Chương trình đổi mới Giáo dục phổ thông và thay Sách giáo khoa đại trà cho bậc học Trung học cơ sở được bắt đầu từ năm học 2001 - 2002 đến nay đã hoàn hành và thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên ở môn Ngữ văn phần Văn học Địa phương, Sách giáo khoa, Sách giáo viên còn để ngỏ phần nội dung cho giáo viên đứng lớp trực tiếp biên soạn, nên để dạy tốt phần này quả là một vấn đề khó.
Lựa chọn, sưu tầm những tác gia, tác phẩm nào của Địa phương để dạy cho học sinh đang là vấn đề được đông đảo đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn quan tâm và cần có sự thống nhất chung.
Trước nhu cầu trên, Phòng Giáo dục Khoái Châu đã tổ chức biên soạn Tài liệu : “Giảng dạy ngữ văn địa phương” cho giáo viên dạy môn Ngữ văn ở các trường THCS trong huyện tham khảo.
Tài liệu : “Giảng dạy ngữ văn địa phương
58 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Nguyễn Thiện Thuật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời giới thiệu
Chương trình đổi mới Giáo dục phổ thông và thay Sách giáo khoa đại trà cho bậc học Trung học cơ sở được bắt đầu từ năm học 2001 - 2002 đến nay đã hoàn hành và thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên ở môn Ngữ văn phần Văn học Địa phương, Sách giáo khoa, Sách giáo viên còn để ngỏ phần nội dung cho giáo viên đứng lớp trực tiếp biên soạn, nên để dạy tốt phần này quả là một vấn đề khó.
Lựa chọn, sưu tầm những tác gia, tác phẩm nào của Địa phương để dạy cho học sinh đang là vấn đề được đông đảo đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn quan tâm và cần có sự thống nhất chung.
Trước nhu cầu trên, Phòng Giáo dục Khoái Châu đã tổ chức biên soạn Tài liệu : “Giảng dạy ngữ văn địa phương” cho giáo viên dạy môn Ngữ văn ở các trường THCS trong huyện tham khảo.
Tài liệu : “Giảng dạy ngữ văn địa phương” gồm hai phần chính. Phần thứ nhất: từ chương I đến hết chương III cung cấp cho giáo viên một số lí luận và kiến thức cơ bản cả về nội dung và phương pháp để dạy tốt văn học Địa phương bao gồm: Các tư liệu về Văn học dân gian, tư liệu về các tác giả là những người con của Hưng Yên thuộc dòng văn học trung đại và hiện đại. Thứ hai: Đây là phần chính của tài liệu. Phần này hướng dẫn cụ thể một số tiết học từ lớp 6 đến lớp 9. Phần cuối của tài liệu là một số tác phẩm, bài viết của các tác giả: Nguyễn Đức Can, Hoàng Cương, Đốc Tít (Nguyễn Đức Hiệu), Nguyễn Thị Hồng Ngát và Đinh Quang Tốn làm phong phú thêm cho tư liệu tham khảo.
Chúng tôi đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và đặc biệt là tình cảm cũng như lòng tự hào về truyền thống văn hoá quê hương của thầy giáo Nguyễn Phú Cường và thầy giáo Phạm Xuân Hiểu với việc biên soạn tài liệu này.
Phòng giáo dục khoái châu
Chương I
Vị trí, ý nghĩa, chương trình và nguyên tắc, phương pháp giảng dạy văn học địa phương trong bộ môn Ngữ văn trường THCS.
I .Vị trí ý nghĩa, chương trình văn học địa phương trong bộ môn Ngữ văn trường THCS
Việc dạy - học Văn học địa phương cho học sinh các bậc học nói chung và bậc THCS nói riêng là việc làm cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc. Bởi nó góp phần vào việc đảm bảo yêu cầu về chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thực hiện tốt mục đích ý nghĩa của chương trình.
