Giáo án môn Ngữ văn 9 - Phần ôn tập văn buổi chiều

 Đề 1. Suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền qua hình tượng nhân vật Vũ Nương (“Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ)

 Xác định yêu cầu của bài.

a. Yêu cầu về nội dung.

ã Thể loại nghị luận văn học. Người viết có thể bố cục bài viết theo cách khác nhau, nhưng phải đúng kiểu bài bình luận để thấy rõ:

- Người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền có cuộc đời & số phận vô cùng đau khổ vì họ phải chịu nhiều oan ức, bất công.

- Có sự cảm thông sâu sắc với số phận nhân vật.

- Lên án cách sống bội bạc, thái độ bảo thủ, gia trưởng của chế độ nam quyền.

b. Yêu về hình thức.

Biết vận dụng kiến thức đã học về thể loại nghị luận văn học để bố cục mạch lạc, chặt chẽ theo 3 phần: Mở bài (đặt vấn đề); Thân bài (giải quyết vấn đề); Kết bài (kết thúc vấn đề).

- Biết vận dụng kiến thức đã học ở văn bản để làm dẫn chứng minh hoạ cho lí lẽ.

- Lập luận chặt chẽ, trình bày vấn đề rõ ràng, hợp lí.

- Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3761 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Phần ôn tập văn buổi chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1. Suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền qua hình tượng nhân vật Vũ Nương (“Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ) Xác định yêu cầu của bài. a. Yêu cầu về nội dung. Thể loại nghị luận văn học. Người viết có thể bố cục bài viết theo cách khác nhau, nhưng phải đúng kiểu bài bình luận để thấy rõ: Người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền có cuộc đời & số phận vô cùng đau khổ vì họ phải chịu nhiều oan ức, bất công. Có sự cảm thông sâu sắc với số phận nhân vật. Lên án cách sống bội bạc, thái độ bảo thủ, gia trưởng của chế độ nam quyền. Yêu về hình thức. Biết vận dụng kiến thức đã học về thể loại nghị luận văn học để bố cục mạch lạc, chặt chẽ theo 3 phần: Mở bài (đặt vấn đề); Thân bài (giải quyết vấn đề); Kết bài (kết thúc vấn đề). Biết vận dụng kiến thức đã học ở văn bản để làm dẫn chứng minh hoạ cho lí lẽ. Lập luận chặt chẽ, trình bày vấn đề rõ ràng, hợp lí. Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. Đề 2. 1/ Tóm tắt nội dung hồi thứ 14. Quân Thanh kéo vào Thăng Long. Tướng Tây Sơn là Ngô Văn Sở lưu quân về vùng núi Tam Điệp. Quang Trung lên ngôi vua ở Phú Xuân tự đốc xuất dịa binh nhằm ngày 25 tháng chạp năm 1788 tiến quân ra Bắc diệt quân Thanh. Dọc đường vua Quang Trung kén thêm binh lính, mở duyệt binh lớn, chia quân thành các đạo, chỉ dụ tướng lĩnh, mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng chạp. Hẹn đến ngày mùng 7 Tết thắng giặc mở tiệc ăn mừng ở Thăng Long. Đội quân của Quang Trung đánh đến đâu thắng đến đó khiến quân Thanh đại bại. Ngày mồng 3 Tết Quang Trung đã tiến quân vào thành Thăng Long. Tướng Thanh là Tôn Sĩ Nghị vội vã tháo chạy về nước, vua Lê Chiêu Thống cùng gia quyến chạy trốn theo. Phân tích: 2/ cuộc hành quân thần tốc của quang trung để thấy được quang trung có tài dụng binh như thần Ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân (Huế). Ngày 29 đã ra tới Nghệ An vượt khoảng mấy trăm dặm qua núi, qua đèo. Tại đây ông vừa tuyển quân, vừa tổ chức đội ngũ duyệt binh, chỉ trong 1 ngày. Hôm sau tiến quân ra Tam Điệp, giáp giới Ninh Bình, Thanh