Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 11 năm 2013

A. MỤC TIÊU

 1. Kiến Thức:

- Những hiểu biết ban đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời bài thơ.

- Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.

- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.

 2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại.

- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.

- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiênvà cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.

 3. Thái độ:

- Xây dựng lòng yêu thiên nhiên ,yêu lao động, yêu đất nước.

B.CHUẨN BỊ :

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 11 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 Ngày soạn: 25/10/2013 Ngày dạy: ................... Tiết 51,52: Văn bản: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ Huy Cận A. MỤC TIÊU 1. Kiến Thức: - Những hiểu biết ban đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời bài thơ. - Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển. - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại. - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ. - Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiênvà cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm. 3. Thái độ: - Xây dựng lòng yêu thiên nhiên ,yêu lao động, yêu đất nước. B.CHUẨN BỊ : 1. 1/ Giáo viên : Giáo án, SGK;Chuẩn KTKN Tranh minh họa, ảnh tác giả. *. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm; ThuyÕt tr×nh; bình.. 2/ Học sinh : - Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC : *Ổn định lớp *Kiểm tra bài cũ : ?-Đọc thuộc lòng bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”? So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người chiến sĩ qua hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính? -HS đọc thuộc bài thơ và nêu được : So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người chiến sĩ qua hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính. * Giống nhau: Cả hai bài thơ đều khắc họa hình ảnh người lính vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt để chiến đấu vì lí tưởng , độc lập dân tộc.. * Khác nhau: - Đồng chí xây dựng hình ảnh người lính trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, xuất thân, cùng lí tưởng…gắn bó bền chặt - Bài thơ về tiểu đội xe không kính: hình ảnh người lính là những con người hiên ngang, dũng cảm, ngang tàng nhưng cũng rất lạc quan, yêu đời… - Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. Nắm nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản - Thấy được sức mạnh, vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng – những người đồng chí thể hiện qua chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. - So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người chiến sĩ qua hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính. *Bài mới -Giíi thiÖu bµi míi: Huy Cận là nhà thơ của phong trào thơ mới. Trước cách mạng, Huy Cận là một hồn thơ buồn với cảm hứng thiên nhiên vũ trụ.” Chàng HC xưa kia hay sầu lắm” . Nhưng sau cách mạng, khi viết về cuộc sống mới trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nét nổi bật của thơ Huy Cận là sự kết hợp hài hoà hai cảm hứng: cảm hứng lãng mạn tràn đầy niềm vui hào hứng về cuộc sống mới và cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ tạo nên những hình ảnh thơ đẹp, tráng lệ giàu màu sắc lãng mạn. Bút pháp ấy thể hiện như thế nào trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá- một khúc tráng ca lao động, chúng ta cùng tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG *Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. - Huy Cận là một tác giả như thế nào HS :- Quê: Vụ Quảng - Hà Tĩnh, là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập "Lửa thiêng" - Ông tham gia cách mạng trở thành nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ hiện đại Việt Nam. - Huy Cận được Nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 1996. -GV: Giới thiệu chân dung Huy Cận và nhấn mạnh đặc điểm thơ ca của Huy Cận trước và sau cách mạng tháng Tám 1945. ?.- Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Trích trong tập thơ nào? ? - Em hiểu gì về hoàn cảnh đất nước ta vào những năm 1958 ? - GV nhấn mạnh hoàn cảnh đất nước.” Mới giành thắng lợi sau năm 1954, tiến lên XD CNXH.” * GV hướng dẫn HS đọc văn bản.(Kết hợp đọc khi tìm hiểu văn bản ) ? - Bài thơ nên đọc như thế nào ? Âm hưởng chung của bài thơ là gì ?PTBĐ? - ( Lạc quan, vui tươi, mạnh mẽ) ?.- Bố cục bài thơ gồm có mấy phần? Ý của mỗi phần như thế nào ? - 3 phần * Lưu ý HS chú ý kỹ các chú thích trong SGK * Ho¹t ®éng 2: §äc hiÓñ v¨n b¶n - Đọc toàn bài thơ, hãy khái quát cảm hứng bao trùm của "Đoàn thuyền đánh cá" HS : Cảm hứng bao trùm của bài thơ: - Cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ - Cảm hứng về lao động của tác giả -> Hai cảm hứng này hoà quyện và thống nhất trong toàn bộ bài thơ * Gọi HS đọc khổ thơ 1 . ? - Thời điểm ra khơi của những người đi đánh bắt cá ở đây là thời điểm nào? ? Cảnh hoàng hôn trên biển được T/g miêu tả qua những câu thơ nào? ? Nhận xét gì về NT của T/g sử dụng ở đây? ? 2 câu thơ trên, giúp em cảm nhận được cảnh hoàng hôn trên biển ntn? (em hiểu ntn về hình ảnh "song...cửa") ? Cảnh đoàn thuyền đánh cá khởi hành có gì cần chú ý. ? từ " lại "có ý nghĩa gì? ? hình ảnh "câu hát căng buồm" có ý nghĩa ntn? (BPNT nào được sử dụng ở đây? T/d của BPNT này?) -1 H/s đọc 4 c©u thơ tiếp theo ? Cảnh đoàn thuyền đi trên biển được ?. T/g miêu tả trong khung cảnh nào? Sử dụng NT gì? ? T/d của biện pháp này? - GV nói rõ thêm về hoàn cảnh nước ta vào những năm 1958… -Qua nội dung kiến thức đã phân tích em có suy nghĩ gì và rút ra bài học gì cho bản thân ? -HS tự liên hệ và gv gd thêm cho hs . Đoàn thuyền đánh cá trong đêm trăng. * Phân tích cảnh lao động trên biển vào ban đêm. GV gọi HS đọc 4 khổ thơ tiếp.( Khổ 3.4.5.6) - Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng ...gõ thuyền đã có nhịp trăng cao Sao mờ kéo lưới kịp trời sang ? - Với bút pháp lãng mạn, hình ảnh con thuyền được miêu tả như thế nào ? - GV: Thực ra gió trời là người lái, trăng trời là cánh buồm. Thuyền và người đã hòa nhập vào thiên nhiên bao la… ? - Với công việc đánh bắt cá trên biển thật là đẹp, tác giả đã cho ta biết thêm về tiềm năng của biển như thế nào ? ? - Em hiểu “ Đêm thở sao lùa nước Hạ Long ”nghĩa là như thế nào ? ? - Đặc biệt đó là tâm trạng và công việc đánh bắt cá của con người ở đây được tác giả miêu tả như thế nào ? ?- Qua bức tranh lao động trên biển cả đã gợi lên cho em về những điều gì về đất nước và con người ở đây? * Bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về. Gọi HS đọc khổ cuối.( Khổ 7 ). ? - Vẫn là câu hát “ căng buồm với gió khơi ” như ở khổ thơ đầu, nhưng ở đây có gì khác? ? - Qua đó em thấy kết quả lao động qua một đêm đánh bắt cá trên biển như thế nào ? * Ho¹t ®éng 2: Tæng kÕt * Tích hợp giáo dục môi trường: -Phần tổng kết. ? - Môi trường biển cần được bảo vệ như thế nào ? H S liên hệ môi trường biển cần được bảo vệ - GV khái quát nội dung, ý nghĩa của bài thơ. -GV kết luận qua bảng phụ -Qua bài thơ em rút ra được bài học gì ?Em hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh đoàn thuyền đánh các của Huy Cận? HS tự liên hệ -GV liên hệ và gd thêm cho hs I /Tìm hiểu chung 1.Tác giả: Huy Cận (31/5/1919-19/02/2005 ) -> là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới . 2. Tác phẩm. a/Hoàn cảnh sáng tác bài thơ : Bài thơ này ông sáng tác giữa năm 1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”(1958) b/ Mạch cảm xúc của bài thơ. - Theo trình tự thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá và trở về. c/ Phương thức biểu đạt: Miêu tả + BC trữ tình d/ Bố cục : - Hai khổ thơ đầu : Cảnh đoàn thuyền ra khơi. - Bốn khổ tiếp theo : Cảnh lao động trên biển. - Khổ thơ cuối : Cảnh đoàn thuyền trở về II/ Đọc-hiểu văn bản 1/Nội dung : a/. Hoàng hôn trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi. * "Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa" -> NghÖ thuËt: nhân hoá, so sánh, ẩn dụ (hình ảnh then song; cửa đêm), hai vần trắc "lửa - cửa" liền nhau => cảnh rộng lớn gần gũi =>Vũ trụ như là một ngôi nhà lớn, màn đêm buông xuống như một tấm cửa khổng lồ với những lượn song là then cửa *Cảnh đoàn thuyền đánh cá khởi hành: "...lại ra khơi" -> công việc hàng ngày, đây là một trong trăm nghìn chuyến đi trên biển - Câu hát căng buồm cùng gió khơi -> phóng đại ... đến dệt lưới ta đoàn cá ơi -> hình ảnh ẩn dụ: gắn kết 3 sự vật, hiện tượng cánh buồm, gió khơi và câu hát của người đánh cá. - Hình ảnh khoẻ khoắn, mới lạ và đẹp lãng mạn (câu hát của người đánh cá, tiếng hát vang khoẻ bay cao cùng gió, hoà với gió thổi căng cánh buồm cho con thuyền lướt nhanh ra khơi) câu hát chan chứa niềm vui. - NT ®éc ®¸o, so s¸nh, nh©n ho¸, liªn t­ëng phong phó, gieo vÇn, t¹o nhÞp linh ho¹t,khÐo lÐo lêi th¬ giµu chÊt nh¹c ho¹, biÓn c¶ k× vÜ tr¸ng lÖ. -> Con ng­êi ®ang lµm chñ thiªn nhiªn lµm chñ cuéc sèng. b. Đoàn thuyền đánh cá trong đêm trăng. - Thủ pháp phóng đại, liên tưởng táo bạo, bất ngờ, tưởng tượng bay bổng, tả thực, liệt kê, ẩn dụ, hoán dụ - hình ảnh lãng mạn, trữ tình. - Hình ảnh con thuyền kì vĩ, hoà nhập với thiên nhiên, vũ trụ. Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cḠđã thành bài ca đầy niềm tin, nhịp nhàng với thiên nhiên => Những con người lao động khẩn trương, nặng nhọc nhưng vui vẻ hồ hởi. - Sự giàu có, phong phú về các loài cá - Tiếng rì rào của sóng về đêm, biển về đêm đẹp rực rỡ đến huyền ảo của: cá, trăng ,sao. - Sự giàu đẹp của biển cả, con người ung dung, đĩnh đạc tự hào được làm chủ biển cả, làm chủ cuộc đời. c.Bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về. - "Câu hát căng buồm" - lặp lại gần như toàn bộ câu thơ ở khổ thơ 1 -> niềm vui thắng lợi sau một chuyến ra khơi may mắn, tôm cá đầy khoang - Đoàn thuyền hào hứng, chạy đua tốc độ với thời gian. - Trong ánh nắng ban mai rực rỡ, hiện lên hàng nghìn, hàng vạn con cá lấp lánh vẩy bạc, đuôi vàng xếp ăm ắp trên những con thuyền => Tưởng tượng sáng tạo, câu hát được lặp lại, đó là khúc ca khải hoàn, khúc ca ca ngợi những con người lao động không mệt mỏi để xây dựng đất nước:Bầu trời rực rỡ một mặt trời lớn, mặt đất rực rỡ muôn triệu mặt trời nhỏ-> Tất cả là của cá, là do cá, do thành quả lao động của con người sau một chuyến đi…. 2. Nghệ thuật - Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hoá, phóng đại. - Khắc hoạ những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, khi bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá. - Miêu tả hài hoà giữa thiên nhiên và con người. - Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng. 2. Ý nghĩa văn bản - Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới *.Củng cố : Luyện tập ? - Tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động trên biển cả? - Cho HS đọc đoạn văn của Huy Cận viết về bài thơ này. *.Dặn dò : - Học thuộc lòng bài thơ, đọc diễn cảm bài thơ. - Thấy được bài thơ có nhiều hình ảnh được xây dựng với những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo độc đáo; giọng điệu thơ khỏe khoắn, hồn nhiên. - Chuẩn bị bài “ Tổng kết về từ vựng ”. . RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 25/10/2013 Ngày dạy: ................... Tiết 53: Tiếng Việt: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (Tiếp theo) (Từ tượng thanh, tượng hình, một số phép tu từ từ vựng ) A. MỤC TIÊU: - Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về từ vựngvà một số phép tu từ từ vựng. - Biết vận dụng những kiến thức đã học khi giao tiếp , đọc - hiểu và tạo lập văn bản. *. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến Thức: - Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá , nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. - Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật. 2. Kĩ năng: - Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật. - Nhận diện các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá , nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể. * GDKN SỐNG:- Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hóa các vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt. - Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với tình huống giao tiếp. 3. Thái độ: Nắm chắc kiến thức học tập tiến bộ. B/ Chuẩn bị: 1/ GV: SGV- SGK- Soạn giáo án- Tư liệu 99 phép tu từ từ vựng. 2/HS: SGK- Kẻ bảng hệ thống ôn tập. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: . Ổn định: . Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong tiết học. . Bài mới: Giới thiệu bài: - Để củng cố các kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về từ vựng , từ đó các em có thể nhận diện và vận dụng khái niệm , hiện tượng một cách tốt hơn, chúng ta cùng vào tìm hiểu giờ học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG * HOẠT ĐỘNG 1: Từ tượng thanh và từ tượng hình. Một số pháp tu từ, từ vựng: Phương pháp : Phát vấn đàm thoại, nêu vấn đề - GV: Nêu vấn đề bằng hình thức đưa các ví dụ - HS: Xác định các từ tượng hình, tượng thanh. ? Nhắc lại khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh, Cho ví dụ? - Hs: Thảo luận trả lời. ? Tìm một số tên loài vật là từ tượng thanh ? - Hs: Suy nghĩ trả lời ? Đọc và xác định các từ tượng hình? - HS: Trả lời câu hỏi. ? Kể tên các phép tu từ từ vựng đã học? ? Thế nào là phép tu từ so sánh? ? Ẩn dụ là gì? ? Nhân hoá là gì?Nói quá ?nói giảm nói tránh ?.. ? Thế nào là BPTT hoán dụ? - HS: Thảo luận trả lời: 1. So sánh 2. ẩn dụ: 3. Nhân hoá: 4. Hoán dụ: 5. Nói giảm nói tránh: 6. Nói quá: 7. Điệp ngữ: 8. Chơi chữ: ? Nói quá là gì? ? Thế nào là nói giản, nói tránh? ? Điệp ngữ là gì? ? Thế nào là chơi chữ? - Hs :Thảo luận trình bày. - Gv : Chốt ghi bảng. GV: hướng dẫn HS làm bài tập *HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn hs luyện tập - Gv : Cho học sinh đọc yêu cầu của đề bài - Hs : Thảo luận nhóm trình bày. - GV: Chốt sửa sai. d. Nhân hoá: thiên nhiên trong bài (ánh trăng): có hồn gắn bó với con người e. Phép ẩn dụ: Em bé - mặt trời 2 -> Gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi sống niềm tin của mẹ với ngày mai. I. Từ tượng thanh và từ tượng hình: 1. Khái niệm: *Từ tượng thanh: Mô phỏng âm thanh của thiên nhiên của con người *Từ tượng hình: Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật 2. Bài tập: * Tìm tên những loài vật là từ tượng thanh: VD: Tu hú, tắc kè, quốc... * Tìm các từ tượng hình, phân tích giá trị sử dụng - Các từ: Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ -> Miêu tả đám mây một cách cụ thể, sống động II. Một số pháp tu từ, từ vựng: 1. Khái niệm: * So sánh: Đối chiếu sự việc này, sự vật này, sự vật khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt * Ẩn dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật ,hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt * Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để gây ấn tượng mạnh, tăng sức biểu cảm *Nhân hoá: Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật...bằng những từ ngữ vốn trước dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối trở nên gần gũi với con người *Hoán dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm *Nói giảm, nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự *Điệp ngữ: Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc một câu) để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ lặp lại gọi là điệp ngữ *Chơi chữ: Lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước...làm câu văn hấp dẫn thú vị hơn 2. Bài tập: - Phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau: - Hoa, cánh -> Thúy Kiều và cuộc đời của nàng cây, lá -> gia đình của Thuý Kiều (Kiều bán mình để cứu gia đình) => Phép ẩn dụ tu từ * So sánh: Tiếng đàn của Thuý Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa * Phép nói quá: Sắc đẹp và tài năng của Thuý Kiều - Phép nói quá: Gác quan Âm nơi Thuý Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh rất gần với phòng đọc của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau từng gang tấc nhưng giờ đây 2 người đó cách trở gấp mười quan san -> Tả sự xa cách giữa thân phận cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh * Phép chơi chữ: Tài - Tai -> Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ II. LUYỆN TẬP : 1. Phân tích nét NT đặc sắc của những đoạn thơ sau: a. Phép điệp ngữ + từ đa nghĩa => Thể hiện tình cảm của mình: mạnh mẽ và kín đáo b. Nói quá: Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn c. Phép so sánh: Miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học - Hướng dẫn H/s về nhà - Ôn lại nội dung bài - Chuẩn bị làm trả bài viết số 2 : +Ôn lại lí thuyết về văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả +Dàn bài văn tự sự +Văn tự sự đã học ở lớp 6.8 +Nhớ lại đề đã làm ở lớp và lập dàn ý vào vở bài soạn . RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 25/10/2013 Ngày dạy: ................... Tiết 54: Tiếng Việt: TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nhận diện thể thơ tám chữ trong các đoạn văn và bước đầu biết cách làm thơ tám chữ. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến Thức: - Đặc điểm của thể thơ tám chữ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết thơ tám chữ. - Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ. 3. Thái độ: - Phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú học tập, C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thực hành. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong tiết học. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: - Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng tám chữ, có cách ngắt nhịp rất đa dạng. Bài thơ viết theo thể tám chữ có thể gồm nhiều đoạn dài ( Số câu không hạn định), có thể được chia thành các khổ (Thường mỗi khổ bốn dòng) và có nhiều cách reo vầnnhưng phổ biến nhất là vần chân( Được gieo liên tiếp hoắc gián cách) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Nhận diện thể thơ tám chữ - 1 HS đọc đoạn thơ a - 1 HS đọc đoạn thơ b - 1 HS đọc đoạn thơ c * Thảo luận nhóm. ? Nhận xét số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ trên? ? Tìm những chữ có chức năng gieo vần? ? Nhận xét về cách gieo vần? ? Cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ? ? Cách gieo vần, ngắt nhịp ở đoạn thơ này? ? Qua các đoạn thơ vừa được tìm hiểu trên đây, hãy rút ra đặc điểm của thể thơ 8 chữ? - HS: Rút ra kết luận - Đặc điểm của thể thơ 8 chữ: + Mỗi dũng cú 8 chữ + Cách ngắt nhịp đa dạng + Có thể gồm nhiều đoạn dài (không hạn định số câu) + Có thể chia thành các khổ (4 câu 1 khổ) + Phổ biến là cách gieo vần chân (được gieo liên tiếp hoặc gián tiếp) *HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn hs luyện tập * Bài tập 1: - HS: Đọc yêu cầu bài tập. Điền từ thích hợp, thảo luận nhóm trình bày - GV: Chốt sửa sai. * Bài tập 2: - Hs: Thảo luận, trình bày. - Gv: Chốt, ghi bảng. * Bài tập 3: Gợi ý: - Từ điền vào chỗ trống ở câu 3: Phải là thanh B - Ở câu thứ 4 phải có khuân âm ương hoặc a để hiệp với chữ xa ở cuối dũng thứ 2 và mang thanh B - GV hướng dẫn H/s các bước thực hiện * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học - 1 H/s nhắc lại đặc điểm thể thơ 8 chữ - Hoàn thành bài thơ - Sưu tầm những bài thơ 8 chữ - Soạn "Khúc hát ru..." - Bài tập: Làm một bài thơ 8 chữ với nội dung tự chọn I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Nhận diện thể thơ tám chữ: - Số chữ trong mỗi dũng thơ: 8 chữ - Những chữ có chức năng gieo vần a. Đoạn thơ a Tan - ngần, mới - gội, bừng - rừng, gắt - mật - Cách ngắt nhịp: 1: 2 / 3 / 3 2: 3 / 2 / 3 3: 3 / 2 / 3 4: 3 / 3 / 2 b. Đoạn thơ b Về - nghe, học - nhọc, bà - xa -> Gieo vần chân liên tiếp theo từng cặp - Cách ngắt nhịp: 1. 3 / 3 / 2 2. 4 / 2 / 2 3. 4 / 4 4. 3 / 3 / 2 c. Đoạn c - Gieo vần: Các từ: Ngát - hát; non - son; đứng - dựng; tiên - nhiên hiệp vần với nhau -> Vần chân gián cách - Ngắt nhịp: 1. 3 / 3 / 2 2. 3 / 2 / 3 3. 3 / 3 / 2 4. 3 / 2 / 3 *Ghi nhớ: (SGK/150) II. LUYỆN TẬP: 1. Luyện tập nhận diện thể thơ 8 chữ: a. Bài 1: Điền từ thích hợp 1. Ca hát 3. Bát ngát 2. Ngày qua 4. muôn hoa b. Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống 1. Cũng mất 2. đất trời 3. Tuần hoàn c. Bài 3: Đoạn thơ trong bài "Tựu trường" - Huy Cận - Sai ở câu thơ thứ 3 - Vỡ: Lẽ ra âm tiết cuối của câu thơ này phải mang thanh bằng và hiệp vần với từ gương ở cuối câu thơ trên - Chép đúng: cuối câu thứ 3 là từ: vào trường d. Bài 4: Trình bày bài thơ, đoạn thơ tự làm 2. Thực hành làm thơ tám chữ: a. Bài tập 1: Tìm những từ đúng thanh đúng vần để điền vào chỗ trống trong khổ thơ sau: - Khổ thơ này được chép chính xác là: Trời trong biếc không qua mây gợn trắng Gió nồm Nam lộng thổi cánh diều xa Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng Lũ bướm vàng lơ đóng lướt bay qua b. Bài tập 2: Làm thêm một câu thơ cho phù hợp với ND cảm xúc và đúng vần của các câu thơ trước - Gợi ý: Câu thơ này phải có 8 chữ và chữ cuối phải có khuôn âm ương hoặc a, mang thanh bằng III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. E. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................... .................................................................................................................................................. Ngày soạn: 25/10/2013 Ngày dạy: ................... Tiết 55: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh : - Thông qua việc trả bài, giúp học sinh nhận ra những ưu, khuyết trong bài viết của mình, từ đó rút tỉa kinh nghiệm cho lần viết sau. - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sửa chữa những sai sót khi làm văn. * Trọng tâm : Củng cố kiến thức về truyện trung đại. II.CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Giáo án; Bài đã chấm. 2. Học sinh: Nhớ lại những câu trắc nghiệm và dàn ý bài tự luận của mình. III.TIẾN TRÌNH TRẢ BÀI : 1. Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ : trong giờ 3.Trả bài kiểm tra: * Giới thiệu bài : Chúng ta, ở những tuần đầu của học kì I đã học xong phần văn học thung đại và đã kiểm tra 1 tiết. Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em nhận ra những cái đúng, cái thiếu sót về kiến thức văn học trung đại đã học thể hiện qua bài làm của mình trong 1 tiết đã kiểm tra. Hoạt động 1 : Nhận xét bài viết của HS trong lớp Yêu cầu h/s xem lại bài làm, đọc kĩ lời phê và tự nhận xét bài làm của mình. Giáo viên nhận xét: * Ưu điểm: - Phần trắc nghiệm làm tương đối tốt thể hiện việc nắm tên tác giả - tác phẩm, nội dung nghệ thuật đặc sắc và thể loại của tác phẩm đã có tiến bộ. Kĩ năng làm bài trắc nghiệm: đạt yêu cầu - Phần tự luận đa số nắm được yêu cầu của đề - Phân tích được những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật - Bài viết tốt: * Nhược điểm: - Nắm kiến thức chưa chắc - Đọc đề, hiểu đề còn chưa chính xác: câu trắc nghiệm số 6. - Chưa bám sát vào từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích để phân tích. - Đưa dẫn chứng chưa chính xác. - Nhiều bài viết còn lan man, chưa tập trung vào nội dung đề yêu cầu. - Kĩ năng làm bài tự luận còn yếu: phần lớn kể lể, liệt kê dẫn chứng, ít biết sử dụng lí lẽ, để lập luận viết thành một đoạn. Diễn đạt yếu, vụng về, cá biệt 1 số bài còn gạch đầu dòng. - Trình bày bài còn thiếu thẩm mĩ: chữ xấu, bẩn, gạch xoá lung tung. - Nội dung bài viết sơ sài. Nhiều đoạn văn viết không phù hợp với nội dung đoạn thơ cần phân tích. - Học sinh đối chiếu bài làm của mình với đáp án đã đưa. - GV gọi điểm ghi sổ cá nhân + sổ điểm lớp. Hoạt động 2 : Trả bài * GV trả bài cho HS. Cho một vài HS có bài đạt điểm cao đọc bài viết trước lớp. 4.Củng cố - Nhắc lại các lỗi HS còn mắc phải. 5. Hướng dẫn tự học - Viết lại đoạn văn này vào vở bài tập sau khi đã được rút kinh nghiệm - Chuẩn bị văn bản: Bếp lửa. IV.RÚT KINH NGHIỆM:..................................................................................................... Kiểm tra, ngày 19 tháng 10 năm 2013 Nhận xét ........................................................................ TỔ TRƯỞNG:

File đính kèm:

  • docTuan 11 CKTKN.doc