- Có ý nghĩa giáo dục truyền thống văn hoá địa phương: Bồi dưỡng tri thức, kích thích tinh thần tự lực tự cường cho thế hệ trẻ, làm phong phú thế giới tâm hồn giúp học sinh gắn hoạt động học tập với đời sống sinh hoạt con người của địa phương…
- Chương trình bộ môn Ngữ văn bậc THCS bao gồm 595 tiết (Khối 6,7,8: 420 tiết; khối 9: 175 tiết) trong đó có tổng số 19 tiết (chiếm 3,2% tổng số thời gian của bộ môn Ngữ văn) chương trình địa phương bao gồm 3 phân môn: Văn, Tập làm văn Tiếng việt. Hai phân môn Văn và Tập làm văn có 13 tiết (chiếm 2,2%). Chương trình địa phương được chia đều ở cả 4 khối lớp, trong đó Khối lớp 6 là 5 tiết (4 tiết Văn + Tập làm văn; 1tiết Tiếng việt); khối lớp 7 là 4 tiết (3 tiết Văn + Tập làm văn ; 1 tiết Tiếng việt); khối lớp 8 là 5 tiết (3 tiết Văn + Tập làm văn ; 2 tiết Tiếng việt); khối lớp 9 là 5 tiết (3 tiết Văn + Tập làm văn ; 2 tiết Tiếng việt). Căn cứ vào phân phối chương trình do BGD - ĐT quy định ta thấy rằng, số lượng thời gian dành cho việc giảng dạy chương trình địa phương là tương đối khá (chiếm 3,2%). Có thể nói đây là điều kiện thuận lợi để chúng ta có thể phát huy vốn Văn học – Văn hoá địa phương. Đồng thời đó cũng là hướng đi phù hợp với quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển văn hoá: “Phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
II. Những nguyên tắc của việc dạy học Văn học địa phương Hưng Yên cho học sinh THCS
- Nguyên tắc phù hợp với định hướng của Đảng về chiến lược con người: học đi đôi với hành, truyền thống kết hợp với hiện đại. Giáo dục Học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện (giàu về thể chất trong sáng về tâm hồn phẩm chất đạo đức).
+ Đảm bảo tính phù hợp của khoa học giáo dục tâm lí học sinh… Học sinh THCS ngoài việc học tập kiến thức cần có các hoạt động điền dã, ngoại khoá…. các em không chỉ tiếp thu cái mới mà cần phải gìn giữ phát huy những giá trị đặc sắc của văn hoá truyền thống… Từ đó góp phần phát triển tâm hồn, hình thành tính cách tâm lí và đạo đức XHCN. Hơn nữa thực tế cho thấy: Học sinh lứa tuổi THCS là giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về vật chất và tinh thần. Các em dễ tiếp thu những cái mới, cái hiện đại (trong đó có cả cái độc hại). Nhưng những gì thuộc về linh hồn, cốt cách…của con nguời quê hương thì hầu như không biết.
+ Đảm bảo sự hài hoà giữa tính truyền thống và hiện đại, tránh được những vấn đề thuộc về bản chất, lạc hậu, những vấn đề cục bộ địa phương…cần có thái độ phê phán .
+ Đảm bảo sự hài hoà sinh động giữa nội dung kiến thức và phương pháp phương tiện học tập. Với điều kiện giáo dục hiện nay ở địa phương không thể yêu cầu về phương tiện hiện đại như máy thu âm, máy ghi hình…. Nên chỉ có thể cho các em tham gia hoạt động điền dã, mời các nhà văn, nhà thơ, nghệ nhân …về tham gia để nói chuyện trao đổi giao lưu với học sinh. Có thể dẫn học sinh đến trưc tiếp các địa phương có bề dày lịch sử văn hoá của tỉnh của huyện để được nghe nói chuyện và thưởng thức những đặc sản văn hoá của quê hương.
+ Đồng thời với việc giảng dạy là những hoạt động ngoại khoá tận dụng những phương tiện dạy học trong nhà trường cho học sinh chơi các trò chơi dân gian, tham gia các lễ hội, phong trào văn hoá văn nghệ ở địa phương.
III. Phương pháp giảng dạy Văn học địa phương Hưng Yên trong nhà trường THCS
Để đưa ra được phương pháp dạy học một cách khoa học phù hợp đòi hỏi một sự nghiên cứu, thực nghiệm công phu nghiêm túc. Nhưng qua khảo sát nghiên cứu bước đầu chúng tôi đưa ra mấy biện pháp sau:
- Tích hợp khéo léo vào các môn học, bài học để đảm bảo yêu cầu chương trình (ví dụ: Môn Lịch sử – khi nói về các nhân vật lịch sử thì giới thiệu những câu ca về tướng quân Nguyễn Thiện Thuật, sự tích Triệu Quang Phục, sự tích Phạm Bạch Hổ…. Môn GDCD: Đưa các dẫn chứng, các câu tục ngữ ca dao, thơ, sự tích…về các danh nhân văn hoá địa phương, các bài viết về các di tích lịch sử, phong tục tập quán địa phương…)
- Kết hợp giữa các hoạt động sưu tầm, điền dã ngoại khoá vào các buổi chiều, với việc dạy một chuyên đề riêng. Giao nhiệm vụ sưu tầm, điều tra, tích luỹ cho các em học sinh để các em tự tích lũy được vốn kiến thức về văn hoá địa phương. Giáo viên hệ thống hoá sản phẩm sưu tầm của học sinh, sắp xếp lại thành một hệ thống văn bản. Cùng với học sinh tìm ra giá trị nội dung, tư tưởng nghệ thuật của các tác phẩm văn học địa phương. Qua đó giáo viên có thể nêu ra yêu cầu học sinh học tập, sáng tác các thể loại văn học mà các em yêu thích để kế tục sự nghiêp Văn hoá - Văn nghệ quê nhà.