Hoá. Đêm 30 tháng chạp quân sĩ lập tức lên đường tiến ra Thăng Long. Tất cả đều đi bộ. Có sách còn kể vua Quang Trung sử dụng cả cáng và võng. Cứ 2 người khiêng thì 1 người được nghỉ. Luân phiên nhau suốt ngày đêm. Từ Tam Điệp ra đến Thăng Long khoảng hơn 100 dặm. Vừa hành quân vừa đánh giặc vậy mà vua Quang Trung khẳng định là mùng 7 tháng giêng sẽ ăn Tết ở Thăng Long. Thực tế đã rút gọn được 2 ngày. Hành quân xa liên tục như vậy nhưng cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề, cũng do tài năng tổ chức của người đứng đầu. Hơn 1 vạn quân mới tuyển đặt ở trung quân, còn quân tinh nhuệ từ đất Thuận Quảng ra thì bao bọc ở 4 doanh điền, hậu, tả, hữu. Theo dõi cuộc hành quân của Nguyễn Huệ từ Tam Điệp trở ra người đọc mới hiểu thế nào là thần tốc. Về lực lượng chia làm 5 đạo cả thuỷ quân và bộ quân. Đại quân chủ yếu là đi bộ. Từ Nghệ An ra, đến đêm 30 tháng chạp (Mậu Thân 1788) đạo quân của Nguyễn Huệ còn ở Tam Điệp mà đến đêm mồng 3 tháng giêng Kỉ Dậu 1789 đã tới Hà Hồi, vượt qua 2 con sông Gián Khẩu và Thanh Quyết. Tiếp cận Thăng Long hơn 100 dặm mà chỉ có 3 ngày. Giữ nguyên tốc độ ấy, mờ sáng ngày mồng 4 Tết. Đại quân đã đến Ngọc Hồi, dập tắt sự khắng cự dữ dội của giặc dưới sự chỉ huy của tên thái thú Sầm Nghi Đống. 3/. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ. Truyện vua Quang Trung đại phá quân Thanh, ngày nay, hẳn chẳng mấy ai còn biết. Người dân VN từ lâu đã từng thân thiết và tự hào với những cái tên Hà Hồi, Khương Thượng, Đống Đa… Phải đâu ai cũng tỏ tường rằng những hiểu biết lâu nay về sự kiện đại phá quân Thanh chính ra lại được chứa đựng nhiều nhất trong 1 tác phẩm vẫn được coi là tiểu thuyết – cuốn sách mang tên Hoàng Lê nhất thống chí của dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai. Quả thế, nếu muốn được hít thở lại bầu không khí của những tháng ngày chiến thắng tưng bừng đó cùng những tư cách và diện mạo của người anh hùng Nguyễn Huệ thì kg gì hơn là cùng đọc lại “Hồi thứ mười bốn” trong thiên tiểu thuyết lịch sử của văn phái họ Ngô. Quang Trung – một con người trí dũng vẹn toàn, xứng đáng là hiện thân cho chiến thắng - đã được giới thiệu trái ngược hẳn với sự hồ đồ của Tôn Sĩ Nghị. Lê Chiêu Thống. Ngay khi nghe tin cấp báo của Văn Tuyết, Quang Trung giận lắm “liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay”. Mất hết đất từ quan ải đến Thăng Longh những Quang Trung kg tỏ ra nao núng chút nào, đó chính là quyết đoán trước biến cố lớn của người cầm quân. Không những thế Quang Trung còn là 1 người mưu lược trong việc nhận định tình hình quan những lời khi ông nêu bật chính nghĩa của ta là phi nghĩa của địch, đất nào sao ấy, người phương Bắc bụng dạ ắt khác, trong lịch sử chúng đã từng gây nhiều tội ác với dân ta, nhân dân ta đã có truyền thống chống giặc ngoại xâm giành độc lập từ đời Trưng nữ vương đến Lê Thái Tổ… Ta như nhận ra bên dưới lời dụ quân lính trước lên đường cái hồn phách thiêng liêng của một Nam quốc sơn hà, cai giọng khích lệ nghiêm nghị của một Hịch tướng sĩ và nhất là cái âm hưởng dõng dạc, chứa đầy căng một niềm bất khuất, tự hào của Bình Ngô đại cáo chắc chắn phải là một trí tuệ, một tâm hồn cao rộgn lắm mới có thể bao gồm và chung đúc được những chừng ấy tinh hoa trong một bài nói làm lay động lòng người. Người đọc Hồi thứ mười