm có những kiểu câu nào ? Cho ví dụ ? H: Câu trần thuật đợc dùng để làm gì ? H: Vì sao em biết câu : "Bạn đi học à ?" là câu nghi vấn ? - vì câu này được dùng để hỏi việc. H: Câu cầu khiến được dùng để làm gì ? H: Dựa vào đâu để khẳng định câu bên là câu cảm thán ? - Dựa vào 2 từ ôi, quá là 2 từ bộc lộ cảm xúc. H: Câu phân loại theo cấu tạo gồm có những kiểu câu nào ? - Có 2 loại. H: Đặt 1 câu bình thường, vì sao em biết đó là câu đơn bình thường ? - Vì nó có 1 kết cấu C-V. H: Thế nào là câu đặc biệt ? Đặt một câu đặc biệt ? - Kết thúc phần I, GV dành thời gian khoảng 5 phút cùng HS hệ thống lại toàn bộ kiến thức bằng một sơ đồ tư duy. H: Em đã được học những dấu câu nào ? H: Có những dấu chấm nào ? Những dấu chấm đó được dùng để làm gì ? - GV: Nhưng có lúc người ta dùng dấu chấm ở cuối câu cầu khiến, đặt các dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong ngoặc đơn vào sau 1 ý hay 1 từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ, cụm từ hoặc câu đó. H: Dấu phẩy được dùng để làm gì ? H: Dấu chấm phẩy có công dụng gì ? H: Dấu chấm lửng được dùng trong những trường hợp nào ? H: Dấu gạch ngang được sử dụng để làm gì ? I - Các kiểu câu đơn. 1. Phân loại câu theo mục đích nói: a. Câu trần thuật: Dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về 1 sự việc, sự vật hay để nêu 1 ý kiến. VD: Tôi đi học. b. Câu nghi vấn: là câu dùng để hỏi về người, về việc, về vật. VD: Bạn đi học à ? c. Câu cầu khiến: là câu dùng để yêu cầu, đề nghị, sai khiến, chúc mừng,... VD: Bạn đừng nói chuyện nữa ! d. Câu cảm thán: là câu dùng để bộc lộ cảm xúc. VD: Ôi, bông hoa này đẹp quá ! 2. Phân loại câu theo cấu tạo: a. Câu bình thường: là câu có cấu tạo theo mô hình C-V. VD: Hôm qua lớp tôi đi lao động. b. Câu đặc biệt: là loại câu không có cấu tạo theo mô hình C-V. VD: Trơn quá ! II - Các dấu câu. 1. Dấu chấm: - Dấu chấm thường đặt ở cuối câu trần thuật, dấu chấm hỏi đặt dưới câu nghi vấn, dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến và câu cảm thán. 2. Dấu phẩy: dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu: - Giữa các thành phần phụ của câu với CN và VN. - Giữa các từ ngữ có chức vụ trong câu - Giữa 1 từ ngữ với bộ phận chú thích của câu. - Giữa các vế của một câu ghép. 3. Dấu chấm phẩy: dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp. 4. Dấu chấm lửng: dùng để: - Thể hiện còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. - Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. - Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị xuất hiện của 1 từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. 5. Dấu gạch ngang: dùng để: - Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. - Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. - Nối các từ nằm trong 1 liên danh. *3 Hoạt động 3: (3 phút ) 4. Củng cố. - Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ. 5. Dặn: HS về học bài, làm bt chuẩn bị bài sau D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:.................................................................................................................... ...................................................................................................................................... * Tồn tại:....................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 30. phần tập làm văn Tiết 124: văn bản báo cáo A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Nắm được những đặc điểm của văn bản báo cáo: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này. 2. Về kỹ năng: - Nhận biết văn bản báo cáo; viết văn bản báo cáo đúng quy cách - Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo 3. Về thái độ: - Có ý thức học tập và vận dụng kiểu văn bản báo cáo vào công việc, cuộc sống. