I. Mục tiêu bài dạy :
- Hệ thống hoá kiến thức về văn tự sự.
- Tích hợp với phần Văn và tiếng Việt đã học.
- Rèn luyyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự só sử dụng yếu tố nghị luận.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:Nghiên cứu, soạn giáo án
2. Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, đọc và làm tr¬ớc bài bài tập .
III. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định .
2. Kiểm tra bài cũ:
Nghị luận là gì? Trong văn tự sự, nghị luận thư¬ờng đư¬ợc thể hiện như¬ thế nào?
3. Bài mới:
+ Giới thiệu bài:Giới thiệu qua yêu cầu nội dung cần đạt của bài học.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 62 đến tiết 66, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/11/2013
Ngày dạy :25/11/2013
TIẾT 62: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN.
I. Mục tiêu bài dạy :
- Hệ thống hoá kiến thức về văn tự sự.
- Tích hợp với phần Văn và tiếng Việt đã học.
- Rèn luyyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự só sử dụng yếu tố nghị luận.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:Nghiên cứu, soạn giáo án
2. Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, đọc và làm trớc bài bài tập .
III. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định .
2. Kiểm tra bài cũ:
Nghị luận là gì? Trong văn tự sự, nghị luận thường được thể hiện như thế nào?
3. Bài mới:
+ Giới thiệu bài:Giới thiệu qua yêu cầu nội dung cần đạt của bài học.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
HS :đọc, thảo luận, trình bày.
HS :nhận xét, bổ sung.
GV :nhận xét, đánh giá.
GV Bài tập này nêu yêu cầu gì?
HS : tìm hiểu.
GV : gợi ý.
GV : yêu cầu HS viết trong 10’ .
HS :đọc, cả lớp nghe, phân tích, góp ý.
GV : nhận xét, đánh giá.
GV: đọc cho HS nghe một đoạn văn.
GV: Bài tập này nêu yêu cầu gì?
HS nêu.
GV gợi ý.
HS viết đoạn văn 10’
HS đọc .
HS đọc, cả lớp nghe, phân tích, góp ý.
GV nhận xét, đánh giá.
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn tự sự.
1.Đoạn văn: Lỗi lầm và sự biết ơn.
- Yếu tố nghị luận :chủ yếu được thể hiện trong câu trả lời của người được cứu và câu kết của văn bản.
- Tác dụng: làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao.
- Bài học: về sự bao dung , lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình.
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
*Bài tập 1:
a, Buổi sinh hoạt lớp diễn ra nh thế nào
( thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao ).
b, Nội dung của buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về vấn đề đó?
c, Em đã thuyết phục rằng NAm là người bạn tốt như thế nào? ( lí lẽ, ví dụ, phân tích).
*Bài tập 2:
a, Em kể về ai?
b, Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
c, Nội dung cụ thể là gì? nội dung đó giản dị mà sâu sắc cảm động như thế nào?
d. Suy nghĩ từ bài học rút ra từ câu chuyện trên?
4. Củng cố: - giáo viên khái quát, nhận xét.
5.Hướng dẫn về nhà: - Học bài, vận dụng: soạn “ Làng” của Kim Lân
===============================================================
Ngày soạn :24/11/2013
Ngày dạy : 26/11/2013
Tiết 63 : Hướng dẫn đọc thêm
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
Nguyễn Khoa Điềm
I. Mục tiêu bài dạy.
- Kiến thức : Học sinh cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi, từ đó hiểu được tình yêu quê hương đất nước và khát vọng độc lập tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này . Giọng điệu thơ thiết tha ngọt ngào, kết cấu bố cục độc đáo làm nên giá trị của bài thơ.
- Rèn luyện kĩ năng : đọc khúc hát ru, cảm nhận và phân tích thơ trữ tình.
- Giáo dục : Tư tưởng nhân văn.
II. Chuẩn bị :
1. Thầy : Nghiên cứu, soạn bài
2. Trò : Đọc soạn bài.
III. Tiến trình bài dạy .
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
? Dựa vào Tiểu dẫn SGK em hãy giới thiệu vài nét về tác giả tác phẩm.
? Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
? Hãy cho biết bài thơ được chia làm mấy phần, hãy xác định giới hạn và nội dung của từng phần ?
GV : Bài thơ được viết theo thể loại nào ?
? Em có nhận xét già về kết cấu của bài thơ ?
HS : Lần lượt trả lời.
GV : Bổ sung, nhấn mạnh.
GV : Em có nhận xét gì về nhan đề của bài thơ ?
