A. Mục tiêu :
Qua việc đọc tìm hiểu, phân tích bướcđầu giúp cho học sinh thấy được :
- Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá truyền thống và văn hoá hiện đại.
- Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ văn bản nhật dụng.
- Giáo dục lòng kính yêu tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng rèn luyện, học tập theo gương Bác Hồ kính yêu.
B. Phương pháp : Đọc sáng tạo, nghiên cứu ngôn ngữ, nêu vấn đề,phân tích quy nạp.
C. Chuẩn bị : - Thầy : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, ảnh Bác Hồ,những tài liệu liên quan đến nội dung văn bản.
- Trò : Đọc kĩ văn bản trả lời câu hỏi SGK
223 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 107, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1
Ngày soạn :......../.......
Ngày dạy :........./.......
Văn bản : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
A. Mục tiêu :
Qua việc đọc tìm hiểu, phân tích bướcđầu giúp cho học sinh thấy được :
- Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá truyền thống và văn hoá hiện đại.
- Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ văn bản nhật dụng.
- Giáo dục lòng kính yêu tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng rèn luyện, học tập theo gương Bác Hồ kính yêu.
B. Phương pháp : Đọc sáng tạo, nghiên cứu ngôn ngữ, nêu vấn đề,phân tích quy nạp.
C. Chuẩn bị : - Thầy : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, ảnh Bác Hồ,những tài liệu liên quan đến nội dung văn bản.
- Trò : Đọc kĩ văn bản trả lời câu hỏi SGK,
D.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1/ I/ Ổn định nề nếp: - Lớp 9B:............................... ........................................................
- Lớp 9D:.........................................................................................
4/ II/ Kiểm tra bài cũ : Em có thể kể một câu chuyện về phong cách sống, làm việc của Bác Hồ mà em từng biết? Nhắc đến Bác Hồ kính yêu em nhớ nhất điều gì ?
III/ Bài mới :
1/ Hoạt động 1 : Khởi động: Việc học tập rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh là một việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người Việt Nam nhất là thế hệ trẻ.
TG
7/
8/
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2 :
Giáo viên giới thiệu về tác giả tác phẩm. Học sinh trả lời câu hỏi
Em biết gì về tác giả, tác phẩm ?
Hoạt động 3:
Giáo viên đọc mẫu, gọi 2 học sinh đọc kết hợp uốn nắn chữa lỗi
phát âm.Học sinh tra ûlời câu hỏi :
Theo em chú thích nào em chưa rõ ? Hãy nêu nội dung khái quát
Nội dung kiến thức
1. Đôi nét về tác giả, tác phẩm :
- Lê Anh Trà rất hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ đặc biệt là phong cách của Người.
- Cách viết của ông chân thực, lôgíc dễ tiếp nhận – ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng.
- Bài viết năm 1990.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích :
a.Đọc.
b.Chú thích: Chú ý các chú thích 2,3,5
* Văn bản nói về vẻ đẹp của phong cách Hồ
10/
5/
4/
của văn bản ?
Giáo viên chốt lại nội dung tiếp tục cho học sinh phân chia nội dung để phân tích. Theo em văn bản có mấy nội dung ?
Hoạt động 4:
Giúp các em đặt tiêu đề để phân tích
Giáo viên cho học sinh nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng là gì ? Học sinh trả lời giáo viên chốt lại
Để có được vốn kiến thức văn hoá sâu rộng Bác Hồ đã làm gì ?
Hoạt động 5:
Hãy nêu cảm nhận cuả em khi tiếp cận văn bản?
.
Hoạt động 6: Giáo viên hướng dẫn các em luyện tập
Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
c. Bố cục :Gồm 2 phần :
* Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để tạo nên một nhân cách một lối sống rất Việt Nam.
* Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh.
3. Phân tích văn bản :
*. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại :
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
- Qua lao động, công việc mà học hỏi, tích luỹ.
- Tìm hiểu học hỏi đến mức sâu sắc và uyên thâm.
- Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.- Không chịu ảnh hưởng.
Þ Cuộc đời hoạt động cách mạng của Người đầy gian nan vất vả tất cả tạo nên những hiểu biết sâu rộng về văn hoá nhân loại .
4. Tổng kết :
- Đây là một văn bản nhật dụng giàu ý nghĩa thực tiễn. Giúp cho ta nhận thấy phong cách văn bản và lối sống giản dị thanh cao của Người.