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo 2. Học sinh - Đọc, tìm hiểu nội dung bài theo sgk C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Khi nào thì ta cần dùng văn bản đề nghị ? Nêu cách trình bày một văn bản đề nghị ? 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút) Trong cuộc sống, trong học tập hay công việc chúng ta phải báo cáo, tổng kết lại quá trình thực hiện, đánh giá những kết quả và những tồn tại để thực hiện công việc đó ta phải sử dụng văn bản báo cáo. Vậy văn bản báo cáo được xây dựng ntn ? các bước tiến hành nó ra sao ? Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu - Hình thành khái niệm (20 phút) - Gọi HS đọc các văn bản trong sgk H: Văn bản 1 báo cáo về việc gì ? - Văn bản 1: báo cáo về hoạt động chào mừng ngày 20.11. H: Văn bản 2 báo cáo về việc gì ? - Văn bản 2: báo cáo về kết quả quyên góp ủng hộ các bạn HS vùng lũ lụt. H: Qua trên em thấy: Viết báo cáo để làm gì ? Khi viết báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày ? H: Em đã viết báo cáo lần nào chưa ? Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt và trong học tập ở trường, ở lớp em ? - Lớp trưởng viết báo cáo kết quả buổi lao động trồng cây sau tết của lớp cho thầy cô chủ nhiệm, báo cáo kết quả tham gia hoạt động chào mừng ngày 26.3 của lớp cho thầy cô chủ nhệm... H: Trong các tình huống (sgk), tình huống nào cần phải viết báo cáo ? - Tình huống a: Viết văn bản đề nghị, b: văn bản báo cáo, c: Viết đơn xin nhập học. H: Các mục trong văn bản báo cáo được trình bày theo thứ tự nào ? H: Hai văn bản chúng ta vừa tìm hiểu ở phần trên có gì giống và khác nhau ? H: Từ 2 văn bản trên, em hãy rút ra cách làm một văn bản báo cáo ? - HS đọc tham khảo sgk. T 135 - Gọi 1 HS đọc phần lưu ý - Gv: Báo cáo là loại văn bản khá thông dụng trong đời sống hằng ngày. Có các loại báo cáo định kì (tuần, tháng, quí, nửa năm, một năm,...) và báo cáo đột xuất về các vụ việc, sự kiện xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người như bão, lụt, cháy, tai nạn giao thông,... *3 Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh luyện tập: (15 phút) - Gọi 1 - 2 em trình bày - GV và HS nhận xét H: Sưu tầm và giới thiệu trước lớp một văn bản báo cáo nào đó (chỉ ra các nội dung, hình thức, phần, mục) được trình bày trong đó ? - Gọi HS trả lời - GV nhận xét, bổ sung H: Nêu và phân tích những lỗi cần tránh khi viết văn bản ? I - Đặc điểm của VB báo cáo. 1. Đọc các văn bản: 2. Ghi nhớ Sgk. T 136 3. Tình huống: II - Cách làm văn bản báo cáo: 1. Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo: *Thứ tự trình bày: - Quốc hiệu. - Địa điểm, ngày, tháng, năm viết báo cáo. - Tên văn bản: Báo cáo về... - Nơi nhận: Kính gửi, đồng kính gửi. - Lí do, diễn biến, kết quả. - Kí tên, ghi rõ họ tên, chức vụ. *So sánh 2 văn bản trên: - Giống: về cách trình bày các mục. - Khác: ở nội dung cụ thể. * Ghi nhớ. Sgk. T 136 2. Dàn mục văn bản báo cáo: sgk (135). 3. Lưu ý: sgk (135). III - Luyện tập. 1. Bài tập 1. T 136 Đáp án: 2. Bài tập 2. Sgk T 136 *4 Hoạt động 4: (3 phút ) 4. Củng cố. - Gọi 1 HS đọc lại phần ghi nhớ - GV nhận xét giờ học, ý thức của HS,... 5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau. D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:.............................................................................................................. ................................................................................................................................ * Tồn tại:................................................................................................................. ................................................................................................................................. ========================= Hết tuần 33 =======================

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 7 Tuan 33CKTKN.doc