bốn càng kg thể quên được tầm nhìn xa chiến lược của Quang Trung. Ngay khi giặc còn đang đóng quân ở Thăng Long, gần Bắc Hà còn nằm trong tay chúng, vậy mà Quang Trung tự tin nói rằng “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh”. Chưa thực sự ra quân mà đã sắp sẵn phương lược để chiến thắng gọn gàng, nhanh chóng, còn người ấy đã sớm tính trước nước cờ của 10 ngày. Những lo liệu đến cả chuyện sau khi giặc đã thua rồi thì cử người “khéo lời lẽ” để dẹp việc binh đao, chờ cho tới khi nước giàu dân mạnh, con người ấy còn tính xong xuôi nước cờ của cả mười năm tới trong hoà bình ngay khi đang ngồi trên lưng ngựa. Với những tướng lĩnh cùng quê và thân cận đã lâu năm như Ngô Văn Sở, Quang Trung quở trách nghiêm khắc, quyết kg để cho quân pháp bị lơi lỏng. Nhưng với những danh tướng Bắc Hà mới đi theo cờ nghĩa như Ngô Thì Nhậm, Quang Trung lại yên ủi, vỗ về, kg tiếc tiếc lời đánh giá cao, kg để lỡ bày dịp bày tỏ niềm tin cậy. Chính bởi mưu lược trong kết đoán bề tôi nên trước khi thu phục hoàn toàn đất nước, QT đã thu phục hoàn toàn được lòng người. Và trong khi bọn cướp nước và bán nước và bán nước cứ đờ đẫn, ra rời ra trong khiêu căng và trễ nải thì người anh hùng áo vải Tây Sơn lại kịp khẩn trương làm 1 núi việc khổng lồ. Hẳn chẳng phải là sự tình cờ khi tác giả đưa ra hàng loạt mốc thời gian nối tiếp nhau, dồn đạp: Ngày 24 tháng 11, Văn Tuyết đã vào đến Phú Xuân; trong vòng đúng 1 tháng QT đã quyết định xong phương lược, chuẩn bị quân lính lo liệu công việc ở Phú Xuân, làm lễ lên ngôi vua và ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1-1798) đã dốc xuất đại quân cả thuỷ lẫn bộ cùng ra đi; 29 tháng chạp đã đến Nghệ An. Tại đây ông kén lính, cứ ba suất đinh lấy 1 người, sau đó mở cuộc duyệt binh lớn và quân mới tuyển đặt làm trung quân, quân Thuận Quảng đặt ở bốn cánh: tiền, hậu, tả, hữu. Ba mươi tháng Chạp ông mở tiệc khoa quân “cúng Tết trước” và hẹn riêng với các tướng mồng 7 Tết sẽ vào Thăng Long. Ngay tối 30 Tết lập tức lên đường. Chỉ có năm ngày mà đi chừng ấy đường đất, làm chừng ấy công việc, không phải là 1 bậc kì tài trong việc dùng binh thì kg thể nào làm nổi! Những hình tượng tươi đẹp nhất trong toàn bài có lẽ là hình tượng người anh hùng QT trong chiến trận. Trong lịch sử chế độ PK VN, nhiều ông vua anh hùng từng thân chính cầm quân. Song nắm quyền chỉ huy quyết toán từ phương lược đến việc tự mình đốc suất 1 chiến dịch trực tiếp đó vơis 1 mũi tên tiến công xông pha tên đạn thực sự thì chỉ có Quang Trung. Hồi thứ mười bốn – Hoàng Lê nhất thống chí đã ghi lại được hình ảnh đẹp tuyệt vời đo của ông: “Vua QT lại truyền lấy sáu chục tấm ván… dàn thành trận chữ “nhất”. Trong đội ngũ quân lính hùng mạnh, chỉnh tề ấy, ông cưỡi voi đi đốc thúc. Trong ánh sáng tờ mờ của ban mai và khói toả mù trời, cách gang tấc kg thấy gì, quang cảnh những người lính khiêng ván vừa xông lên, rồi khi trận giáp lá cà họ quẳng ván xuống đất, cầm dao ngắn chém bừa, QT vẫn lẫm liệt trên lưng voi dốc thúc…” quả là 1 hình tượng chiến trận hoà hùng. Trái ngược với quân đội xộc xệch, trễ nải, nhát gan của Tôn Sĩ Nghị, quân Nam dưới tài điều hành của QT là 1 đội quân thần “Tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên”, làm thành nỗi khinh hoàng cho quân đối phương. Đội quân của QT là đội quân phải đi đường