Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 31: Thuật ngữ

I. Mục tiêu bài dạy

 - Giúp HS nắm đư¬ợc:

 + Khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.

 + Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ.

II. Chuẩn bị:

 1. GV: Nghiên cứu, soạn giáo án, viết bảng phụ.

 2. HS: Học bài cũ, làm bài tập, đọc tr¬ước bài mới.

III. Tiến trình lên lớp

 1. ổn định tổ chức.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Câu hỏi: Nêu các cách thức phát triển từ vựng?

 3. Bài mới:

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2079 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 31: Thuật ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :2/10/2013 Ngày dạy  : 7/10/2013 Tiết 31 : THUẬT NGỮ. I. Mục tiêu bài dạy - Giúp HS nắm được: + Khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó. + Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ. II. Chuẩn bị: 1. GV: Nghiên cứu, soạn giáo án, viết bảng phụ. 2. HS: Học bài cũ, làm bài tập, đọc trước bài mới. III. Tiến trình lên lớp 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Nêu các cách thức phát triển từ vựng? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò nội dung bài học ?HS đọc hai cách giải thích a, b trong SGK và trả lời câu hỏi. ?Cách giải thích nào thụng dụng, ai cũng có thể hiểu được? ?Cách giải thích nào yêu cầu phải có kiến thức chuyên môn về hoá học mới giải thích được. HS đọc, thảo luận, trình bày. HS nhận xét, bổ sung. HS đọc phần I. 2. ?Em đã học các định nghĩa này ở các bộ môn nào? ?Thuật ngữ là gì? HS đọc ghi nhớ trong SGK. ? Các thuật ngữ: thạch nhũ, bazơ, ẩn dụ, phân số thập phân còn có nghĩa khác không ? Trong 2 trường hợp đã nêu, trường hợp nào từ “muối có” sắc thái biểu cảm? GV lưu ý HS: ở trường hợp a, không có sắc thái biểu cảm nghĩa là thuật ngữ không có tính biểu cảm. HS đọc to ghi nhớ. I. Thuật ngữ là gì? 1. ví dụ( SGK) 2. Nhận xét Ví dụ 1: + Cách 1: giải thích thông dụng, ai cũng hiểu + Cách 2: yêu cầu phải có kiến thức chuyên nghành mới hiểu được. Ví dụ 2 - Thạch nhũ.-môn địa lí. - Ba- dơ: -môn Hoá học. - ẩn dụ.-môn Ngữ văn. - Phân số thập phân.-môn toán học. 3. Kết luận: Các thuật ngữ trên chủ yếu được dùng trong các văn bản khoa học. Ghi nhớ(SGK) II. Đặcđiểm của thuật ngữ: 1. Ví dụ 2. Nhận xét - Các thuật ngữ chỉ có một nghĩa như SGK đã giải thích, ngoài ra không còn nghĩa nào khác. -Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm Và ngược lại. - “ Muối” ở trong trường hợp b có sắc thái biểu cảm, nó là một ẩn dụ chỉ các khái niệm về một thời hàn vi, gian khổ mà những người cùng cảnh ngộ đã gắn bó với nhau, cưu mang giúp đỡ lẫn nhau. -Thuật ngữ không có tính biểu cảm. 3. Kết luận: Ghi nhớ(SGK) II. Luyện tập: Bài tập 1 - Lực là tác dụngà Vật lí. - Lưu lượng... Địa lí. - Trọng lực... Vật lí. - Khí áp... Vật lí. - Đơn chất... Hoá học - Thị tộc phụ hệ... Lịch sử. - Đường trung trực... Toán học. - Xâm thực là làm huỷ hoại...