5. Luyện tập :
Học sinh đọc cho cả lớp nghe văn bản.
5/ E. Củng cố – dặn dò :
- Củng cố : Nêu cảm nghĩ của em khi học văn bản: “Phong cách Hồ Chí Minh” ?
- Dặn dò : + Đọc kĩ văn bản, đề ra những việc làm cụ thể cho bản thân.
+ Chuẩn bị nội dung tiết 2 phần còn lại của văn bản. Nghiên cứu hệ thống câu hỏi định hướng giá trị nghệ thuật.
*) Rút kinh nghiệm: :…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 2
Ngày soạn :.........../...........
Ngày dạy :.........../............ Văn bản : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
A. Mục tiêu :
Qua việc tìm hiểu, phân tích ngôn ngữ giúp cho học sinh thấy được :
- Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá truyền thống và văn hoá hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Rèn kĩ năng , viết, cảm thụ văn bản nhật dụng.
- Giáo dục lòng kính yêu tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng rèn luyện, học tập theo phong cách của Người.
B. Phương pháp : Đọc sáng tạo, nghiên cứu ngôn ngữ,phân tích quy, nạp nêu vấn đề.
C. Chuẩn bị : - Thầy : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, ảnh Bác Hồ.
- Trò : Đọc kĩ văn bản trả lời câu hỏi SGK, tìm hiểu văn bản nhật dụng
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
1/ I/ Ổn định nề nếp: - Lớp :.........................................................................................
- Lớp :...........................................................................................................
4/ II/ Kiểm tra bài cũ : Cảm nhận của em khi tiếp cận văn bản này?
III/ Bài mới :
1/ Hoạt động 1 : Khởi động : Mỗi người có một phong cách sống và làm việc khác nhau Song phong cách Hồ Chí Minh là chuẩn mực giao tiếp của dân tộc Việt Nam nó như là một một lẽ sống, một tấm gương cho muôn thế hệ noi theo.
TG
20/
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2 :
Giáo viên cho học sinh đọc lại văn bản, nêu câu hỏi :
Nét đẹp trong lối sống của Bác Hồ biểu hiện như thế nào?
Đánh giá của em?(Phân biệt với những lối sống khác)
Nội dung kiến thức
1. Tìm hiểu văn bản :
*. Nét đẹp trong lối sống giản dị của Bác Hồ - Nơi ở, làm việc rất đơn sơ - Trang phục giản
dị - Ăn uống đạm bạc.
-Bác nói và viết rất ngắn gọn khúc chiết tuỳ đối tượng.
Þ Đấy không phải là lối sống khắc khổ hoặc
tự thần thánh hoá mà là một cách sống có văn
hoá mang vẻ đẹp giản dị, tự nhiên lối sống của dân tộc Việt Nam gắn liền với truyền
thống lịch sử dân tộc.
7/
7/
Hoạt động 3 :
Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh thảo luận nhóm theo câu hỏi, rồi rút ra kết luận.Hãy nêu nhận xét của em về cách viết của tác giả ?Tác dụng của văn bản đối với thế hệ trẻ hôm nay ?
Hoạt đông 4 :
Giáo viên hướng dẫn học sinh
luyện tập.
2 Tổng kết :
- Người viết đã kết hợp giữa kể và bình luận đan xen tự nhiên bằng lối văn thuyết minh sắc sảo.- Chọn lọc chi tiết tiêu biểu, dẫn chứng nổi bật
- Nghệ thuật đối lập đã tạo nên được phong cách vĩ đại của Hồ Chí Minh
3. Luyện tập : Hãy nêu rõ cảm nhận của em
khi được học văn bản này? Em cần phải làm gì để có một phong cách sống giản dị mà thanh cao.
5/ E. Củng cố – dặn dò :
- Củng cố:+Viết bài thu hoạch về phong cách của bản thân em ?
+Nêu cảm nghĩ của em khi học phong cách Hồ Chí Minh ?
- Dặn dò : + Đọc kĩ văn bản, đề ra những việc làm cụ thể cho bản thân.
+ Tìm hiểu kĩ các phương châm hội thoại .
*) Rút kinh nghiệm : …………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………..
Tiết 3
Ngày soạn :........./.........
Ngày dạy :........./..........
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. Mục tiêu : Qua việc phân tích ví dụ mẫu giúp cho học sinh nắm được :
- Nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất .
- Biết vận dụng thành thạo các phương châm hội thoại trong giao tiếp .
- Giáo dục ý thức vận dụng những kỹ năng hội thoại thật linh hoạt.
B. Phương pháp : Nghiên cứu ngôn ngữ, nêu vấn đề. Luyện tập tổng hợp.
C. Chuẩn bị : - Thầy : Chọn mẫu.bảng phụ.
- Trò : Nghiên cứu mẫu SGK Hệ thống bài tập.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1/ I/ Ổn định nề nếp: - Lớp :.........................................................................................
- Lớp:.........................................................................................................
4/ II/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị vở của 5 học sinh.
III/ Bài mới :
1/ Hoạt động 1 : Khởi động : Phương châm hội thoại là một nội dung quan trọng của ngữ dụng học. Nó cung cấp cho học sinh những hiểu biết nhất định về giao tiếp. Từ đó có khả năng vận dụng tố t trong diễn đạt.
TG
14/
5/
15/
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2 :
Giáo viên đọc ví dụ mẫu gọi hai học sinh đọc
Câu trả lời của Ba có đáp ứng yêu cầu của An không ?
Tiếp tục cho học sinh kể lại câu chuyện lợn cưới áo mới.
Vì sao chuyện này lại gây cười ?
Trong giao tiếp cần tuân thủ yêu cầu gì ?
- Giáo viên chốt lại kiến thức học sinh đọc ghi nhớ.
Tiếp tục cho học sinh đọc truyện cười : Quả bí khổng lồ
- Truyện cười này phê phán điều gì ?
- Trong giao tiếp điều gì cần tránh?
Hoạt động 3:
Qua hai ví dụ mẫu em rút ra nhận ï xét
gì ?
Giáo viên cho học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4 : Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập theo nhóm : Nhóm 1 : Thực hiện bài tập 1
Nhóm 2 : Thực hiện bài tập 2 ở bảng.
Nhóm 3 : Thực hiện bài tập 3.
Nhóm 4 : Thực hiện bài tập 5.
a.Nói có căn cứ là :
Nội dung kiến thức
1) Hình thành kiến thức mới :
a. Ví dụ 1 :- Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết
- Người nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi
-Vì nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói
- Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói
Þ Trong giao tiếp bao giờ củng cần chuyển tải một nội dung cần thiết đủ chính xác( Phương châm về lượng)
b.Ví dụ 2 :
- Phê phán tính nói khoác
- Tránh không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật(Phương châm về chất )
2)Ghi nhớ ( Sách giáo khoa)
3) Luyện tập :
Bài tập 1 : Câu a : Câu này thừa cụm từ nuôi ở nhà vì từ gia súc đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi ở nhà.
Câu b : Cụm từ có 2 cánh là cụm từ thừa vì loài chim luôn có 2 cánh.
Bài tập 2:
- Nói có sách mách có chứng
b.Nói sai sự thật một cách có ý nhằm che dấu một điều gì đó là
c.Nói một cách hú hoạ không có căn cứ là:
d.Nói nhảm nhí vu vơ là:
e.Nói khoác lác làm ra vẻ ta giỏi là:
Giáo viên tiếp tục cho trình bày các bài tập còn lại.Kết hợp tuyên dương cho điểm. Ra cho các em bài tập thêm về nhà thực hiện.
- Nói dối.
- Nói mò.
- Nói nhăng nói cuội.
- Nói trạng.
Bài tập 3:
Người nói không tuân thủ phương châm về lượng.
Khi nói để đảm bảo tuân thủ phương châm về chất người nói phải dùng những từ ngữ trên để đảm bảo tính xác thực.
- Aên đơm nói đặt : Là vu khống đặt điều bịa chuyện.
- Cãi chày cãi cối là cố tranh cãi nhưng không có lý lẽ gì cả.
- Khua môi múa mép là nói năng ba hoa khoác lác phô trương
Bài tập thêm:Hãy viết một văn bản tự sự có chủ đề:Lễ phép.Thể hiện rõ việc vận dụng phương châm hội thoại vừa học.
5/ E.Củng cố - dặn dò :
-Củng cố :+ Em đã tiếp cận với mấy phương châm hội thoại, nêu rõ định nghĩa?
+ Hãy kể một trường hợp khi giao tiếp không tuân thủ phương châm về lượng
- Dặn dò : Hoàn chỉnh 5 bài tập SGK tìm hiểu những phương châm hội thoại còn lại.
*) Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tiết 4
Ngày soạn :........../........
Ngày dạy :........../.........
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu :
Qua việc tìm hiểu bài tập mẫu, ôn tập văn bản thuyết minh giúp cho học sinh :
- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Rèn kĩ năng sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn.
B. Phương pháp : Luyện tập tổng hợp,nghiên cứu ngôn ngữ ,nêu vấn đề.
C. Chuẩn bị : - Thầy : Chọn mẫu, bài tập mẫu, bảng phụ.
- Trò : Nghiên cứu mẫu và hệ thống bài tập.
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học :
1/ I/ Ổn định nề nếp: - Lớp :..........................................................................................
- Lớp:..........................................................................................
II/ Kiểm tra bài cũ :
4/ Hãy nêu đặc điểm và các phương pháp thuyết minh?
III/ Bài mới :
1/ Hoạt động 1 : Khởi động : Trong văn bản thuyết minh các biện pháp nghệ thuật rất quan trọng, sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả là điều tiết học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu.
TG
20/
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2 : Giáo viên cho học sinh ôn lại kiến thức : Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh là gì ?
Giáo viên gọi hai học sinh đọc bài tập mẫu : Văn bản thuyết minh vấn đề gì? Phương pháp thuyết minh chủ yếu? Học sinh thảo luận nhóm, giáo viên chốt kiến thức
Qua tìm hiểu bài tập mẫu hãy rút ra
kết luận ?
Nội dung kiến thức
1.Hình thành kiến thức mới:
a.Ôn lại khái niêm văn bản thuyết minh:
Cung cấp những tri thức khách quan phổ thông.
b. Bài tập mẫu : Vấn đề thuyết minh : Sự kỳ lạ của Hạ Long.
Liệt kê, giải thích, miêu tả, tưởngtượng,nhân hoá…
- Chưa đủ mà cần thêm yếu tố lập luận
và nhân hoá là chủ yếu để làm nổi rõ sự kỳ la Kỳ lạ : Sự sáng tạo của nước Làm cho đá sống dậy có tâm hồn Đá thì có
4/
10/
Hoạt động 3:
Giáo viên chốt kiến thức.Các em đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4 :
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hiện bài tập trong SGK
Mỗi nhóm thực hiện một câu. Học sinh tự nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
Hãy bổ sung những biện pháp nghệ thuật chủ yếu?
Giáo viên gọi cá nhân đọc bài tập rồi chỉ ra yếu tố nghệ thuật mà mình sử dụng.
*Lưu ý:Các biện pháp nghệ thuật chỉ có tác dụng phụ trợ,làm cho văn bản hấp dẫn có ấn tượng chứ không thay thế được
Hãy viết đoạn văn ngắn thuyết minh về cây bút thân yêu của em trong đó có sử dụng việc lập luận và yếu tố nhân hoá .
vui buồn, biết hoá thân thành già trẻ trang nghiêm…, tinh nghịch, nhí nhảnh.
2. Ghi nhớ : (SGK)
3. Luyện tập :
Bài tập 1 : - Đây là văn bản thuyết minh, phương pháp thuyết minh liệt kê, giải thích kết hợp với lập luận, nhân hoá tạo nên một văn bản trọn vẹn thuyết phục
người nghe
Bài tập 2 :
Các yếu tố nghệ thuật được sử dụng: Tự sự, miêu tả, giải thích, trình bày.
Bài tập 3 : ( Bài tập thêm )
Đoạn văn mẫu : Từ tuổi ấu thơ cây bút đã trở thành người bạn thân thiết của em. Bàn tay nhỏ bé cầm cây bút thật khó
khăn, nhưng giờ đây cây bút như một người bạn đồng hành luôn bên em. Mỗi con chữ mà bút vẽ nên như thì thầm lúc to lúc nhỏ. Mỗi nét lên nét xuống,nét cong nét thẳng như đồng điệu với điệu nhạc trái tim tâm hồn em …
2/ IV. Củng cố :
á : Nêu rõ tầm quan trọng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh ?
3/ V. Dặn dò : Thực hiện các bài tập còn lại, rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả. Nghiên cứu hệ thống bài tập tiết luyện tập.
* Rút kinh nghiệm………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 5
Ngày soạn :.111......../ 9.........
Ngày dạy :.12........./...9......