sa đến, thế mà ngay lần đụng độ đầu tiên ở sông Gián, “nghĩa binh” trấn thủ đã tan vỡ chạy trước. Đến sông Thanh Quyết, quân do thám nhà Thanh mới thấy bóng từ đằng xa cũng chạy nốt. Và cứ như vậy Hà Hồi, Yên Duyên… cho đến Thăng Long, quân Thanh cứ cắm đầu chạy, giày xéo lên nhau mà chết, tướng thắt cổ chết, voi dẫm chết, đứt cầu phao ngã xuống nước chết… Qua khỏi Nam Quan rồi nhưng nghe đồn quân Tây Sơn đuổi theo, già trẻ trai gái dắt díu nhau chạy trốn “suốt vài trăm dặm lặng ngắt kg còn bóng người”. Chỉ huy 1 chiến dịch lớn, quan trọng lại gấp gáp như thế nhưng QT vẫn tỉnh táo, ung dung, oai phong lẫm liệt, đã vào Thăng Long trước 2 ngày so với dự định đó là mồng 5 thắng Giêng năm Kỉ Dậu. Có sách còn ghi chép hôm ấy tấm áo bào của ông xạm đen khói súng. QT đã trở thành hình tượng cao đẹp về người anh hùng trong văn học cổ VN. Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm thuộc loại tiểu thuyết chương hồi nhưng đậm tính chất ghi chép sự việc. Chính nhờ chính chất ghi chép, kí sự này mà tác phẩm đã ghi lại được những sự kiện thực, những con người thực trong thời gian biến động lớn của lịch sử. Do vậy về mặt lịch sử, Hoàng Lê nhất thống chí & Hồi thứ mười bốn là 1 tài liệu rất quý về sự kiện hào hùng của dân tộc; về mặt văn học đây là 1 tác phẩm có giá trị cao về nghệ thuật, đặc biệt về nghệ thuật khắc hoạ hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ. Đề 3. vị trí đoạn trích : truyện kiều 1. Chị em Thuý Kiều : thuộc phần mở đầu truyện Kiều, giới thiệu gia cảnh vương viên ngoại đó là 1 gia định thường thường bậc trung. Có 3 người con. Con trai là Vương Quan và 2 cô con gái là chị em Thúy Kiều. Bốn câu trước đoạn trích này nói về gia đình họ Vương & con trai là Vương Quan. Từ câu 15 đến câu 38 (24 câu) là đoạn trích “chị em Thúy Kiều” nói về Thúy Kiều & Thuý Vân. 2. Kiều ở lầu Ngưng Bích : Sau khi nhận Kiều từ tay Mã Giám Sinh, Tú Bà buộc nàng phải tiếp khách nhưng nàng kg chịu. Mụ đánh đập, thúc ép nên nàng tự tử để mong thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng kg được. Tú Bà tạm giam lỏng nàng ở lầu Ngưng Bích để thực hiện 1 âm mưu mới. Đoạn trích gồm 22 câu thơ từ câu 1033 đến câu 1054. 3. Mã Giám Sinh mua Kiều : Nằm ở phần 2 (gia biến & lưu lạc). Là đoạn mở đầu trong đoạn đời 15 năm trời lưu lạc đau khổ. Đoạn thơ dài 34 câu, từ câu 619 đến câu 652 trong truyện Kiều. * Tóm tắt : Sau khi bị thằng bán tơ vu oan. Cha & em trai bị tra tấn, từ đày, đánh đập, bắt bớ, tra khảo, của cải bị vơ vét hết. Trước cảnh gia biến Kiều đã quyết định “bán mình để chuộc cha lấy tiền lo lót cho bọn quan lại xấu xa, tham nhũng. MGS mua K là nốt nhạc buồn. Khởi đầu cho cung đàn bạc mệnh của cuộc đời K kéo dài suốt 15 năm. Đoạn thơ ghi lại cảnh MGS đến mua K & nỗi đau khổ của nàng trước bi kịch gia đình, bi kịch tình yêu “trâm gãy bình tan” nàng gạt nước mắt, gác mối tình đầu với Kim Trọng để bán mình chuộc cha và em ra khỏi chốn lao tù. Cảnh ngày xuân : Nằm phần đầu Truyện Kiều. Đây là đoạn tiếp liền sau đoạn miêu tả vẻ đẹp chi em Thúy Kiều. Đoạn văn tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh. Hai chị em Thúy Kiều du xuân nhân tiết thanh minh. Cảnh ngày xuân cứ hiện dần ra theo trình tự thời gian cuộc “bộ hành chơi xuân” của chị em Thúy Kiều. Thuý Kiều bấo ân báo oán : Trong lần thứ 