Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 56 đến tiết 60

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hòan cảnh ra đời bài thơ.

- Những cảm xúc chân thành của nhà thơ và hình ảnh người bà giàu tình thương, đức hi sinh.

- Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả, nghị luận.

2. Kĩ năng

- Nhận diện, phân tích các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.

- Liên hệ để thấy rõ nỗi nhớ về bà trong hoàn cảnh tác giả đang xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.

3. Thái độ

- Tình yêu quê hương đất nước

B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận

2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài thơ.

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 56 đến tiết 60, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
b»ng viÖt Tuần: 12 Tiết: 56 A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hòan cảnh ra đời bài thơ. - Những cảm xúc chân thành của nhà thơ và hình ảnh người bà giàu tình thương, đức hi sinh. - Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả, nghị luận. 2. Kĩ năng - Nhận diện, phân tích các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ. - Liên hệ để thấy rõ nỗi nhớ về bà trong hoàn cảnh tác giả đang xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước. 3. Thái độ - Tình yêu quê hương đất nước B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận 2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài thơ. C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Ổn định : 2/ Bài cũ : H: Em cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên nào? Tình cảm nào được bồi đắp trong em ? TL: Thiên nhiên tráng lệ; con người lao động dũng cảm, giỏi giang làm chủ cuộc sống -> yêu quý vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động. 3/ Bài mới: Hoạt động 1 GV: Gọi hs đọc phần chú thích sgk HS: Thực hiện. GV: Bằng Việt thuở nhỏ sống với bà lớn lên đi học xa (nước ngoài) sống trong cảnh đầy đủ vật chất nhưng vẫn nhớ về bà với bếp lửa ấp iu nồng đượm. HS: Nghe. GV: Với những nội dung :bếp lửa gợi nhớ thương bà; cảm nghĩ về bà và bếp lửa; tự cảm của người cháu. Em hãy phân chia bố cục cho hợp lí HS: Thảo luận. Phần 1: Ba câu đầu. Phần 2: Các đoạn tiếp theo. Phần 3: Bốn dòng cuối. Hoạt động 2 GV: Hình ảnh nào được gợi lên từ trong kí ức của người cháu HS: Hình ảnh bếp lửa (một bếp lửa chờn vờn sương sớm – một bếp lửa ấp iu nồng đượm). GV: Những từ láy trong đoạn gợi hình và gợi cảm như thế nào ? HS: Gợi hình ảnh bếp lửa hồng sớm mai trong gia đình miền quê yên tĩnh. Gợi cảm giác ấm ấp, thân thuộc. GV: Vì sao khi nhớ đến bà cháu lại nhớ đến bếp lửa ? HS: Vì sự lo toan của người bà vùng quê nghèo gắn bó với bếp lửa. GV: Em cảm nhận được gì về tình cảm của cháu khi viết: cháu thương bà biết mấy nắng mưa ? HS: Thảo luận GV: Tình cảm nào của người cháu được bộc lộ ? HS: Tình bà cháu gắn liền với bếp lửa, bền bỉ sâu nặng GV: Tình cảm bà cháu hiện dần cùng thời gian, đó là những quãng thời gian nào ? qua những chi tiết nào ? HS: Thảo luận + Thuở ấu thơ ( lên bốn cháu đã quen mùi khói . . . nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!) + Qua tuổi niên thiếu ( tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa . . . một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng . . .) + Đến tuổi trưởng thành ( lận đận đời bà biết mấy nắng mưa . . . ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa) GV: Ấn tượng nào sâu đậm nhất về bếp lửa gắn với tuổi thơ của cháu ? hình ảnh đó gợi lên điều gì ? HS: Mùi khói -> gợi hình cuộc sống nghèo khó ngày trước. GV: Ngoài ấn tượng đó còn có những ấn tượng nào khác thể hiện qua chi tiết ngôn từ nào ? HS: Thảo luận. + Tiếng chim tu hú (tu hú kêu chi trên những cánh đồng xa . . . kêu chi hoài trên những cánh đồng xa) + Giặc đốt làng nhà cháy nhưng bà vẫn vui lòng ( năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi . . . vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh ) GV: Vì sao tiếng chim tu hú luôn tồn tại trong tâm trí cháu ? Và nỗi niềm nào của người cháu vang vọng qua tiếng chim tu hú ? HS: Là âm thanh quen thuộc của làng quê, tình cảm của người đi xa -> nhớ nhà nhớ quê, thương xót cuộc đời bà lận đận đồng thời nhắn gửi nhớ thương đến bà. GV giảng: hình ảnh bà vẫn nhen nhóm ngọn lửa những năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi cho ta thấy hình ảnh người bà của kháng chiến, người bà yêu nước. GV: Em hiểu gì về hình ảnh người bà kháng chiến: rồi sớm rồi chiều . . .chứa niềm tin dai dẳng? HS: Ngọn lửa thắp bằng tình yêu thương cháu con và bằng niềm tin vào kháng chiến thắng lợi, con cháu xum hợp bên bếp lửa. GV: Và bây giờ những gì được nhòm lên từ bếp lửa ? và bếp lửa bây giờ với thời lận đận có gì khác ? qua đó cháu có bếp lửa và bà ntn ? HS: ( Niềm yêu thương khoai sắn . . . tâm tình tuổi nhỏ) -> bếp lửa của lòng nhân ái, chia sẻ niềm vui chung => bếp lửa và bà không phải của riêng mình bếp lửa vui, bà vui. GV: Em hiểu gì qua hình ảnh thơ : ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa HS: Không có gì có thể dặp tắt được và nơi đó ấp ủ và sáng mãi tình cảm bà cháu . . . GV: Đoạn cuối cho biết được và cho ta thấy được gì ? HS: Đi học ở nước ngoài tiếp cận những điều tốt đẹp -> cuộc sống tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. GV: Cuộc sống tràn đầy niềm vui và hạnh phúc nhưng người cháu vì sao chưa đủ lòng thanh thản ? HS: Vì không quên ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa của bà nơi quê hương. GV: Tác giả tự nhắc mình về điều gì khi viết nhưng chẳng lúc nào quên . . . bà nhóm bếp lên chưa ? HS: Thảo luận. + Không được quên những lận đận của bà. + Không được quên tấm lòng ấm áp của bà. + Không được quên những tận tuỵ hi sinh của bà. GV: Vật chất đầy đủ tiện nghi nhưng cháu vẫn nhớ về cái bếp của bà khói hun nhèm mắt cháu cho thấy được tình cảm nào của lòng người ? HS: Cuộc sồng đầy đủ nhưng con người không nên quên đi quá khứ tốt đẹp của mình qua đó ta thấy tình yêu quê hương thắm thiết. Hoạt động 3 Hoạt động 4 Nêu nhận xét về ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh bếp lửa ? Hình ảnh bếp lửa vốn là hình ảnh thất của bếp lửa mà ngày ngày người bà nhen lửa nấu cơm. Nhưng bếp lửa trở thành hình ảnh tượng trưng, gợi lại tất cả những kỉ niệm ấm áp của bà cháu. Lửa trở thành ngọn lửa của tình yêu, lửa niềm tin, ngọn lửa bất diệt của tình bà cháu, tình quê hương đất nước. Bếp lửa mà người bà ấp iu hay chính là tình yêu thương mà bà nâng niu dành tất cả cho cháu, từ việc dạy cháu làm, chăm cháu học, bảo cháu nghe. Bếp lửa cũng là nơi bà nhóm lên tình cảm, khát vọng cho người cháu. Nhóm lửa do đó cũng vừa có nghĩa thực vừa có ý nghĩa tượng trưng. I.Tìm hiểu chung. 1. Tác giả, hoàn cảnh sáng tác a. Tác giả - Bằng Việt - Nguyễn Việt Bằng sinh 1941 - Quê: Thạch Thất - Hà Tây - Làm thơ từ đầu 1960 - Hiện là chủ tịch hội liên hiệp VHNT Hà Nội b. Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1963 – Tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở Liên Xô 2. Kết cấu. II. Phân tích. 1. Bếp lửa gợi nhớ thương bà. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa => Tình bà cháu gắn liền với bếp lửa, bền bỉ sâu nặng. 2. Cảm nghĩ về bà và bếp lửa. + Thuở ấu thơ. + Qua tuổi niên thiếu. + Đến tuổi trưởng thành. => Hiện diện cho tình bà ấm áp như chỗ dựa tinh thần, như sự đùm bọc cưu mang chắt chiu của bà giành cho cháu. 3. Tự cảm của người cháu. + Nhưng chẳng lúc nào quên . . . bà nhóm bếp lên chưa ? => không quên ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa của bà nơi quê hương. III.Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng - Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự - Giọng điệu và thể thơ 8 chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm 2. Nội dung: triết lí thầm kín: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sự sóng, nâng đỡ con người suốt hành trình của cuộc đời. Tình yêu thương bà và lòng biết ơn bà chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước IV.Luyện tập: 4/ Củng cố : Bài thơ xao đông lòng ta về những tình cảm nào ? + Tình bà cháu ấm áp bền bỉ. + Từ đó là lòng yêu quí gia đình, quê hương, đất nước thường trực trong mỗi con người Việt Nam. 5/ Dặn dò: - Học thuộc lịng bi thơ + phân tích bài thơ - Chuẩn bị bài cho tiết : khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ ( hướng dẫn đọc thêm) Tuần: (h­íng dÉn ®äc thªm ) Tiết: 57 A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hòan cảnh ra đời bài thơ. - Tình cảm bà mẹ Tà – ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng. - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc ru tha thiết, trìu mến. 2. Kĩ năng - Nhận diện, các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ. - Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà mẹ, của tác giả - Cảm nhận tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 3. Thái độ - Tình yêu quê hương đất nước B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận 2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài thơ. C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Ổn định : 2/ Bài cũ : H: Trình bày giá trị nội dung - nghệ thuật của văn bản Đoàn thuyền đánh ca TL: 1. Nghệ thuật: - Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng - Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự - Giọng điệu và thể thơ 8 chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm 2. Nội dung: triết lí thầm kín: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sự sóng, nâng đỡ con người suốt hành trình của cuộc đời. Tình yêu thương bà và lòng biết ơn bà chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước 3/ Bài mới: Hoạt động 1 GV: Gọi hs đọc phần chú thích. HS: Thực hiện. GV: Dựa vào phần chú thích cho biết đôi nét về t.giả HS: Thảo luận theo nhóm và trả lời. GV: Nhà thơ thể hiện cảm nghĩ của người mẹ Tà – ôi trong 3 khúc hát ru: mỗi khúc hát là một lời ru, em chia văn bản ntn ? HS: Thảo luận. + Khúc thứ nhất: khúc hát của người mẹ thương con , thương bộ đội. + Khúc thứ nhất: khúc hát của người mẹ thương con , thương dân làng. + Khúc thứ nhất: khúc hát của người mẹ thương con , thương đất nước. Hoạt động 2 GV: Dựa vào văn bản cho biết những lời ru nào hướng về mẹ ? Hình ảnh nào gợi lên từ chi tiết đó ? HS: Mẹ giã gạo . . . má em nóng hổi.