HS: Đọc lại 3 lời ru của tác giả ở 3 đoạn.
?: Hiện lên trong lời ru thứ nhất người mẹ đang làm gì ?
GV : Em có nhận xét gì về công việc này?
HS : công việc nặng nhọc đều đều.
GV : Theo em câu thơ nào hay nhất, xúc động nhất, vì sao ?
? Công việc của ngời mẹ Tà- ôi trong lời ru thứ ba có gì khác trước?
GV: Nhận xét, củng cố, kết luận
GV : Qua phân tích em nhận thấy bà mẹ Tà Ôi hiện lên như thế nào?
GV : Kết luận.
GV : Qua ba lời ru em thấy người mẹ Tà Ôi đã bộc lộ tình cảm với em Cu Tai như thế nào?
GV : Em hãy so sánh và rút ra kết luận gì về sự phát triển tình cảm của người mẹ qua ba lời ru ?
GV: Nhận xét, củng cố, kết luận
GV : Qua ba lời ru em thấy người mẹ đã mơ ước những gì ?
GV : So sánh nhận xét về những ước mơ của mẹ đối với A – kay ở từng lời ru ? Vì sao ?
GV : Vì sao tác giả viết : Con mơ cho mẹ mà không viết mẹ mơ cho con hoặc mẹ mơ con sẽ?
HS:Tự do suy nghĩ và phát biểu.
GV : Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ là gì ?
? Nội dung chủ yếu của bài thơ?
I. Đọc hiểu chú thích
1.Đọc
2.Chú thích
3. Thể thơ.
- Thể thơ : Trữ tình, 8 tiếng.
- Bố cục : 3 phần
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Nhan đề độc đáo.
- Quen thuộc : khúc hát ru.
- Nhan đề mới mẻ gây sự tò mò ngạc nhiên.
2. Hình ảnh người mẹ qua 3 lời ru.
a. Qua ba lời ru của nhà thơ.
* Lời 1.
- Mẹ địu con giã gạo, nuôi bộ đội.
+ Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
-Tạo hình và xúc động nhất.
+ Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
-Từ láy nhấp nhô diễn tả thật sinh động đói khổ , tình thương .
+ Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.
-Tiếng hát từ trong tâm hồn người mẹ.
* Lời 2._ Mẹ địu con tỉa bắp trên núi
- Nghệ thuật ẩn dụ ví em bé như mặt trời.
-Con là niềm tự hào, niềm vui, nguồn hạnh phúc của mẹ.
* Lời 3.
- Mẹ địu con chuyển lán, đạp rừng, giành trận cuối.
-Từ công việc của ngời hậu phương trở thành ngời mẹ chiến sĩ trên trận tuyến đánh Mĩ ngay trên quê hương buôn làng.
-Người mẹ Việt Nam đói khổ nhưng anh hùng, một lòng một dạ với cách mạng, giàu tình yêu thương con, gắn với tình yêu buôn làng, bộ đội và sự nghiệp chung của đất nước.
b, Qua ba lời ru của mẹ.
- Mẹ thương a kay- mẹ thương bộ đội
- Mẹ thương a kay - mẹ thương làng đói.
- Mẹ thương a kay - mẹ thương đất nước.
-Cấu trúc đối xứng à sự trưởng thành trong tình cảm và suy nghĩa của người mẹ.
- Mơ ước của mẹ phát triển mở rộng với ước mơ về nhân dân, đất nước, cách mạng.
- Mơ hạt gao- nuôi con khôn lớn trưởng thành.
- Mơ hạt bắp – nuôi bộ đội.
- Mơ thấy Bác Hồ - độc lập tự do.
III. Tổng kết.
* Ghi nhớ (sgk)
4.Củng cố
5.Hướng dẫn học bài: 4’ - Học thuộc bài thơ và tìm hiểu nội dung ý nghĩa lời ru của mẹ.
Ngày soạn:24/11/2013
Ngày dạy : 28/11/2013
TIẾT 64: LÀNG
Kim Lân
I. Mục tiêu bài dạy:
Giúp HS:
- Kiến thức :Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó, thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.
- Kĩ năng : Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
- Giáo dục : Tình cảm yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Nghiên cứu, soạn giáo án,đồ dùng.
2. Trò : Học bài cũ, soạn bài mới.
III. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ ánh trăng”. Chủ đề của bài thơ là gì?
3. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
GV : Học sinh đọc Tiểu dẫn SGK?
GV : Dựa vào Tiểu dẫn SGK em hãy giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.
GV:Hãy nêu hoàn cảnh ra đời truyện ngắn ?