2 rơi vào lầu xanh, Kiều đã gặp Từ Hải. Một anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất” Từ Hải lấy Kiều. Một bước ngoặt đã mở ra trên hành trình số phận của K, Từ Hải kg chỉ cứu K thoát lầu xanh mà còn đưa nàng từ chỗ bọt bèo bước lên địa vị 1 quan toà thực hiện ước mơ công lí oán trả ơn đền : Ân – oán là khái niệm đối lập nhau nhưng con người hành động vẫn chỉ là một. chị em thuý kiều “ Truyện Kiều – Nguyễn Du” 1. Vẻ đẹp chung chị em Thuý Kiều. Mở đầu đoạn trích Nguyễn Du giới thiệu vị thứ trong gia đình “Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân”. Là con đầu lòng của ông bà vương viên ngoại “Đầu lòng hai ả tố nga, Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân” Người chưa xuất hiện nhưng ánh sáng và hương thơm đã tràn ngập câu thơ “tố nga”. Vẻ dẹp hoàn chỉnh, đỉnh cao chốn thần tiên. Câu thơ tạo 1 sức hút lạ để rồi giai nhân xuất hiện. “Mai cốt cách tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ mười phân vẻn mười”. Thân hình duyên dáng, mền mại có cốt cách thanh cao như “mai” (một loài hoa đẹp và quý), tâm hồn trong trắng như tuyết được hiện bằng thi pháp truyền thống. Với ngắt nhịp 3/3 và 3 thanh trắc liền nhau “cốt, cách, tuyết” đã diễn tả thái độ phẩm bình, 1 ngợi khen hiếm thấy. Sự ám ảnh và sự chú ý của câu thơ ở 2 cấp độ. Đó là những vẻ đẹp khác nhau và cả 2 đều hoàn mĩ “Mỗi người một vẻ mười phân vẻn mười”. Đó là vẻ đẹp “tinh thần” trong tổng hào của cốt cách cả hình thức lẫn tâm hồn “nội dung”. Đây chính là cái thần bức chân dung thiếu nữ. Bằng bút pháp so sánh, ước lệ vẻ đẹp về hình dáng và vẻ đẹp về tâm hồn của chị em Thuý Kiều toàn mĩ đáng quý như viên ngọc kg tì vết. 2. Vẻ đẹp của Thuý Vân (4 câu tiếp). Nhan sắc của Thuý Vân bắt đầu bằng giọng kể vừa khách quan vừa như trò chuyện. Từ “xem” là câu kể để lại dấu ấn chủ quan của người viết. Tác giả đã dành cho người em niềm ưu ái. Một vẻ đẹp rõ ràng, quý phái của con người thuộc hàng “Trâm anh thế kiệt”, đài các. Nhan sắc của Thuý Vân đến độ “khác vời” đó là cái đẹp khó lòng nói hết. Vẫn là bút pháp nghệ thuật truyền thống nhưng vẻ đẹp của TV lại hiện lên 1 cách cụ thể. “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”. Từ khuôn trăng, nét ngài, tiếng cười, giọng nói, mái tóc, làn da đều được so sánh với tẳng, hoa, ngọc, mây, tuyết. Vẻ đẹp TV cứ dần được bộc lộ theo thủ pháp ẩn dụ, nhân hoá tài tình của tác giả. Cách so sánh của tác giả có điều khác biệt. Mây thua, tuyết nhường. Lấy vẻ đẹp thiên nhiên đối chiếu với vẻ đẹp của con người. Đó là vẻ đẹp tươi trẻ, tràn đầy sức sống, 1 vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang dung hoà giữa nhan sắc và đức hạnh. Vẻ đẹp của TV kg một khiếm khuyết, rạng rỡ và sáng ngời. Vẻ đẹp ấy nó lọt giữa đường biên của cái “chân” và cái “thiện”. Nó trong trẻo như suối đầu nguồn, như trâng đầu tháng. Thiên nhiên nhún nhường để chào thua và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nàng, 1 vẻ đẹp mà dự báo 1 cuộc đời không bão táp. Cái tài của ND là vẫn tuân thủ nghiêm ngặt những công thức của thủơ xưa nhưng trên nền đó đã vẽ được những nét bút tài hoa ít người sánh kịp. Đặc biệt là dự báo của bút lực thiên tài. 3. Vẻ đẹp của Thuý Kiều (12 câu tiếp) Tác giả tả vẻ đẹp của Thuý Vân trước để làm nền tả Thuý Kiều. Nếu ND tả TV trong 4 câu thơ thì