-> người mẹ đang giã gạo trong khi con đang yên giấc trên lưng . GV:Em hình dung được qua hình ảnh thơ : mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi – vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối ? HS: Người mẹ đang lao động cực lực nhưng vẫn quan tâm đến giấc ngủ của con. GV:Một người mẹ ntn hiện lên từ những chi tiết đó ? HS: Người mẹ chịu thương chịu khó nhưng vẫn thương con; người mẹ của đức hi sinh. GV: Đoạn thơ từ Mẹ thương A – kay . . . mai sau con lớn vung chày lún sân. - Đoạn thơ này có bao nhiêu điều thương?Và điều ước ? - Tác dụng của điệp ngữ “ Thương” ? - Vì sao mẹ chỉ ước gạo trắng và vung chày lún sân? Em nghĩ gì về điều ước đó ? HS: Thảo luận. + Người mẹ có 2 điều thương: thương con và bộ đội. + Có hai điều ước : có gạo và con mau lớn. => thương con như thương bộ đội, tình yêu con gắn liền với tình yêu kháng chiến. + Mẹ mong có gạo nuôi bộ đội, con mau lớn để làm ra lúa gạo nuôi bộ đội. -> chân thật và cao quý vì đó là mong mỏi của người mẹ lao động nghèo cho kháng chiến GV: Qua đó em hiểu gì về người mẹ ? HS: Giàu tình thương và lòng yêu nước. GV: Hình ảnh người mẹ đặc tả qua những chi tiết nào ? Qua đó gợi cho ta liên tưởng như thế nào ? HS: Hình ảnh “ lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ; mặt trời của bắp thi nằm trên đồi – mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” -> nhọc nhằn mà kiêu hãnh . . . GV: Chỉ ra hình ảnh đối lập và cho biết tác dụng; em hình dung được gì trong câu : lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ; mặt trời của bắp thi nằm trên đồi – mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng ? HS: To / nhỏ; trên đồi/ trên lưng -> làm nổi bật những gian lao và hi vọng của mẹ => ánh sáng thiên nhiên nuôi sống cây cỏ; đứa con ánh sáng của đời mẹ nguồn sức mạnh giúp mẹ vượt qua những khó khăn gian khổ. GV: Trong lời ru của mẹ có day dứt nào ? điều đó phản ánh tấm lòng người mẹ với dân làng ntn ? và ước mơ của mẹ lúc này là gì ? HS: “ mẹ thương Akay, mẹ thương dân làng đói” mẹ muốn cưu mang chia sẽ . . . . mẹ ước được mùa, ước con có sức làm nương giỏi. GV: Em nhận xét gì về điều ước đó ? Ta hình dung người mẹ ở khúc ru thứ hai như thế nào ? HS: Ước mơ chân thật giản dị chính đáng vì sự no ấm của mọi người -> thương người, biết sống vì người khác GV: Khúc ru thứ ba lời thơ nào khắc họa về người mẹ ? hình ảnh người mẹ có gì khác so với hai khúc ru trước? HS: Mẹ đang chuyển lán, mẽ đi đạp rừng; mẹ địu con đi để giành trận cuối – từ trên lưng mẹ em đến chiến trường -> không chỉ có yêu thương mà còn hành động vì yêu thương. GV: Vì những lí do nào người mẹ phải làm những việc đó ? đức tính nào của người mẹ được bộc lộ ? HS: Vì giặc không để cho gia đình, bản làng sống được yên -> người mẹ can đảm, dũng cảm. GV: Điều thương nào của mẹ được thể hiện ? vì sao người mẹ lại có tình thương đó ? và đó là tình thương như thế nào ? HS: Thương Akay, thương đất nước vì đất nước đang gian lao vì giặc xâm lược => một tình thương rộng mở, giàu đức hi sinh. GV: Ngoài ra mẹ còn ước thêm điều gì ? Vì sao mẹ mong ước điều đó ? từ đó cho ta thấy người mẹ ntn ? HS: Ước gặp Bác Hồ, ước tự do cho con vì Bác Hồ là người cha, hình ảnh tự do => yêu nước nồng nàn, tha thiết với tự do . . . Hoạt động 3 Trong tình yêu thương đó người mẹ Tà ôi hiện lên với những đức tính cao đẹp nào ? - Vô cùng thương con - bộ đội dân làng và đất nước. - Gắng làm lụng, đấu tranh và hi vọng vì tình yêu thương đó. Hoạt động 4 Tại sao chỉ có một em cu Tai mà tác giả lại viết là những em bé lớn lên trên lưng mẹ? Nhan đề bài thơ có ý nghĩa như thế nào ? Đây là cách nói khái quát trong thơ . Em cu Tai là một hình ảnh cụ thể, nhưng có bao nhiêu em bé lớn trên lưng mẹ và cũng có bao nhiêu bà mẹ ngoài đời nhưng nhà thơ chỉ viết một từ mẹ mà thôi. Một em bé để nói nhiều em bé, nhiều bà mẹ nhưng chỉ nói một bà mẹ. Nhan đề bài thơ do đó cũng là ý thơ. Bài thơ ca ngợi người mẹ miền núi, cũng là người mẹ Việt Nam, kết hợp lòng thương con, yêu con với thương bộ đội, yêu thương dân làng, yêu nước. Hình ảnh người mẹ là hình ảnh tương trưng đã nuôi lớn những người con của mình để hiến dâng cho kháng chiến giành độc lập tự do cho Tổ quốc. I.Tìm hiểu chung. 