Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 117: Viếng lăng Bác -Viễn phương -

A. Mục tiêu cần đạt.

- Giúp học sinh cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết, thành kính, vừa tự hào, vừa đau xót của tác giả từ Miền Nam ra thăm lăng Bác.

- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: Giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị, súc tích va gợi cảm, lời thơ dung dị mà cô đúc giàu cảm xúc mà lắng đọng.

- Tích hợp:

 TN: Các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh

 TLV: Biểu cảm, nghị luận văn học: Các bài thơ về Bác.

- Rèn kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình, phân tích các hình ảnh ẩn dụ, giọng điệu trong thơ.

- Giáo dục: Lòng kính yêu, biết ơn đối với vị lãnh tụ vĩ đại.

B. Chuẩn bị.

 Giáo viên: Soạn giáo án + chân dung nhà thơ.

 Học sinh: Học bài.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2254 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 117: Viếng lăng Bác -Viễn phương -, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Tiết: 117 Viếng lăng bác -Viễn Phương - Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết, thành kính, vừa tự hào, vừa đau xót của tác giả từ Miền Nam ra thăm lăng Bác. Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: Giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị, súc tích va gợi cảm, lời thơ dung dị mà cô đúc giàu cảm xúc mà lắng đọng. Tích hợp: TN: Các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh… TLV: Biểu cảm, nghị luận văn học: Các bài thơ về Bác. Rèn kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình, phân tích các hình ảnh ẩn dụ, giọng điệu trong thơ. Giáo dục: Lòng kính yêu, biết ơn đối với vị lãnh tụ vĩ đại. Chuẩn bị. Giáo viên: Soạn giáo án + chân dung nhà thơ. Học sinh: Học bài. Tiến trình lên lớp. ổn định lớp Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Bài mới. Hoạt động của giáo viên H/Đ của học sinh Nội dung Đọc với giọng thành kính, xúc động, chậm rãi, sâu lắng, tha thiết. ?: Nêu hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm ?: Nêu thể loại của văn bản? vì sao? (Thơ trữ tình – vì xuất hiện nhân vật trữ tình (con) tự bộc lộ cảm xúc lòng mình). ?: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? - Kết hợp biểu cảm với miêu tả - Biểu cảm là phương thức chính ?: Tâm trạng của nhà thơ được diễn tả theo trình tự không gian và thời gian nào? Tương ứng với đoạn thơ nào? 3 phần: - Cảm xúc trước lăng Bác (Khổ 1,2) - Cảm xúc trong lăng Bác (Khổ 3) - Cảm xúc khi rời lăng Bác (Khổ 4) Đọc 2 khổ thơ đầu ?: Người con ra thăm lăng Bác trong hoàn cảnh nào? (Năm 1976 lăng Bác khánh thành) ?: Cách xưng “con” của tác giả mở đầu bài thơ có ý nghĩa gì? (Xưng hô thân mật, gần gũi, xúc động, kính yêu). ?: Ra thăm lăng Bác vừa đến lăng, hình ảnh đầu tiên tác giả thấy là hình ảnh nào? ?: Hình ảnh hàng tre có ý nghĩa gì? ?: Tình từ “xanh xanh” và thành ngữ “Bão táp mưa sa” trong lời thơ có sức diễn tả điều gì? (Vẻ đẹp thanh cao, sức sống bền bỉ của cây tre Việt Nam " Con người Việt Nam). ?: ý nghĩa của từ cảm thán “ôi” trong lời thơ? (Bộc lộc trực tiếp cảm xúc thương mến, tự hào đối với đất nước, dân tộc). ?: Em có nhận xét gì về cách tả tre của tác giả? (Cây tre được tả thực, được liên tưởng nhân hóa, tưởng tượng). ?: Trước lăng Bác người con còn thấy điều gì? ?: Phân tích hình ảnh mặt trời trong 2 câu thơ? ?: Cách ví Bác như mặt trời giúp em cảm nhận được gì về hình ảnh Bác Hồ? (Ca ngợi sự vĩ đại, sức sống bất diệt của Bác và sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác) ?: Những hình ảnh nào khác được tác giả miêu tả trên đường vào lăng Bác? ?: Em hiểu như thế nào về câu cuối khổ thơ? Vì sao tác giả lại viết 79 mùa xuân? Sự sáng tạo thơ ở đây là gì? (Tạo hình tượng thơ bằng trí tưởng tượng, thể hiện tấm lòng thành kính của mọi người đối với Bác, mỗi người là một bông hoa, kết thành tràng hoa dâng lên Người…) ?: Em có nhận xét gì về khung cảnh lăng Bác ở phần 1 này không? (Thanh