- Sử dụng hợp lí, có hiệu quả tranh ảnh về phong cảnh địa phương, các di tích lịch sử văn hoá như đền Dạ Trạch, đền Đa Hoà…Chú trọng việc miêu tả, kể chuyện kết hợp tham quan điền dã vầo các dịp lễ hội. Tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền, nhân dân các địa phương.
Chương II
Truyền thống văn học của người Hưng yên.
Tỉnh Hưng Yên nói chung và huyện Khoái Châu nói riêng nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội, từ xưa đã là một vùng đất khá trù phú có nhiều sản vật nổi tiếng, có truyền thống văn hiến lâu đời, sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt, các nhà văn hoá kiệt xuất. Từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc, bước phát triển của thời đại Hùng Vương từ vùng trung du xuống đồng bằng đến nay còn để lại dấu tích ở Đa Hoà, Dạ Trạch với truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung.
Trong cuộc đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước, trên vùng đất Hưng Yên thời nào và ở lĩnh vực nào cũng có những người lập công xuất sắc, được sử sách ghi nhận, nhân dân ca ngợi truyền tụng. Trong lĩnh vực quân sự, xa xưa thì có Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, cận đại thì có Nguyễn Thiện Thuât, Hoàng Hoa Thám… Về y học có đại danh y Lê Hữu Trác. Về khoa học có Nguyễn Công Tiễu, Phạm Huy Thông. Trong sự nghiệp đánh đuổi đế quốc thực dân giải phóng dân tộc, lịch sử đã ghi nhận những tấm gương chiến đấu anh dũng của những chiến sĩ cách mạng, như đồng chí Tô Hiệu, nữ anh hùng Bùi Thị Cúc. Đặc biệt là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật có nhiều tác giả nổi tiếng: Văn tài lỗi lạc có Nguyễn Trung Ngạn, Đoàn Thị Điểm, Dương Quảng Hàm rồi Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Lê Thị Hồng Ngát, Lê Lựu…Về sân khấu chèo có Nguyễn Đình Nghị; Mỹ thuật có Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên…Sự nghiệp của họ được nảy nở từ nguồn mạch của quê hương và làm vẻ vang cho quê hương.
Biết noi gương các vị tiền bối, sẽ góp phần tăng thêm sức mạnh của các thế hệ tiếp sau để gánh vác những nhiệm vụ mới. Lịch sử là một dòng chảy không ngừng. Các thế hệ nối tiếp nhau, thế hệ này nhận lấy của thế hệ trước ngọn đuốc truyền thống để rồi hết chặng đường lịch sử của mình thì trao lại cho thế hệ tiếp sau, với mong muốn kế thừa và phát huy hơn nữa.
Nằm trong cái nôi văn hoá chung của người Hưng Yên, riêng lĩnh vực Văn học - Nghệ thuật của địa phương ta có khá nhiều thành tựu, với nhiều thể loại, đề tài phong phú đa dạng:
* Văn học dân gian, có các thể loại:
+ Truyện dân gian:
- Truyện thần thoại: “Thiên Tiên Địa Tiên ” ( Ông Đùng bà Đà) ….
- Truyền thuyết: “Chử Đồng Tử - Tiên Dung”, “Sự tích đầm Dạ Trạch”, “Sự tích Triệu Quang Phục”, “Sự tích bà Hương Thảo”…
- Truyện Nôm: “Tống Trân – Cúc Hoa”…
+ Tục ngữ, Ca dao dân ca: có nhiều câu tục ngữ, bài ca dao hay nói về các đặc sản văn hoá, các nhân vật và sự kiện lịch sử của địa phương, rồi còn có cả những câu nói về các vị tổ làng nghề, các làng nghề của địa phương….