1. Tác giả, hoàn cảnh sáng tác a. Tác giả b. Hoàn cảnh sáng tác: Ra đời 1971, tại chiến khu miền tây Thừa Thiên. 2. Kết cấu. II. Phân tích. 1. Khúc hát của người mẹ thương con , thương bộ đội. => Giàu tình thương và lòng yêu nước. 2. Khúc hát của người mẹ thương con , thương dân làng. => Ước mơ chân thật giản dị chính đáng vì sự no ấm của mọi người -> thương người, biết sống vì người khác 3. Khúc hát của người mẹ thương con , thương đất nước. => yêu nước nồng nàn, tha thiết với tự do . . . III. Tổng kết IV. Luyện tập: 4/ Củng cố : Người mẹ ấy thể hiện ý chí và quyết tâm nào của nhân dân ta ? - Tha thiết với cuộc sống tự do, độc lập. - Quyết chiến đấu cho cuộc sống. 5/ Dặn dò: + Học bài và soạn bài Ánh trăng Tuần: Tiết: 58 A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức - Kỉ niệm thời gian lao nặng nghĩa tình của người lính - Sự kết hợp yếu tố tự sự, nghị luận trong tác phẩm thơ hiện đại - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu văn bản thơ được sáng tác sau 1975. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại. 3. Thái độ - Tình yêu quê hương đất nước. - Ân nghĩa với quá khứ. B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận 2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài thơ. C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Ổn định : 2/ Bài cũ : H: Tại sao chỉ có một em cu Tai mà tác giả lại viết là những em bé lớn lên trên lưng mẹ? Nhan đề bài thơ có ý nghĩa như thế nào ? TL: Đây là cách nói khái quát trong thơ . Em cu Tai là một hình ảnh cụ thể, nhưng có bao nhiêu em bé lớn trên lưng mẹ và cũng có bao nhiêu bà mẹ ngoài đời nhưng nhà thơ chỉ viết một từ mẹ mà thôi. Một em bé để nói nhiều em bé, nhiều bà mẹ nhưng chỉ nói một bà mẹ. Nhan đề bài thơ do đó cũng là ý thơ. Bài thơ ca ngợi người mẹ miền núi, cũng là người mẹ Việt Nam, kết hợp lòng thương con, yêu con với thương bộ đội, yêu thương dân làng, yêu nước. Hình ảnh người mẹ là hình ảnh tương trưng đã nuôi lớn những người con của mình để hiến dâng cho kháng chiến giành độc lập tự do cho Tổ quốc. 3/ Bài mới: Hoạt động 1 GV: Gọi hs đọc phần chú thích. HS: Thực hiện. GV: Dựa vào phần chú thích cho biết đôi nét về tác giả HS: Thảo luận theo nhóm và trả lời. GV: Nếu văn bản có ba nội dung cảm nghĩ là: - Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ. - Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại. - Suy tư của tác giả. Em có thể chia các khổ thơ như thế nào cho tương ứng ? HS: Thảo luận. - Hai khổ đầu. - Hai khổ giữa. - Hai khổ cuối. Hoạt động 2 GV: Em hiểu thế nào là tri kỉ ? tác giả gọi vầng trăng tri kỉ ở những thời điểm nào trong cuộc đời ? HS: Tác giả nhớ vầng trăng tri kỉ trong hai thời điểm: hồi nhỏ ở quê biển; khi đã là người lính. GV: Vầng trăng tri kỉ là vầng trăng ntn ? Vì sao trăng thành tri kỉ của con người ? HS: Hiểu biết và yêu quý nhau đế độ thân thiết, nó là vầng trăng thân thiết với mọi người. Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại làng quê, nó là kỉ niệm không thể nào quên của cuộc chiến tranh ác liệt của người lính nơi rừng sâu. GV: Thảo luận. + Vì sao khi ấy con người có tình nghĩa với trăng và cảm thấy trăng có tình nghĩa với mình ? HS: Vì khi đó con người sống giản dị, thanh cao chân thật trong sự hopà mhợp với thiên nhiên trần trụi với thiên nhiên – hồn nhiên với cây cỏ). + Trăng khi đó là trò chơi tuổi thơ cùng với những ước mơ trong sáng. Là ánh sáng trong đêm tối của chiến tranh, niềm bầu bạn của người lính trong