khi tả TK tác giả dùng đến 12 câu. Đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Một vẻ đẹp vượt trội, vượt chuẩn “càng” phần hơn. TV đẹp đằm thắm nhưng mà chưa tới mức mặn mà, thông tuệ nhưng chưa phải là sắc sảo. “Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn : Làn thu thuỷ nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”. ở Thuý Vân tác giả kg hề tả đôi mắt mà chỉ tả nét lông mày còn Thuý Kiều tác giả lại đặc tả đôi mắt. Vẫn là nghệ thhuật ước lệ tượng trưng. Đôi mắt của Kiều được so sánh với “Làn thu thuỷ nét xuân sơn”. Ta thấy có 1 cái gì đấy thật đặc biệt trong đôi mắt cảu TK. Đôi mắt trong như nước hồ mùa thu, đôi lông mày đẹp tựa dáng núi mùa xuân. Đôi mất là cửa sổ của tâm hồn, sáng long lanh và sâu thăm thẳm. Hai từ “làn”, “nét” đã thấy được cái vẻ sắc sảo, khôn ngoan và k/n nhìn xuyên suốt sự vật. Đôi mắt ấy là tuyệt đỉnh, làm cho ta phải say mê đắm đuối như bị chìm sâu vào tận đáy hồ thu ấy. Đôi mắt ấy là tuyệt đỉnh nhan sắc hiếm có ở trên đời. Vẻ đẹp TK làm cho thiên nhiên đố kị “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”. ND chỉ điểm xuyết vẻ đẹp của Kiều bằng nghệ thuật so sánh ẩn dụ khiến cho thiên nhiên cũng phải ghen ghét, đố kị “hoa ghen”, “liễu hờn” … dự báo cuộc đời của Kiều nhiều sang gió, trắc trở. TK không chỉ đẹp về hình thức lẫn nội dung mà còn có tài. Nếu như khi miêu tả Thuý Vân tác giả không nhắc đến tài thì khi miêu tả TK lại được miêu tả rất kĩ. Kiều là 1 cô gái đa tài mà tài nào cũng đạt đến độ hoàn thiện, xuất chúng. Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Bẩm sinh Kiều vỗn thông minh cho nên các môn nghệ thuật như thi, hoạ, ca, ngâm nàng đều ở mức điêu luyện : Kiều là 1 cô gái đa tài mà tài nào cũng đạt đến độ hoàn thiện, xuất chúng. Đặc biệt ND tập trung ca ngợi tài đàn của Kiều đạt đến đỉnh cao “làu bậc ngũ âm”. Kiều giỏi về âm luật, giỏi đến mức “làu bậc” cây đàn mà nằng chơi là cây đàn “hồ cầm”. Không chỉ đàn hay mà còn biết sáng tác âm nhạc, trên khúc đàn của nàng sáng tác ra là 1 “thiên Bạc mệnh” mà ai nghe cũng sầu não, đau khổ. Mặc dù đó chỉ là “Khúc nhà tay lựa” mà thôi. Nhưng qua đó ta nhận thấy ở TK là 1 con người có trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp tài – sắc của TK là cộng hưởng của đất trười sông núi 4 mùa. vẻ đẹp duy nhất mà thượng đế ban tặng. Tả sắc và tả tài của TK tác giả muốn chúng ta thêm yêu mến vẻ đẹp tài hoa nghệ thuật & vẻ đẹp tâm hồn nhân ái của Kiều. Qua đó ta thấy tình cảm của Nguyễn Du dành cho nhân vật của mình trân trọng, tin yêu. 4. Cuộc sống của hai chị em và đánh giá của tác giả Nguyễn Du đã trở thành mẫu mực cho sự đóng mở khôn lường : Mở ra từ đầu lòng 2 ả tố nga cụ thể & đóng lại bằng 4 câu khái quát . Bốn câu khái quát tác giả ca ngợi đức hạnh của 2 chị em trong gia đình gia giáo nền nếp. Kiều & Vân đều là “khách hồng quần” đẹp thế, tài thế lại đã tới tuần “cập kê” trong cuộc sống êm đềm trướng rủ màn che. Khẳng định cuộc sống êm ấm của thiếu phụ phòng khuê, càng tăng thêm vẻ đẹp về đức hạnh của 2 nàng. Đoạn trích là 1 trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất trong truyện Kiều được nhiều người yêu thích và thuộc. Ngôn ngữ thơ tinh luyện, giàu cảm xúc. Với cảm hứng nhân đạo & hình ảnh thơ giàu cảm xúc, các phép tu từ so sánh, nhân hoá, đòn bẩy được vận dụng 