GV : Hãy cho biết văn bản được chia làm mấy phần, hãy xác định giới hạn và nội dung của từng phần ?
V : Hãy tóm tắt văn bản.
GV: Hãy nêu tình huống truyện.
GV: HS chú ý văn bản từ đầu …nhớ làng quá.
GV: Ông Hai rất yêu quý làng của mình. Vậy sự việc gì đã xảy ra đối với ông Hai làm thay đổi tình cảm ?
GV: Sự việc này đến với ông Hai như thế nào?
GV : Ngay sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc ông Hai có phản ứng như thế nào?
GV : Vì sao ông lại có phản ứng như vậy ?
GV : Sau phút choáng váng ấy, ông Hai đã hỏi lại những gì?
GV : Nhận xét cách diễn đạt của câu văn có gì đặc biệt ? Cách diễn đạt như vậy diễn tả điều gì ?
GV: Tìm chi tiết diễn tả tâm trạng ông Hai ?
GV : Cái cười nhạt của ông Hai cho ta thấy điều gì?
GV : Tâm trạng ông Hai khi trở về nhà như thế nào?
GV : Trong đoạn văn này tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào ?
GV : Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của ông Hai ?
GV: Thuật lại diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
GV : Em có nhận xét gì về cách miêu tả tâm lí nhân vật ?
GV : Qua đây em thấy ông Hai là người như thế nào?
I.Đọc, hiểu chú thích
1.Đọc
2.Chú thích.
a. Tác giả :
- Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài, sinh 1920.
- Sở trường viết truyện ngắn.
b. Tác phẩm:
- Sáng tác, in lần đầu năm 1958.
3. Ngôi kể : Ngôi thứ ba.
4. Tình huống truyện.
- Tâm trạng đau đớn của ông Hai khi ông nghe tin làng chợ đầu của ông làm Việt gian theo Tây.
- Khi tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính.
II. Đọc- hiểu văn bản.
1.Tình huống truyện và diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai.
* Tình huống truyện 1.
- Nghe tin làng theo giặc à Đột ngột, gay cấn.
*Diễn biến tâm lí :
- Phản ứng :
+ Cổ nghẹn ắng ..
+ Da mặt tê rân rân.
+ Lặng đi.
- Choáng váng.
- Hỏi : Liệu thật không hả bác ?
- Câu nghi vấn à Nghi ngờ à ông hi vọng đó là nghe nhầm.
+ Cười nhạt.
+ Lảng ra.
+ Cúi gằm mặt xuống.
- Cười gượng, xấu hổ.
- Về nhà: Tủi thân khóc.
-Nt: Câu hỏi tu từ, dấu chấm hỏi
- Miêu tả nội tâm nhân vật: Đau đớn, dạy dứt.
- Rít lên, chửi độc. Tức giận.
- Ngờ ngợ, bình tĩnh suy xét.
-Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực sinh động, sâu sắc.
-Khẳng định tình yêu làng của ông Hai.
4.Củng cố:- Tóm tắt tác phẩm, nắm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
5.Hướng dẫn học bài:
- Chuẩn bị bài Chương trình địa phương Phần Tiếng Việt.
===========================================================
Ngày soạn:24/11/2013
Ngày dạy:28/11/2013
TIẾT 65: LÀNG
Kim Lân
I. Mục tiêu bài dạy:
Giúp HS:
- Kiến thức : Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó, thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.
- Kĩ năng : Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
- Giáo dục : Tình cảm yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Nghiên cứu, soạn giáo án,đồ dùng.
2. Trò : Học bài cũ, soạn bài mới.
III. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
GV: Đọc đoạn đối thoại giữa hai cha con ông Hai ?
GV: Qua đoạn này ta hiểu tâm trạng của ông Hai như thế nào?
GV: Ông Hai có ý định gì ? Tại sao ?
GV: Sau đó ông lại có quyết định như thế nào? Tại sao ?
GV: Mối quan hệ giữa tình yêu làng, tình yêu nước và tinh thần khăng chiến như thế nào?
GV: Đọc đoạn cuối ?
GV: Tại sao Tây nó đốt nhà ông, ông lại đi khoe ?
GV: Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm ?
GV: Tác phẩm ca ngợi điều gì về những người nông dân ?
? Trong tác phẩm chúng ta thấy cái cuời cái khóc của ông Hai, theo em cái cười, cái khóc có mâu thuẫn với nhau không? Vì sao ?
II. Đọc- hiểu văn bản.
1.Tình huống truyện và diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai.
* Tình huống 2.
- Tâm sự với thằng con trai.