* Văn học viết: Từ thời kì trung đại đến văn học hiện đại có nhiều tác giả nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực khác nhau:
+ Văn học Trung đại:
- Thơ: có Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trung Ngạn, Đoàn Thị Điểm…
- Kí sự : có Lê Hữu Trác.
+ Văn học Hiện đại :
- Thơ: có Phạm Huy Thông, Đoàn Thị Lam Luyến, Nguyễn Thị Hồng Ngát…
- Văn xuôi: có Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Lê Lựu….
- Nghiên cứu phê bình: có Dương Quảng Hàm, Vũ Trọng Phụng…
- Kịch: có Nguyễn Đình Nghị, Học Phi…
Tất cả những tác phẩm, tác giả ấy đã góp sức mình kế tiếp nhau làm nên một kho tàng văn học của tỉnh nhà đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại. Họ là những người đã tiếp nối được mạch nguồn văn hoá của địa phương trong sự giao thoa với văn hoá dân tộc.
Với chúng ta là những thế hệ con cháu, phải tiếp tục sự nghiệp của tổ tiên để lại: ra sức phấn đấu xây dựng quê hương Hưng Yên trở thành một địa phương giàu mạnh, đặc biệt là phải tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị truyền thống. Phát huy truyền thống là một việc làm có ý nghĩa để bồi dưỡng lòng tự hào, tự tin về mảnh đất địa linh nhân kiệt của chúng ta. Từ đó có ý chí vươn lên, vượt qua những khó khăn, thử thách để cống hiến nhiều nhất cho quê hương đất nước.
Chương III
Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
A. Văn học dân gian
I. Truyện dân gian
Truyền thuyết:
Đây là thể loại truyện dân gian ra đời từ rất sớm và phát triển rất mạnh mẽ trong mạch chảy của nền văn hoá dân tộc. ở Hưng Yên chúng ta cũng có khá nhiều những câu chuyện truyền thuyết hay, nổi tiếng được xếp vào hàng những truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Có cả những truyền thuyết về những nhân vật lịch sử. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số truyền thuyết tiêu biểu:
1. Truyền thuyết: “Chử Đồng Tử- Tiên Dung”
* Nhân vật chính của truyện là Chử Đồng Tử -chàng trai mồ côi nghèo khổ nhưng rất hiếu thảo. Lòng hiếu thảo của chàng đã được đền đáp bằng kết thúc theo hướng có hậu của truyện, việc chàng được kết hôn với công chúa Tiên Dung. Truyện còn đặt ra vấn đề tình yêu đôi lứa: người phụ nữ chủ động trong tình yêu.Vấn đề buôn bán ngoại thương cũng được đặt ra trong truyện. Với đức tính hiếu thảo, công đức giúp dân cách làm ăn….Chử Đồng Tử đã được phong là một trong tứ bất tử thời Hồng Bàng và truyền thuyêt: “ Chử Đồng Tử - Tiên Dung” được coi là một trong những truyền thuyết đặc sắc nhất trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam.
Truyền thuyết: “Chử Đồng Tử - Tiên Dung” có nhiều dị bản khác nhau, sau đây xin giới thiệu văn bản về truyền thuyết này:
Truyền thuyết kể lại rằng vào thời Hùng Vương thứ 18 ở làng Chử Xá phủ Khoái Châu có một người tên là Chử Cù Vân cùng vợ là Bùi Thị Gia ăn ở nhân đức sinh được một ngươi con trai rất khôi ngô tên là Chử Đồng Tử. Năm Đồng Tử 13 tuổi mẹ mất nhà lại gặp hoả hoạn gia tài khánh kiệt chỉ còn một cái khố vải, khi có việc ra ngoài cha con thay nhau mặc, chẳng bao lâu Cù Vân bi bệnh, lúc hấp hối dặn con rằng: “Cha chết đi, con giữ cái khố lại mà che thân, cho thiên hạ khỏi chê cười, con cứ táng trần cho cha cũng được”. Chử Đồng Tử không nỡ để cha chết trần, lấy khố liệm cho cha. Từ đó Đồng Tử không có gì che thân, ngày ngày ra sông vắng kiếm cá, có người qua lại thì ngâm mình xuống nước.