gian lao. GV:Vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa ấy là quá khứ. Nhưng đó là một qúa khứ như thế nào mà con người ngỡ không bao giờ quên ? HS: Đẹp đẽ ân tình gắn bó hạnh phúc và gian lao của mỗi con người, của đất nước. GV: Sau tuổi thơ và chiến tranh là cuộc sống ở đô thị : trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường .Em hiểu thế nào là người dưng qua đường ? HS: Thảo luận. GV: Trăng vẫn trăng xưa nhưng người nay khác. Vậy theo em trăng không quen biết hay người xa lạ với trăng HS: Người xa lạ với trăng đồng thời cả 2 đều tự thấy xa lạ với nhau. . . GV: Những lúc nào thì con người mới nhớ đến trăng HS: Thảo luận. - Khi mất điện. - Khi phòng tối. GV: Hành động vội bật tung cửa sổ và cảm giác đột ngột khi nhận ra trăng tròn cho thấy quan hệ ntn ? HS: Không còn là tri kỉ, tình nghĩa như xưa vì lúc này con người cảm thấy trăng là vật chiếu sáng. GV: Theo em vì sao có sự xa lạ và cách biệt này ? HS: Thảo luận. GV chốt: Vì đó là không gian khác biệt, thời gian và điều kiện sống khác lạ nên những điều đó khiến cho con người và ánh trăng thành xa lạ, cách biệt. . . GV: Từ sự xa lạ ấy nhà thơ muốn nhắc nhở chúng ta điều gì ? HS: Cuộc sống hiện đại khiến cho con người quên đi những giá trị trong quá khứ. GV: Em hiểu gì chi tiết : ngửa mặt lên nhìn mặt ? HS: Thảo luận. GV giảng: mặt ở đây chính là mặt trăng tròn. Con người thấy mặt trăng là tìm được tri kỉ ngày nào. GV: Tâm hồn nào được phản ánh có cái gì rưng rưng HS: Một tâm hồn đang xao động sao xuyến, gợi nhớ gợi thương . . . GV: Tâm hồn con người có cảm xúc như thế nào khi : như là đồng là bể, như là sông là rừng ? HS: Kỉ niệm tốt đẹp khi cuộc sống còn gian lao, con người với thiên nhiên trăng là tri kỉ, tình nghĩa . . . GV: Em cảm nhận được cái giật mình của tác giả ntn qua chi tiết : ánh trăng im phăng phắt – đủ cho ta giật mình ? HS: Thảo luận. GV: Ý thơ vầng trăng tròn vành vạnh, mặc con người vô tình gợi cho em suy nghĩ gì ? HS: Trăng có vẻ đẹp trường tồn, vô tình với trăng là vô tình với cái đẹp . . . GV: Nếu ánh trăng tượng trưng cho cái đẹp và những giá trị truyền thống thì lời thơ nói về sự vô tình và cái giật mình nhắc nhở ta điều gì ? HS: Trân trọng giữ gìn cái đẹp và giá trị truyền thống, lãng quên với quá khứ tốt đẹp là con người tự phản bội lại mình. Hoạt động 3 Chủ đề: Từ 1 câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Hoạt động 4 Qua bài thơ em hiểu gì về tình cảm, tư tưởng và tài làm thơ ? TL: + Yêu quý, trân trọngnhững vẻ đẹp thuần khiết, trong sáng. + Coi trọng đời sống tình cảm của con người, đề cao giá trị truyền thống, lo ngại cho sự lãng quên những giá trị tốt đẹp. + Lời giản dị nhưng gợi nhiều cảm nghĩ, hình ảnh bình dị nhưng giàu ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. I.Tìm hiểu chung. 1. Tác giả, hoàn cảnh sáng tác a. Tác giả b. Hoàn cảnh sáng tác: 2. Kết cấu. II. Phân tích. 1. Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ. - Hồi nhỏ sống với đồng - Với sông rồi với bể - Hồi chiến tranh ở rừng. => Đẹp đẽ ân tình gắn bó hạnh phúc và gian lao của mỗi con người, của đất nước. 2. Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại. Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương -> Cuộc sống đầy đủ vật chất. Trăng qua ngõ như người dưng qua đường -> quen lối sống, quên mất sự hồn nhiên. Khi mất điện. Khi phòng tối. -> Trăng là vật chiếu sáng. => Cuộc sống hiện đại khiến cho con người quên đi những giá trị trong quá khứ. 3. Suy tư của tác giả. - Ngửa mặt lên nhìn mặt. - Như là đồng là bể. - Như là sông là rừng - Ánh trăng im phăng phắt - Đủ cho ta giật mình => Trân trọng giữ gìn cái đẹp và giá trị truyền thống. III. Tổng kết IV. Luyện tập: 4/ Củng cố : * Ý nghĩa khái quát của bài thơ: + ý nghĩa với cả 1 thế hệ. + ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời: thái độ đối với quá khứ, với người đã khuất và với chính mình. + Nằm trong mạch cảm xúc “uống nước nhớ nguồn”, gợi lên đạo lý sống thuỷ chung đã thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc. (- Bài trănglà tâm sự của Nguyễn Duy, là sự suy ngẫm của nhà thơ trước sự đổi thay hoàn cảnh sống, khi con người từ chiến tranh trở về cuộc sống hòa bình. Sông, đồng, biển, rừng là hình ảnh tượng trưng nhưng là hình ảnh thật của cuộc kháng chiến. Thành phố là môi trường mới, vùng đất mà trước đây những người kháng chiến không đặt chân tới. - Môi trường mới, tiện nghi mới, hoàn cảnh mớilàm cho con người sống cách biệt với thiên nhiên, xa dần quá khứ, lạnh nhạt dần với quá khứ. Ánh trăng như cảnh báo hiện tượng suy thoái về tình cảm, suy thoái về đạo đức. Nhắc nhở con người cần thủy chung với quá khứ, với những điều tốt đẹp với quá khứ ) 5/ Dặn dò: + Học thuộc lòng bài thơ và học nội dung. + Chuẩn bị bài cho tiết luyện tập tổng kết từ vựng. TUẦN : TIẾT : 59 A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức - Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng hình – thanh, các biện pháp tu từ. - Tác dụng của các biện pháp trong văn bản nghệ thuật. 2. Kĩ năng. - Nhận diện các từ vựng, biện pháp tu từ. - Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ. 3. Thái độ - Hứng thú trong tạo lập văn bản. B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận 2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm. C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Ổn định : 2/ Bài cũ : H: Xác định các biện pháp tu từ và phân tích giá trị nghệ thuật. Bài tập 1. Đến đây mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có lối ai vào hay chưa ? Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng đã có lối nhưng cưa ai vào. => Ẩn dụ Bài tập 2. Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thành thị đứng lên => Hoán dụ TL: 3/ Bài mới: Hoạt động 1 GV: Dựa vào bài ca dao trong sgk hãy phân tích cái hay của bài ca dao. HS : Thực hiện theo nhóm Hoạt động 2 Phân tích gía trị biểu đạt trong đoạn văn Thực hiện theo nhóm Hoạt động 3 Xác định nghĩa chuyuển, nghĩa gốc và các phương thức chuyển nghĩa ? Thực hiện theo nhóm Hoạt động 4 Hoạt động 5 Hoạt động 6 Bài 1. Gật đầu: động tác thể hiện sự đồng ý. Gật gù: gật nhẹ, nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình tán thưởng. => Từ gật gù sử dụng hợp lí nhất vì ý nghĩa cần biểu đạt. Tuy món ăn đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống. Bài tập 2: Một chân sút: là một cầu thủ tài năng Người vợ không hiểu nghĩa của cách nói chỉ có một chân sút. Cách nói này có nghĩa là trong đội chỉ có một người sút bóng tốt. Bài tập 3: - Những từ theo nghĩa gốc : miệng, tay, chân. - Từ dùng theo nghĩa chuyển: vai ( hoán dụ), đầu ( ẩn dụ ) Bài tập 4: Các câu (áo) đỏ, ( cây) xanh, ( ánh) hồng, lửa cháy, tro tạo thành 2 trường từ vựng: + Chỉ màu sắc: + Chỉ lửa và hiện tượng liên quan đến lửa. - Áo đỏ > ngọn lửa > làm em ngây ngất, say đắm ( cháy thành tro) lan cả không gian làm cho không gian như biến sắc ( cây xanh cũng như theo ánh hồng) - Cặp từ đối lập : Cây xanh – ánh hồng Em đi – anh đứng Bài tập 5: Tên “ rạch Mái Gầm, kênh Bọ Mắt, kệnh Ba Khía “ Sự vật hiện tượng được gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với nội dung mới dựa vào đ

File đính kèm:

  • docVan 9 tuan 12.doc
Giáo án liên quan