1 cách tài tình. ông đã dành cho nhân vật bao tình cảm yêu mến, trân trọng sâu sắc. Dưới ngòi bút thiên tài của Nguyễn Du “chị em Thuý Kiều” hiện lên với bao phẩm chất tốt đẹp, đạm đà bản sắc dân tộc. Đó chính là vẻ đẹp nhân văn mà văn bản lôi cuốn người đọc. Đề 4. Kiều ở lầu ngưng bích 1/ Cảnh nơi giam giữ Kiều (Khung cảnh bộc lộ bi kịch nội tâm). Ngưng Bích: đọng lại màu xanh – tuổi trẻ, nhà tù giam hãm tuổi trẻ và tình yêu. Khoá xuân ề bị giam lỏng. - Sáu câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích Kiều ngồi trước lầu cao, thu gom được cảnh lầu vào trong tầm mắt “non xa”, “trăng gần”, “bốn bề bát ngát” rồi “cát vàng”, “bụi hồng”, “mây sớm”, “đèn khuya”. Một khung cảnh thiên nhiên vắng lặng, heo hút, kg có bóng dáng con người. Bức tranh trời như dệt gấm thêu hoa, ẩn hiện. Núi ở quá xa vời vợi như 1 nét vẽ phía chân trời, vầng trăng cô đơn chí cách 1 tầm tay. Câu thơ có cái bất ngờ của cảm giác lạ. Khoảng xa, độ gần, về địa lí do nhận biết về tâm lí mà chúng đổi chỗ cho nhau. Câu thơ mờ – tỏ có cảm giác thực & mộng đan gài vào nhau như hiện ra từ 1 giấc chiêm bao. “Bốn bề bát ngát xa trông” Câu thơ mở ra 1 kg gian rợn ngợp. Xa hơn tầm mắt hình ảnh “cát vàng” lơ đãng bay lên theo 1 làn gió nhẹ, “bụi hồng” nhởn nhơ trong không gian tựa kiếp phiêu du. Cảnh vật, sắc màu chập chờn trôi nổi trong không gian bát ngát vô cùng. Cái vắng lặng của thiên nhiên & cái mênh mang của vũ trụ, cái chập chờn của đường nét, cái màu sắc hư ảo càng khắc sâu thêm cảm giác cô đơn, nhỏ bé, lẻ loi tội nghiệp của Kiều. “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Một câu thơ có 2 đối tượng “bẽ bàng” thuộc về Thuý Kiều. Còn “mây sớm đèn khuya” thuộc về thiên nhiêm. Soi vào thiên nhiên, Kiều nhận ra 1 thứ chân dung biến dạng của bản thân mình. “Mây sớm” thì tinh khôi, đèn khuya chính là tâm trạng giày vò đau khổ. Bởi thế mà Kiều cảm nhận được sự bẽ bàng, tủi thẹn cho chính mình. Bởi vậy ở Kiều có sự phân đôi. Một tấm lòng chia làm 2 nửa tình, nửa cảnh. Cái đẹp kia thuộc về “nửa cảnh” còn đối lập với cái đẹp thuộc về “nửa tình”. Câu thơ bề bộn, ngổn ngang, giằng xé. Với thể thơ lục bát đăng đối, sử dụng phép đối tạo lời thơ không cầu kì đẽo gọt mà rất dung dị tự nhiên. Cảnh không gian mênh mông hoang vắng, Kiều sống trong 1 thời gian tuần hoàn khép kín. Cảnh lầu Ngưng Bích rất đẹp nhưng hoàn toàn tù túng đối với Kiều. Trong mắt Kiều thiên nhiên nhuốm màu sầu não và hình ảnh Kiều hiện lên cô đơn, tội nghiệp, cay đắng, xót xa. 2/ Lòng thương nhớ của Kiều a. Nỗi nhớ chàng Kim: Chính trong hoàn cảnh cô đơn nơi đất khách quê người tâm trạng của Kiều đã chuyển từ buồn sang nhớ. Nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ. Nỗi nhớ ấy được Nguyễn Du miêu tả xúc động bằng những lời độc thoại nội tâm của chính nhân vật. Nỗi nhớ của Kiều diễn ra rất phù hợp với quy luật tâm của con người. Trước hết là nhớ chàng Kim Trọng bởi trong cơn gia biến Kiều đã phải hi sinh mối tình đầu để cứu gia đình. Kiều đã phần nào “đền ơn sinh thành” cho cha mẹ. Vì thế trong lòng Kiều, Kim Trọng là người mất mát nhiều nhất, nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Kiều, khiến Kiều nghĩ đến KT trước hết nàng nhớ đến lời thề đôi lứa. “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Nàng tưởng tượng ra cảnh KT đang ngày