Nàng Tiên Dung, con gái vua Hùng đã đến tuổi lấy chồng nhưng nàng khước từ nhiều lạc tướng đến cầu hôn, chỉ thích đi đây đi đó chu du. Năm nào cũng vậy, khi mùa xuân đến, nàng thường đi thuyền dong chơi dọc sông Nhị Hà (Sông Hồng) ra biển. Lần ấy, thuyền về đến bãi Tự Nhiên, thấy cảnh đẹp Tiên Dung bèn cho dừng thuyền vây màn trướng tắm, đúng nơi Chử Đồng Tử ở truồng đang nấp dưới lớp cát. Cho là Nguyệt lão xe duyên, Tiên Dung bèn cùng Chử Đồng Tử kết duyên vợ chồng.
Vua Hùng nghe tin con gái lấy kẻ nghèo hèn, nổi giận không nhận là con nữa. Tiên Dung thấy vậy sợ không dám về, ở lại cùng Đông Tử, mở bến chợ lập phố xá, chỗ ấy trở thành nơi đô hội phú thương ngoại quốc tới buôn bán tấp nập. Được một thời gian hai người bỏ hết giàu sang đến bộ Hoài Hoan (Nghệ An) theo học đạo với cao sĩ Phật Quang, lên núi lập am Quỳnh, quyết chí tu hành. Phàm nơi nào dân chúng đói khổ bệnh tật hai người đều tìm đến giúp đỡ. Sau Chử Đồng Tử có thêm người vợ thứ hai là Tây Nương. Tiếng đồn về lòng nhân đức của sự giàu sang của 3 vợ chồng Tiên Dung- Chử Đồng Tử - Tây Nương tới tai vua Hùng. Vua cho là họ có mưu đồ làm phản, sai quân tới đánh. Chử Đồng Tử - Tiên Dung không dám chống lại chờ chịu tội. Nửa đêm bỗng nhiên gió thổi sấm rền cả nhà cửa và người vật trong chốc lát bay lên trời, để lại một khoảng đầm rộng người đời gọi bãi cát Chử Đồng Tử vùi thân là bãi Tự Nhiên. Nơi đầm nước vốn là lâu đài của Chử Đồng Tử - Tiên Dung “hoá” về trời là đầm Nhất Dạ, chợ Đồng Tử - Tiên Dung lập ra là chợ Thám (hay chợ Hà Lương). Dân chúng lập đền thờ Đồng Tử ở nhiều nơi xưng tụng là Chử Tiên hoặc là Chử Đạo Tổ. Đền thờ chính đặt tại thôn Đa Hoà xã Bình Minh huyện Khoái Châu - Hưng Yên. Hàng năm từ ngày 10 đến 12 tháng 2 (âm lịch) là ngày lễ hội dâng hương, khách thập phương tới lễ bái rất đông xin cầu đảo đều linh ứng.
2. Sự tích “Đầm Dạ Trạch” (Đầm Nhất Dạ)
ở xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ngày nay, có khu đất đầm lầy rất rộng, với nhiều tên gọi khác nhau như: đầm Dạ Trạch, Nhất Dạ Trạch (cái đầm hình thành sau một đêm ), Mạn Trù Châu (bãi Giăng Màn),Tự Nhiên Châu (bãi Tự Nhiên)…. Tuy nhiên, tên gọi phổ biến và quen thuộc nhất vẫn là đầm Dạ Trạch. Sự tích đầm Dạ Trạch khá li kì. Sau đây chúng tôi xin được trích từ sách “Lĩnh Nam Chích quái” để giới thiệu về đầm Dạ Trạch.
“Vua Hùng Vương thứ ba sinh hạ được một người con gái, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung lên mười tám tuổi, dáng người xinh đẹp, chỉ thích ngao du thiên hạ, không muốn lấy chồng. Nhà vua yêu chiều nên cũng để nàng thoả thích. Hàng năm, cứ vào khoảng tháng hai hoặc tháng ba, Tiên Dung sắm sửa thuyền bè, chu du ra tận ngoài biển, có khi mải vui quên cả ngày về.
Bấy giờ ở làng Chử Xá, có hai cha con rất hiền từ và hiếu thảo là Chử Vi Vân và Chử Đồng Tử. Chẳng may cho nhà họ gặp hoả hoạn, của cải cháy hết, hai cha con chỉ còn lại một chiếc khố bằng vải, ra vào phảit hay nhau mà mặc.Đến lúc cha già lâm bệnh, gọi con là Chử Đồng Tử tới, nói rằng:
- Cha chết cứ để trần truồng mà chôn, con hãy giữ khố lại, có thế mới mong khỏi xấu hổ.