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu : Qua việc thực hành các bài tập giúp cho học sinh :
- Vận dụng linh hoạt phù hợp các biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
- Rèn kĩ năng thực hiện áp dụng các phương pháp thuyết minh .
- Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng, trau chuốt biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
B. Phương pháp : Luyện tập tổng hợp, nêu vấn đề, nghiên cứu ngôn ngữ.
C. Chuẩn bị : - Thầy : Định hướng hệ thống bài tập mẫu, bảng phụ.
- Trò : Chuẩn bị tốt dàn ý các bài tập.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
1/ I/ Ổn định nề nếp: - Lớp .9A........................................................................................
.....
4/ II/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc thực hiện bài tập ở nhà của học sinh .
III/ Bài mới :
1/ Hoạt động 1 : Khởi động: Thuyết minh và các phương pháp thuyết minh là một dạng văn bản gần gũi với đời sống. Nhưng để thuyết phục được người đọc thì cần chọn lọc sử dụng các yếu tố nghệ thuật một cách tinh tế điều này cần phải được luyện tập tích luỹ cả một quá trình dài …
TG
11/
18/
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2 :
Giáo viên ôn luyện kiến thức liên quan đến văn bản thuyết minh.Văn bản thuyết minh là gì ? Có mấy phương pháp thuyết minh ?
Hoạt động 3 :
Yêu cầu giáo viên cho học sinh từng đôi một đổi bài tập chuẩn bị ở nhà – đọc và nhận xét bài làm của bạn.
Hãy đánh giá mức độ chuẩn bị bài tập ở nhà của bạn?
Nội dung kiến thức
1. Hình thành kiến thức mới :
- Văn bản thuyết minh cung cấp những tri thức khoa học chính xác khách quan phổ thông gần gũi với đời sống.
- Có 6 phương pháp thuyết minh.
2. Luyện tập :
a. Nội dung thứ nhất :
- Ý thức, thái độ.
- Kết quả thực hiện phần mở bài
- Học sinh tự đọc một mở bài cho cả lớp nghe.
b. Nội dung thứ hai :
- Dàn ý văn bản : “ Họ nhà kim”
- Văn bản thuyết minh về họ nhà kim vật dụng
5/
Giáo viên hướng dẫn cho học
sinh thực hiện nội dung thứ hai. Đọc bài đọc thêm và nêu hệ thống câu hỏi :Văn bản thuyết minh vấn đề gì ?Vấn đề thuyết minh có mấy nội dung? Chỉ ra các yếu tố nghệ thuật ?
Hoạt động 4: giáo viên chốt kiến thức.
quen thuộc từ xa xưa của người Việt. - Họ nhà
kim rất bé nhỏ nhưng cần thiết
- Có rất nhiều loại kim với tác dụng nhiều mặt trong cuộc sống.
- Văn bản có ba nội dung.
- Các yếu tố nghệ thuật chủ yếu:Miêu tả, so sánh,nhân hoá,trình bày, lập luận.
3 .Kết luận:Thuyết minh là dạng văn bản cần thiết trong đời sống. Để thuyết phục người nghe cần biết vận dụng các yếu tố nghệ thuật vào văn bản để tạo nên sự sinh động hấp dẫn lôi cuốn người đọc.
2/ IV.Củng cố :
-Vai trò của yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh?
3/ V. Dặn dò : Hoàn thiện một văn bản thuyết minh trong đó có sử dụng các yếu tố nghệ thuật chỉ ra thành công bài viết của mình.Chủ đề :Con trâu ở làng quê Việt Nam.
*) Rút kinh nghiệm: :………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết 6
Ngày soạn :.11......../9.........
Ngày dạy :.12........./.9........ ĐẤU TRANH
CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
(G. G. Mác két)
A. Mục tiêu : Qua đọc, phân tích cảm nhận tác phẩm giúp cho học sinh hiểu được :
- Nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản là nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Nghệ thuật viết văn bản nghị luận sắc sảo chứng cứ cụ thể.
- Rèn luyện kĩ năng đọc phân tích cảm thụ văn bản thuyết minh .
- Giáo dục bồi dưỡng tình yêu hoà bình lòng nhân ái ý thức đấu tranh vì nền hoà bình thế giới.