đêm đau khổ mong ngóng mình, nỗi bất chợt nàng liên tưởng đến thân phận của mình “Bên trời góc bể bơ vơ”. Nàng luôn dằn vặt, thấm thía cảnh vò võ nơi đất khách quê người của mình và nàng càng hiểu tấm lòng son sắc của mình đối với KT sẽ không bao giờ gột rửa cho phai. Trong tình thương có chút ân hận, nàng tự thấy mình có lỗi. Nàng xót xa ân hận như 1 kẻ phụ tình. b/ Nỗi nhớ cha mẹ. Nhớ người yêu Kiều cũng xót xa nghĩ đến cha mẹ. Kiều nhớ Kim Trọng là nhớ về quá khứ, nhớ về những kỉ niệm, vì thế trung tâm nỗi nhớ là chữ tưởng. Nhưng khi nhớ cha mẹ lại bao trùm lên là 1 nỗi xót xa lo lắng vô bờ bến. Nàng lo lắng xót xa khi nghĩ cảnh cha mẹ già tựa cửa trông con : “Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ? Sân lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm”. Nàng lo lắng không biết giờ đây ai là người chăm sóc cha mẹ khi thời tiết thay đổi. Nàng xót xa khi cha mẹ già yếu đang mỏi lòng tựa cửa đón tin con mà Kiều lại không ở bên cạnh để phụng dưỡng. Thành ngữ “Rày trông mài chờ” “Quạt nồng ấp lạnh”, “Cách mấy nắng mưa” và điển tích “sân lai”, “gốc tử” thể hiện được tình cảm dồn nén của mình lời ít mà ý nhiều. Đoạn thơ diễn tả đầy đủ nỗi đau xót của Kiều khi kg được gần gũi cha mẹ. Mặc dù hoàn cảnh hiện tại Kiều là người đáng thương nhất. Nhưng nàng vẫn quên mình để nghĩ đến người yêu và nghĩ đến cha mẹ. Điều đó chứng tỏ Kiều là con người chung tình, hiếu nghĩa đáng được trân trọng. Với cách nói ước lệ, sách vở rất quen thuộc về đạo hiếu thời xưa. Người đọc như thấy được tâm trạng thổn thức, xót xa của nàng. Thành công của Nguyễn Du là làm mới lại 1 cái gì tưởng như đã cũ. 3/ Kiều buồn cho mình. Tám câu cuối thể hiện tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. Sự kết hợp tài tình giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. “Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu ? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sang kêu quanh ghế ngồi”. Cụm từ “buồn trông” là điệp khúc vừa tạo ra nhạc điệu vừa thể hiện nỗi buồn lớp lớp trào dâng lên trong lòng Thuý Kiều. Có những nét tả thực với “cửa bể, cánh buồn, nội cỏ, chân mây, màu xanh xanh, tiếng sóng …” nhưng đều chứa đựng nhiều ý nghĩa ẩn dụ, gợi mở nhiều liên tưởng phản ánh nỗi lòng của Thuý Kiều. Lúc này nàng hãi hùng trước tương lai bão táp đang đe dọa nàng. Tâm trạng của nàng lúc này đồng hành với cảnh vật. Nàng giãi bày với trời với biển trong 1 bức tranh phong cảnh tâm tình rộng lớn. Luận điểm 1. Không gian mênh mang của biển chiều. “Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”. Nhìn cánh buồn thấp thoáng nàng nghĩ đến thân phận mình lẻ loi, bơ vơ đau khổ. Cửa biển chiều hôm mênh mông màu xám bạc. Trên cái nền ấy nổi lên 1 cánh buồm đơn độc thấp thoáng ẩn hiện không biết về phương trời nào. Luận điểm 2. Cảnh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa. Cảnh tha hương gợi nỗi nhớ thương cha mẹ, gia đình - Bức tranh thứ 2 : ngọn nước mới sa (nước đổ từ trên cao xuống), cuốn theo những cánh hoa bị sóng gió dập vùi, đẩy đưa vào cõi vô định. ề Lo lắng cho tương lai vô định. Luận điểm 3. Cảnh nội cỏ nhạt nhoà mênh mông. - Bức tranh thứ 3 : nội cỏ rầu rầu (héo úa không còn sức sống giữa trời xanh bao la của đất trời mà thương cho cuộc

File đính kèm:

  • docVan 9 On tap buoi chieu .doc