Nhưng khi cha mất, Chử Đồng Tử cứ chôn khố theo cho cha, còn mình thì chịu cảnh đói rét trần truồng, rất khổ sở. Chử Đồng Tử thường ra sông câu cá, hễ thấy có thuyền buôn đi qua thì đứng ngâm mình dưới nước mà xin ăn.
Thế rồi hôm đó, không ngờ thuyền của Tiên Dung tới. Nghe có tiếng chiêng trống, sáo kèn náo nhiệt và thấy nghi trượng cờ quạt, Chử Đồng Tử hoảng sợ lắm. Nhân thấy có bãi cát ven sông, có mấy khóm lau lơ thơ vài ba gốc, Chử Đồng Tử bèn vào moi cát vùi thân, nấp ở đó. Phút chốc, thuyền của Tiên Dung tới. Nàng dừng lại và lên bờ dạo chơi rồi hạ lệnh cho quây màn chung quanh khóm lau làm nơi tắm gội. Tiên Dung vào màn cởi áo tắm rửa, dội nước khiến cho cát trôi, lộ ra thân hình của Chử Đồng Tử. Tiên Dung kinh ngạc, nhìn một lúc lâu, biết đó là người con trai, liền nói:
- Ta vốn không muốn lấy chồng. Nay gặp người con trai này trần truồng trong chỗ tắm gội này, ắt là do trời xui như thế. Thôi, chàng hãy mau dậy cùng tắm rửa đi.
Tiên Dung ban cho Chử Đồng Tử áo quần rồi bảo xuống thuyền, cùng dự tiệc vui vẻ. Người trong thuyền, ai ai cũng cho là cuộc kì ngộ xưa nay chưa từng có. Chử Đồng Tử nói rõ vì sao mình lại làm như thế. Tiên Dung bùi ngùi than thở, bảo chàng cùng kết duyên vợ chồng. Chử Đồng Tử từ chối nhưng Tiên Dung nói:
- Sự thể gặp nhau là do trời xui thế, xin đừng chối từ làm gì nữa.
Những kẻ theo hầu về tâu với vua Hùng. Hùng Vương giận giữ nói rằng:
-Tiên Dung không hề biết tiếc danh tiết là gì. Nó đã không hề biết tiếc của cải của ta, rong chơi khắp chốn, lại còn hạ mình lấy kẻ nghèo hèn, thế thì còn mặt mũi nào mà nhìn ta nữa. Từ nay cứ mặc nó, muốn làm gì thì làm, không được trở về nữa.
Tiên Dung nghe được tin như vậy, sợ không dám về, bèn cùng Chử Đồng Tử mở phố xá, lập quán trợ để mua bán với dân, tạo ra chợ lớn, tức chợ Thám bây giờ (chợ Thám ở Văn Giang- Hưng Yên). Con buôn nước ngoài tới lui buôn bán, ai ai cũng kính thờ Tiên Dung, tôn Tiên Dung và Chử Đồng Tử làm chúa.
Một hôm, có con buôn đén nói với Tiên Dung rằng:
- Nếu quý nhân bỏ ra một dật vàng (mỗi dật tương đưông 24 lạng) cùng con buôn ra ngoài buôn bán, thì sang năm sinh lợi đến mười dật.
Tiên Dung nghe vậy, lấy làm mừng, bèn nói với Chử Đồng Tử:
- Duyên vợ chồng ta do trời định, còn như cái ăn, cái mặc của ta là do ta tự làm. Nay thử mang theo một dật vàng theo bọn con buôn ra ngoài mua vật quý về sống xem sao.
Chử Đồng Tử bèn theo người khách buôn ấy đi buôn bán, xuôi ngược khắp cả xứ người. Một hôm qua núi Quỳnh Vi (tên một quả núi chỉ có trong thần thoại), nhân khi khách buôn ghé vào lấy nước, Chử Đồng Tử bèn lên núi dạo chơi, thấy trên đó có một cái am nhỏ, trong am có một vị sư tên là Phật Quang. Phật Quang truyền phép cho Chử Đồng Tử. Chử Đồng Tử bèn đưa tiền cho người khách buôn đi mua hàng, còn mình thì ở lại học phép thuật. Sau, khách buôn trở lại am đón Chử Đồng Tử cùng về. Sư Phật Quang tặng cho Chử Đồng Tử một cái gậy, một chiếc nón lá và dặn:
-Tất cả các phép thần thông linh ứng đều đã ở cả đây.