-Quyết định về làng à Không về.
-Tình yêu làng, tình yêu nước và tinh thần kháng chiến thống nhất trong con ng1ười ông.
* Tin cải chính.
- Vui sướng vì như cảm thấy mình được góp phần vào kháng chiến.
- Sau cái làng bị cháy là một làng yêu nước, anh hùng.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện.
- Ngòi bút miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật sắc sảo.
2. Nội dung .
- Ca ngợi tình yêu làng, yêu nước thống nhất với tình yêu kháng chiến.
* Ghi nhớ.
IV. Luyện tập
4.Củng cố, hướng dẫn học bài:
- Tóm tắt tác phẩm, nắm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Chuẩn bị bài Chương trình địa phương Phần Tiếng Việt.
===================================================================
Ngày soạn:24/11/2013
Ngày dạy : 30/11/2013
Tiết 66: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( Phần Tiếng Việt)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS: hiểu được sự phong phú của cá phương ngữ trên các vùng miền đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy : Nghiên cứu, soạn giáo án, viết bảng phụ.
2. Trò : Học bài cũ, làm bài tập, đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra sự chuản bị của học sinh
3. Bài mới:
+ Giới thiệu bài:
Họat động của GV và HS
Nội dung
GV giải thích hai từ mẫu.
HS làm theo nhóm, ghi ra bảng phụ, trình bày.
GV cho HS xem một số từ đã chuẩn bị sẵn, đọc.
GV nhận xét, đánh giá.
HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung nếu cần.
- Một số từ ngữ địa phương ở phần này có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân vì những sự vật, hiện tượng thuộc từ ngữ này vốn chỉ xuất hiện ở một địa phương, nhưng sau đó dần phổ biến trên cả nước.
VD: sầu riêng, chôm, chôm.
HS quan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1 và cho biét từ ngữ nào ở bảng b và cách hiểu nào( đối với trường hợp c) được coi là thuộc ngôn ngữ toàn dân. Từ đó nhận xét về phương ngữ được lấy làm chuẩn của tiếng Việt.
HS nhận xét.
GV nhận xét, đánh giá.
*Bài tập 1:
a, Chỉ các sự vật, hiện tượng không có trong phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân:
VD: Nghệ Tĩnh:
- chẻo: 1 loại nước chấm.
- tắc; 1 loại quả họ quýt.
- nốc: chiếc thuyền.
- nuộc chạc: mối dây.
+ Nam bộ:
- mắc: đắt
- reo : kích động
+ Thừa Thiên – Huế:
- sương: gánh.
- bọc: cái túi áo.
b, Giống về nghĩa nhưng khác âm:
Bắc, Trung,Nam
- Bố- ba( bọ)- ba ( tía)
- Mẹ- má ( mụ)-má
- Giả vờ- giả đò- giả đò
- Vào- vô- vô
c, Giống về âm nhưng khác nghĩa:
- Bắc: nón, hòm( đựng đồ đạc) , sương( hơi nước) , trái ( bên trái, tay trái), bắp( bắp chân, bắp cày, nỏ ( cái nỏ, củi nỏ).
- Nam: nón ,hòm( quan tài), trái ( quả) , bắp ( ngô).
Trung: hòm ( quan tài), sương( gánh), bắp
( ngô), nỏ( không, chẳng).
*Bài tập 2:
- Có. Vì có những sự vật, hiện tượng xuấtt hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác. Điều đó cho thấy Việt Nam có sự khác biệt giữa các vùng miềnvề điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, phong tục tập quán…Tuy nhiên, sự khác biệt đó không quá lớn, bằng chứng là những từ ngữ tuộc nhóm này không nhiều.
*Bài tập 3:
- Không có từ ngữ nào trong hai mục b và c được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân vì trong vốn từ vựng của ngôn ngữ toàn dân đã có những từ ngữ có nghĩa tương đương.
*Bài tập 4:
a , Các từ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ngư, mụ thuộc phương ngữ Trung bộ, phổ biến ở các tỉnh Bắc trung bộ: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
- “ Mẹ Suốt” là bài thơ Tố Hữu về bà mẹ Quảng Bình anh hùng. Những từ ngữ địa phương trên đây góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy; làm tăng sự sống động, gợi cảm cho tác phẩm.
4.Củng cố,
5.Hướng dẫn học bài:
- GV khái quát nội dung bài học.
- HS học bài, chuẩn bị: “ Đối thoại…văn bản tự sự.”
File đính kèm:
- van 9 tuan 15 nam 2013 2014.doc