Địa lí. - Hiện tượng hoá học... Hoá học. - Trường từ vựng... Ngữ văn. - Di chỉ... Lịch sử. - Thụ phấn...Sinh học. Bài tập 2: - Điểm tựa (thuật ngữ Vật lí): điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó, lực tác động được truyền tới lực cản. - Điểm tựa( trong khổ thơ cua Tố Hữu): chỉ nơi làm chỗ dựa chính, nơi gửi gắm niềm tin và hi vọng của nhân loại tiến bộ (thời chúng ta đang chống Mĩ rất gian khổ và ác liệt). Bài tập 3: a, Từ “ hỗn hợp” được dùng như  một thuật ngữ. b, Từ “ hỗn hợp” được dùng như một từ thông thường. c, Đặt câu có dùng từ hỗn hợp với nghĩa thông thường: - Phái đoàn quân sự hỗn hợp bốn bên. - Lực lượng hỗn hợp của Liên hợp quốc. - Thức ăn gia súc hỗn hợp. Bài 4: - Cá(sinh học): Là đv có xương, sống dưới nước, bơi bằng vây và thở bằng mang. - Cách gọi: theo trực giác vì thấy chúng sống dưới nước. Bài 5: - Hiện tượng đồng âm yếu tố thì không vi phạm nguyên tắc vì chúng thuộc hai lĩnh vực khác nhau: KT học và quang họcàsự trùng lặp về vỏ âm thanh của từ. 4. Củng cố:- GV khái quát bài học. 5. Hướng dẫn về nhà. - Hoàn thành bài tập và soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự. Ngày soạn:2/10/2013 Ngày dạy: 8/10/2013 Tiết 32 : MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ. I. Mục tiêu bài dạy: - Giúp HS: + Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật, con người trong văn bản tự sự. +Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản. II. Chuẩn bị: 1.GV: Nghiên cứu, soạn giáo án, 2.HS: Học bài cũ, làm bài tập, đọc trước bài mới . III. Tiến trình bài dạy: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: GV Giới thiệu bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HS: đọc đoạn trích trong SGK, thảo luận. ?Đoạn trích kể về việc gì? ?Sự việc xảy ra như thế nào? HS: thuật lại sự việc theo SGK. ?Chỉ ra chi tiết miêu tả trong đoạn văn HS:chỉ ra ?Nêu tiếp câu hỏi. -yêu cầu HS nối các sự việc ấy lại thành đoạn văn ?HS nhận xét đoạn văn ấy có sinh động không ? Tại sao? HS đọc, so sánh với đoạn trích trong SGK, rút ra nhận xét. ?Vì sao ở đoạn trích, sự việc lại được tái hiện sinh động? ?Từ phần nội dung trên, em hãy cho biết: khi kể chuyện, người kể cần phải làm những gì để câu chuyện trở nên hấp dẫn. HS: Suy nghĩ trả lời. ?Gọi học sinh đọc chậm, to ghi nhớ. HS :Đọc, thảo luận, trình bày. HS: Nhận xét, bổ sung. ?Nhận xét, đánh giá. ?Hướng dẫn, hs tự làm. ?Nhận xét, đánh giá, cho điểm. I. Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự. 1. Ví dụ( SGK). 2. Nhận xét - Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi. * Yếu tố sự việc: + + Quang Trung cho ghép ván lại, cứ 10 người khiêng một bức tiến lên phía trước, + Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào; phun khói lửa thì gió lại đổi chiều, thành ra tự làm hại mình. + Quân của Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên đánh. + Quân Thanh chống đỡ không nổi. Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử chết, quân Thanh đại bại. - Đoạn văn khô, kém hấp dẫn, không sinh động chỉ vì đơn giản kể lại các sự việc chứ chưa làm cho người đọc thấy được sự việc đó diễn ra như thế nào. * Yếu tố miêu tả - Khói lửa mù trời, cách gang tấc không thấy gì. - Quân Thanh đi không nổi… chết... - Quân Tây Sơn thừa thế chém bừa… -Đoạn trích sinh động và hấp dẫn hơn, trận đánh của vua Quang Trung được tái hiện hết sức cụ thể, sinh động. 3. Kết luận: * Ghi nhớ (sgk) II. Luyện tập: *Bài tập 1: Các yếu tố tả cảnh, tả người. a. Tả người: “Vân xem…kém xanh” b. Tả cảnh: “ Cỏ non… hoa” “ Tà tà bóng… bắc ngang” -Tác dụng: Làm nổi bật chân dung tuyệt sắc của chị em Thúy Kiều và khung cảnh ngày xuân tươi đẹp. *Bài tập 2. 