Chử Đồng Tử về, đem chuyện học đạo kể hết cho Tiên Dung. Tiên Dung giác ngộ, bỏ cả quán chợ và nghề buôn, cùng Chử Đồng Tử đi chu du tìm thầy học đạo. Có hôm đi xa, tối đến vẫn chưa kịp về nhà, đành nghỉ tạm dọc đường, dung gậy rồi úp nón lên để làm chỗ che thân, chẳng dè vào đến canh ba thì các thứ lầu vàng gác tía, thành quách, lâu đài , kho tàng, miếu mạo cùng vô số vàng bạc châu báu, giường chiếu trướng màn, tôi tớ nam nữ và thị vệ….hiện ra la liệt trước mắt. Sáng hôm sau, ai ai trông thấy cũng đều kinh ngạc, bèn đem hoa quả cùng các thức ăn ngon tới dâng, xin làm bề tôi. Từ đó, (Chử Đồng Tử và Tiên Dung) có đủ trăm quan văn võ và binh sĩ túc vệ, dựng thành một nước riêng.
Hùng Vương nghe tin ấy, cho là con gái có ý làm loạn, bèn đem quân đi đánh. Quân của Hùng Vương sắp tới nơi, quần thần xin đem binh lính ra chống cự. Tiên Dung cười nói:
- Việc này không phải do ta làm mà là do trời khiến vậy. Sống chết có trời, làm con ai chống lại cha bao giờ. Xin hãy thuận theo lẽ, cứ để mặc cho (quân của vua cha) chém giết.
Lúc ấy, những dân mới theo đều sợ mà chạy tứ tán, chỉ có dân cũ ở lại cùng Tiên Dung. Quân của Hùng Vương đến, vì trời đã tối nên dựng trại ở bãi Tự Nhiên, phía bên kia bờ sông. Đêm ấy, trời nổi gió to, cây bật gốc, cát bay mù mịt, quân của Hùng Vương rối loạn. Tiên Dung cùng Chử Đồng Tử và bộ hạ phút chốc bay lên trời. Chỗ nền đất cũ bỗng sụt xuống thành một cái đầm rất lớn. Sáng sớm hôm sau, người ta chẳng thấy lâu đài thành quách đâu nữa, cho đó là điều linh dị, bèn lập miếu thờ, bốn mùa cúng tế. Người ta nhân đó gọi đầm ấy là Nhất Dạ Trạch, bãi cát ấy là bãi Tự Nhiên hoặc bãi Màn Trù và chợ ấy là chợ Hà Thị”.
3. Sự tích “Triệu Quang Phục” (Triệu Việt Vương - nhân vật truyền thuyết)
Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) là người anh hùng dân tộc có công rất lớn trong công cuộc chống quân xâm lược nhà Lương. Trong cuộc kháng chiến này, Triệu Qang Phục đã lấy Đầm Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến. Ông dũng cảm, bền chí bám đầm Dạ Trạch đến cùng để đánh giặc và đã thành công. Sau này, do mất cảnh giác trong hành động lừa đảo của hai cha con Lý Phật Tử , ông đã bị thua trận nên đã gieo mình xuống cửa biển Đại An để tự vẫn. Sau đây xin giới thiệu văn bản truyền thuyết Triệu Quang Phục:
Triệu Quang Phục (? - 571) là con Thái phó Triệu Túc, quê ở huyện Chu Diên (nay thuộc huyện Yên Mỹ). Năm 541 ông theo cha tham gia khởi nghĩa Lí Bôn đánh đuổi giặc Lương, có nhiều công lao, được phong Tả tướng quân. Năm Giáp Tí (544) khởi nghĩa thành công, Lý Bôn lên ngôi, xưng là Nam đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên. Năm sau (545) Lương Võ Đế lại sai Trần Bá Tiên đem quân sang xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, Lý Nam Đế không chống nổi, rút vào giữ động Khuất Lão (vùng Tam Nông - Phú Thọ ngày nay), điều chỉnh binh lính, mưu tính chiến đấu về sau, giao cho đại tướng là Triệu Quang Phục cầm quân chống Bá Tiên. Hai bên giao tranh nhiều trận, chiến đấu rất ác liệt nhưng không phân thắng bại. Triệu Quang Phục thực hiện đường lối đánh địch lâu dài ngay giữa vùng đồng bằng và đánh bằng chiến tranh du kích, vừa tiêu hao sinh lực địch mà vẫn bảo toàn lực lượng. Ông cho quân lui về dựng căn cứ mới ở Dạ Trạch (bãi Màn Trò huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên). Dạ Trạch ngày ấy là một vùng đầm lầy ven sông Hồng rộng mênh mông, lau sậy um tùm, ở giữa là một bãi rộng có thể làm ăn sinh sống. Đường vào bãi người ngựa không đi được, chỉ dùng thuyền độc mộc nhẹ lướt trên cỏ theo mấy con lạch nhỏ thì mới tới được. Theo sử cũ, Triệu Quang Phục đem hơn hai mươi vạn người vào đóng ở bãi đất nơi ấy, ngày ngày quân sĩ thay phiên nhau luyện tập, phát bờ ruộng trồng lúa, trồng khoai để tự túc lương thực, ban ngày tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng như không có người, đêm đến dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh quân Bá Tiên, giết nhiều giặc, cướp được nhiều lương thực. Người trong nước suy tôn Triệu Quang Phục là Dạ Trạch Vương.