B. Phương pháp : Đọc sáng tạo, nghiên cứu ngôn ngữ , nêu vấn đề,phân tích quy nạp.
C. Chuẩn bị : - Thầy : nghiên cứu văn bản, tìm hiểu tác giả sưu tầm một số tranh ảnh tư liệu về chiến tranh và nạn đói nghèo ở Nam Phi.
- Trò : Đọc văn bản , tìm hiểu về hậu quả do chiến tranh hạt nhân để lại ở quê em.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
1/ I/ Ổn định nề nếp: - Lớp.........................................................................................
- Lớp.........................................................................................
4/ II/ Kiểm tra bài cũ : Em biết gì về hậu quả chiến tranh mà quê hương em phải gánh chịu ?
III/ Bài mới :
1/ Hoạt động 1: Khởi động : Chiến tranh luôn để lại những hậu quả nặng nề đặc biệt là chiến tranh hạt nhân. Ngày nay được sống trong một thế giới hoà bình hạnh phúc chúng ta không khỏi đau lòng khi nhìn thấy những đứa trẻ tật nguyền mang trên mình những nỗi đau do chiến tranh để lại.
TG
5/
7/
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2 : Giáo viên cho học sinh đọc chú thích (*) và tìm hiểu về tác giả tác phẩm.Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả tác phẩm?
Hoạt động 3
Giáo viên dọc mẫu gọi học sinh đọc tiếp và tìm hiểu chú thích.
Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào ? tìm hệ thống luận điểm luận cứ ?
Học sinh thảo luận giáo viên rút ra luận cứ.
Nội dung kiến thức
1. Đôi nét về tác giả tác phẩm :
Ông là nhà văn của nước Cô-lôm-bi-a sinh năm 1928. Ông là người yêu hoà bình chán ghét chiến tranh. Ông chuyên viết tiểu thuyết và truyện ngắn.Tác phẩm của ông luôn hướng đến con người,thiên nhiên và cuộc sống.
2. Đọc tìm hiểu chú thích :
- Chú ý chú thích số 3, 5 SGK
- Luận điểm lớn nhất là : Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người ® đấu tranh loại bỏ nguy cơ đó là vấn đề cấp bách. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
Cuộc sống tốt đẹp của con người -Luận bị chiến tranh hạt nhân đe doạ.
cứ Chiến tranh hạt nhân đi ngược
lý trí loài người
Nhiệm vụ đấu tranh cho một
thế giới hoà bình.
14/
5/
4/
Hoạt động 4:
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh chọn cách phân tích
Cho học sinh đọc lại phần 1 dung
Những con số cụ thể chính xác ở đầu văn bản có ý nghĩa gì ?
Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi
Hoạt động 5 :
Hãy nhận xét cách vào đề của tác giả và ý nghĩa của nó, mỗi nhóm một ý kiến nhận xét bổ sung
Hoạt động 6:
Kể tên một số nước bị chiến tranh hạt nhân. Đấu tranh chống chiến tranh hạt nhân ở Việt Nam ?
3. Phân tích :
*. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân :
- Nó thể hiện tính chất hiện thực và sự.
khủng khiếp của nguy cơ hạt nhân –
50 000 hạt nhân Huỷ diệt tất cả hành
4 tấn thuốc nổ tinh xoay quanh mặt trời
Þ Tác giả tính toán cụ thể về sự tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân thu hút người đọc gây ấn tượng về tính chất hệ trọng của vấn đề .
4. Tiểu kết Cách vào đề trực tiếp số liệu cụ thể chính xác chứng cứ rõ ràng. Tác giả đã tạo sự chú ý giúp người đọc nhận thấy nguy cơ chiến tranh hạt nhân thật là khủng khiếp cần đấu tranh loại trừ.
5.Luyện tập : Nhật Bản.
-Nhiều tranh,áp phích,biểu ngữ được treo gắn nơi công cộng.
-Nhiều buổi toạ đàm diễn thuyết chống chiến tranh hạt nhân.-Đảng,Chính phủ luôn coi trọng vấn đề này.
2/ IV. Củng cố :
- Củng cố : Nguy cơ chiến tranh hạt nhân nguy hiểm như thế nào ? Quan điểm của em về chiến tranh hạt nhân ?
2/ V. Dặn dò : Về nhà soạn tiếp phần 2, 3.
Sưu tầm tư liệu những hậu quả mà chiến tranh dể lại ở quê hương em.
*) Rút kinh nghiệm : ……
File đính kèm:
- Van 9 tu tiet 1 den 107.doc