cao mà rực rỡ, gần gũi mà trang nghiêm). ?: Từ đó, cảm xúc của tác giả trước lăng Bác là gì? Đọc khổ thơ 3 ?: Em hiểu lăng dùng để làm gì? (Nơi đặt thi hài người quá cố) ?: ở đây, người con ra thăm lăng Bác lại có 1 hình dung như thế nào khi nhìn thấy Bác? ?: Em hiểu “vầng trăng” trong lăng là như thế nào? (Hình ảnh trường tồn, vĩnh cửu của thiên nhiên). ?: Em hiểu giấc ngủ bình yên là giấc ngủ như thế nào? (Giấc ngủ thanh bình và vĩnh hằng của một con người đã cống hiến trọn vẹn cả cuộc đời cho bình yên của nhân dân, đất nước – giấc ngủ của Bác bình yên trong thương nhớ, ơn nghĩa của mọi người). ?: Không thể có vầng trăng thật trong lăng nhưng vì sao người con vẫn hình dung giấc ngủ của Bác giữa một vầng trăng sáng trong dịu hiền? (Cuộc đời Bác rực sáng như mặt trời, nhưng cách sống của Bác, tâm hồn Bác hiền hậu, thanh cao như ánh trăng và sinh thời Bác là người yêu trăng, trăng đến với Bác như Bạn [Đó là lí do để tác giả liên tưởng đến giấc ngủ của Bác trong vầng trăng dịu hiền đó). ?: Những hình ảnh thơ ấy được sáng tạo bằng trí tưởng tượng hay còn bằng điều gì khác nữa? (Bằng trí tưởng tượng, bằng sự thấu hiểu và yêu quí vẻ đẹp trong nhân cách chủ tịch Hồ Chí Minh). ?: Trong lời thơ tiếp theo xuất hiện một hình ảnh ẩn dụ. Đó là hình ảnh nào? ?: Trời xanh tượng trưng cho điều gì? Tại sao tác giả lại “nghe nhói ở trong tim” ? (Đó là nỗi đau, lỗi mất mát trước sự ra đi của Bác). ?: Cảm xúc của tác giả khi ở trong lăng Bác? (Thương mến, xót xa vế sự ra đi của Bác) Gọi học sinh đọc khổ 4 ?: Cùng với nước mắt thương tràn khi rời lăng người con đã nguyện ước điều gì? ?: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng? (Điệp từ, nhân hóa) [Muốn làm một thứ âm thanh của thiên nhiên, đẹp đẽ, trong lành nơi Bác yên nghỉ? - Làm đóa hoa để tỏa hương thơm thanh cao, làm một con người trung với nước hiếu với dân để noi gương bác) ?: Cây tre một lần nữa được nhắc tới ở cuối bài thơ có tác dụng gì? phép nhân hóa có tác dụng gì? ?: Toàn bài thơ giúp em cảm nhận và hiểu điều gì? ?: Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Đọc Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời đọc I. Đọc – Hiểu chú thích 1. Đọc 2. Chú thích. * Tác giả: Viễn Phương 1928 – Quê An Giang. Thơ thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm. * Tác phẩm: Năm 1976 Lăng Bác vừa khánh thành Viễn Phương ra thăm miền Bắc và vào viếng lăng Bác. II. Đọc – Hiểu văn bản 1. Thể loại: Thơ 8 chữ 2. Bố cục: 3 phần 3. Phân tích. a. Cảm xúc trước lăng Bác - “Con” " tình cảm gần gũi, thân thiết. - Hình ảnh hàng tre " Gần gũi, thân thuộc, biểu tượng cho dân tộc, con người Việt Nam, với sức sống bền bỉ, kiên cường bất khuất. " Cảm xúc thương mến, tự hào đối với đất nước dân tộc. - Mặt trời: - Của vũ trụ(Thực) - Của con người (Bác Hồ - ẩn dụ) " Ca ngợi sự vĩ đại, thể hiện tấm lòng tôn kính với Bác. - Dòng người - Kết tràng hoa " ẩn dụ sáng tạo thể hiện lòng thành kính. [ Xúc động, thiêng liêng, thành kính. b. Cảm xúc trong lăng Bác - Bác nằm trong… - Giữa một vầng trăng… " Vầng trăng tưởng tượng [Sự thấu hiểu, yêu quí những vẻ đẹp trong nhân cách Bác. - Trời xanh – Bác Hồ: Bác vẫn còn sống với non sông đất nước như trời xanh còn mãi mãi. Người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nươc, dân tộc. [Nỗi đau xót, tiếc thương lòng kính yêu vô vạn của nhà thơ, của nhân dân Miền Nam khi sự thật Bác không còn . c. Cảm xúc khi rời lăng Bác. - Thương chào nước mắt. - Muốn làm:+ con chim. + đóa hoa. + cây tre trung hiếu. [Tâm trạng lưu luyến muốn ở mãi bên Bác, muốn làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu để canh cho giấc ngủ bình yên của Bác. [Niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi đau xót khi vào lăng viếng Bác. III. Tổng kết Nội dung Nghệ thuật * Ghi nhớ. * Củng cố: Nhắc lại nội dung bài * HDHB: Về học thuộc lòng bài thơ và tập phân tích. Soạn bài “Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí”.

File đính kèm:

  • docVIENG LANG BAC(2).doc