Lập căn cứ kháng chiến ở đồng bằng, đó là kế sách dụng binh hết mưu lược và sáng suốt của Triệu Quang Phục. Vùng đồng bằng này tuy không có thế đất hiểm như miền đồi núi, nhưng có nhiều sông lạch chia cắt, nhiều đầm hồ lầy lội không lợi cho việc hành binh của những đạo quân lớn. Địa thế như vậy, buộc địch phải phân tán, chia quân đánh nhỏ làm mất sở trường của chúng, đồng thời tạo điều kiện cho ta tiêu diệt từng bộ phận nhỏ, tiêu hao sinh lực địch. Đồng bằng còn là nơi đông dân cư, có nhiều sức người, sức của, cung cấp cho cuộc chiến đấu lâu dài của quân ta. Với kế sách “Trường kỳ kháng chiến”, hai phe Triệu – Lý tạm thời hoà hoãn và chia nhau địa giới ở bãi Quân Thần (vùng Thượng Cát, Hạ Cát thuộc Từ Liêm Hà Nội), cùng kết mối thông gia. Con trai Lý (Nhã Lang ) lấy con gái Triệu (Cảo Nương). Lý đóng đô ở Ô Diên, Triệu đóng đô ở Long Biên. Năm 571, do mất cảnh giác trước hành động lừa đảo của cha con Lý Phật Tử, Triệu Quang Phục thua trận, thất thế chạy về phía Nam, cùng đường ông gieo mình xuống cửa biển Đại An (nay thuộc tỉnh Nam Định) tự vẫn.
Thương tiếc và nhớ ơn ông, người anh hùng cứu nước, nhân dân nhiều nơi lập đền thờ, ở đền Dạ Trạch (Khoái Châu) bài vị Triệu Quang Phục được đặt bên bài vị Chử Đồng Tử - Tiên Dung.
4. Truyền thuyết bà “Hương Thảo” (Nhân vật truyền thuyết TK.1)
Cách đây gần 2000 năm, ở làng Bích Tràng huyện Ân Thi, phủ Khoái Châu (nay là thôn Bích Tràng xã Tiền Phong huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên) có một cô gái nhà nghèo nhưng xinh đẹp, giỏi việc đồng áng, đặc biệt có tài cắt cỏ. Tương truyền cô cắt cỏ nhanh tới mức châu chấu bay không kịp, chết hàng loạt, vì vậy cô có tên là Thảo.
Trong làng có một tên nhà giàu mướn cô về cắt cỏ trăn trâu, thấy cô xinh đẹp, hắn ép lấy làm vợ thiếp nhưng cô không chịu, tìm cách chốn đi. Thấy vậy tên nhà giàu trói cô vào truồng trâu không cho ăn uống, mặc cho đói rét và muỗi hành hạ. ở gần đó có hai ông cháu nhà nghèo, ông tên là Bạch, cháu tên là Nhật rất thương cô. Một đêm mưa to gió lớn, hai ông cháu lẻn đến cởi trói và tìm cách giúp cô trốn thoát.
Bấy giờ Tô Định làm Thái thú cai trị nước ta, gây bao tang thương tang tóc cho trăm họ. Hai Bà Trưng nổi dậy phất cờ khởi nghĩa ở Mê Linh. Hào kiệt và người yêu nước theo về rất đông. Cô Thảo tìm đến gia nhập đoàn nghĩa binh do Thánh Th
File đính kèm:
- Van hoc dia phuong Hung Yen.doc