4. Củng cố : - GV khái quát kiến thức cơ bản 5. Hướng dẫn học bài: - Học bài, làm bài tập 2, 3. =============================================================== Ngày soạn: 2/10/2013 Ngày dạy : 10/10/2013 TIẾT 34 + 35 : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 I. Mục tiêu bài dạy: - Qua bài kiểm tra giúp học sinh biết vận dụng những những kiến thức đã học để viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người. - Rèn luyện các kĩ năng diễn đạt, trình bày, nhất là kĩ năng sử dụng từ ngữ đã được luyện tập ở bài trau dồi vốn từ. - Giáo dục ý thức kỉ luật trong học tập. II. Chuẩn bị: 1. GV: Nghiên cứu, soạn giáo án, ra đề, biểu chấm. 2. HS: Tự ôn tập, chuẩn bị viết bài. III. Tiến trình bài dạy: 1.ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3.Bài mới I. Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy, kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. Ngày soạn : 2/10/2013 Ngày dạy : 12/10/2013 TIẾT 33: TRAU DỒI VỐN TỪ. I. Mục tiêu bài dạy : - Giúp HS: hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ, trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ. II. Chuẩn bị: 1.GV: Nghiên cứu, soạn giáo án, viết bảng phụ. 2. HS: Học bài cũ, làm bài tập, đọc trước bài mới. III. Tiến trình bài Dạy: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Thuật ngữ là gì ? Đặc điểm của thuật ngữ? 3. Bài mới:Giới thiệu bài: Họat động Nội dung HS :đọc ý kiến(SGK) ?Theo cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, tiếng Việt có khả năng đáp ứng nhu cầu giao tiếp của cúng ta hay không? Tại sao? ?Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, chúng ta phả làm gì? + Đã dùng thắng cảnh thì không dùng đẹp nữa vì thắng cảnh có nghĩa là cảnh đẹp. + dự đoán là đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy trong tương laiị có thể dùng: phỏng đoán, ước đoán,ước tính. +vì đẩy mạnh có nghĩa là thúc đẩy cho phát triển nhanh lên. Nói về quy mô có thể là mở rộng hay thu hẹp chứ không thể nhanh hay chậm được. -Sở dĩ có những lỗi này vì người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng từ mà mình sử dụng. Như vậy, muốn biết dùng tiếng ta thì trước hết phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ. ?Có thể mắc các lỗi trên là do đâu? Từ đó chúng ta phải làm gì? HS đọc chậm, to Ghi nhớ. HS :Đọc đoạn văn ? Nhà văn Tô Hoài nói về vấn đề gì có liên quan đến việc trau dồi vốn từ? ?So sánh hình thức trau dồi vốn từ ở phần I với hình thức trau dồi vốn từ của Nguyễn Du? HS:So sánh rút ra nhận xét. ?Mục đích của việc rèn luyện vốn từ là gì? HS: đọc Ghi nhớ. I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ. 1. Ví dụ 2. Nhận xét * ý kiến của Phạm Văn Đồng. - TV có khả năng đáp ứng nhu cầu giao tiếp của chúng ta, vì tiếng Việt rất giàu đẹp và phong phú. *Xác đinh lỗi diễn đạt. a.Dùng thừa từ đẹp. b.Dùng sai từ dự đoánị có thể dùng: phỏng đoán, ước đoán,ước tính. c.Dùng sai từ đẩy mạnh -Nguyên nhân: Không hiểu rõ nghĩa của từ và cách dùng từ. 3. Kết luận : Ghi nhớ1 (SGK) II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ 1.Ví dụ 2. Nhận xét * ý kiến của nhà văn Tô Hoài. - Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiến nói của nhân dân. 3.Kết luận: Ghi nhớ2(SGK) III. Luyện tập. *Bài tập 1: - Hậu quả: kết quả xấu. - Đoạt: chiếm được phần thắng - Tinh tú: sao trên trời (nói khái quát) *Bài tập 2: a, Tuyệt: - dứt, không còn gì. + Tuyệt chủng:bị mất hẳn giống nòi. + Tuyệt giao: cắt đứt giao tiếp. + Tuyệt tự; không có người nối dõi. + Tuyệt thực: nhịn đói không ăn để phản đối- một hình thức đấu tranh. + tuyệt đỉnh: điểm cao nhất, mức cao nhất. + Tuyệt mật: cần được giữ bí mật tuyệt đối. + Tuyệt tác: tác phẩm văn học nghệ thuật hay, đẹp đến mức coi như không còn có thể có cái gì hơn. + Tuyệt trần: nhất trên đời, không có gì sánh bằng. b, Đồng: - Cùng nhau, giống nhau. + Đồng âm: có âm giống nhau. + Đồng bào: cùng một giống nòi, một dân tộc, một Tổ quốc- hàm ý quan hệ thân thiết, ruột thịt. + Đồng bộ: phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng. + Đồng chí: ngời cùng chí hướng chính trị. + Đồng dạng: có cùng một dạng như nhau. + Đồng khởi: cùng vùng dậy, dùng bạo lực để phá ách kìm kẹp. + Đồng môn: cùng học một trường, một thầy, một môn phái. + Đồng niên: cùng một tuổi. + Đồng sự: cùng làm việc ở một cơ quan nói với người ngang hàng với nhau. - Trẻ em: + Đồng ấu: trẻ em khoảng 6,7 tuổi. + Đồng dao: lời hát dân gian của trẻ em. + Đồng thoại: truyện viết cho trẻ em. - chất ( đồng) + Trống đồng: nhạc khí gõ thời cổ, hình cái trống, đúc bằng đồng, trên mặt có chạm những hoạ tiết trang trí. *Bài tập 3: a, Dùng sai từ im lặng. Từ nàyđể nói về con người, về cảnh tượng con người. Thay bằng yên tĩnh, vắng lặng. b, Dùng sai từ thành lập - lập nên, xây dựng một tổ chức như nhà nước, đảng, hội, công ty Quan hệ ngoại giao không phải là một tổ chức.Dùng là thiết lập. c. Dùng sai từ cảm xúc. Từ này thường được dùng như một danh từ, có nghĩa là sự rung động trong lòng do tiếp xúc với việc gì. Người Việt Nam không nói: X khiến Y rất cảm xúc; mà nói: X khiến Y rất cảm động( xúc động, cảm phục.) *Bài tập 5: - Chú ý quan sát lắng nghe lời nói hằng ngày. - Đọc sách báo, tác phẩm văn học nổi tiếng. - Ghi chép lại, tra cứu từ điển. - Tập sử dụng những từ ngữ mới. *Bài tập 6: a, ? điểm yếu. b, ? mục đích cuối cùng. c, ? đề đạt. d, ? láu táu. e, ? hoảng loạn. *Bài tập 7: a, Nhuận bút/ thù lao. - Nhuận bút: trả công viết một tác phẩm. - Thù lao: trả công cho một lao động nào đó. Nghĩa thù lao rộng hơn nhuận bút. VD: Anh ấy vừa lĩnh tiền nhuận bút cuốn sách mới in. Anh ấy vừa nhận một khoản tiền hậu hĩnh, b, Tay trắng/ trắng tay. - Tay trắng: không vốn liếng, tài sản gì. - Trắng tay: mất sạch vốn liếng, tài sản. c, Kiểm điểm/ kiểm kê. - Kiểm điểm: xem xét, để rút ra kết luận cần thiết. - Kiểm kê: kiểm lại từng thứ để xác đinh số lượng, đánh gia chất lượng. d, Lược khảo/ lược tuật: - Lược khảo: nghiên cứu một cách khái quát về cái chính không đi vào cụ thể. - Lược thuật: kể, trình bày tóm tắt. 4. Củng cố: - Giáo viên khái quát bài. 5. Hướng dẫn học bài:- Học bài, làm bài tập 9

File đính kèm:

  • docvan 9 tuan 8 nam 20132014.doc
Giáo án liên quan