Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 5 năm 2013

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 I. Chuẩn :

1. Kiến thức :- Sự biến đổi và phát triển của từ ngữ. Hai p.thức p.triển nghĩa của từ.

2. Kĩ năng:- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong cum từ và văn bản.

 - Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới với các phép tu từ khác.

3. Thái độ: - Nghiêm túc-Cầu thị-Khoa học.

 II. Nâng cao :- Sự phát triển của từ vựng trong thơ ca.

* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của các từ ngữ liên quan đến môi trường, mượn từ ngữ nước ngoài về môi trường.

* Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh:

- Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trao dồi vốn từ và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt .

- Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp .

II.CHUẨN BỊ :

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 5 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 Ngày soạn: 13/09/2013 Ngày dạy: .................... Tiết 21: Tiếng Việt: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT I. Chuẩn : 1. Kiến thức :- Sự biến đổi và phát triển của từ ngữ. Hai p.thức p.triển nghĩa của từ. 2. Kĩ năng:- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong cum từ và văn bản. - Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới với các phép tu từ khác. 3. Thái độ: - Nghiêm túc-Cầu thị-Khoa học. II. Nâng cao :- Sự phát triển của từ vựng trong thơ ca. * Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của các từ ngữ liên quan đến môi trường, mượn từ ngữ nước ngoài về môi trường. * Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh: - Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trao dồi vốn từ và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt . - Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp . II.CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Giáo án, SGK, Bảng phụ. 2. Học sinh : - Soạn bài . III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định lớp 2 .Kiểm tra bài cũ: H - Em hiểu thế nào là cách dẫn trực tiếp ? Em hiểu thế nào là cách dẫn gián tiếp ? H – Cho hai ví dụ về hai cách dẫn này? (Cho ví dụ đúng) 1 ví dụ 1,5 điểm. 2. Bài mới *Giời thiệu bài : Chúng ta biết rằng từ ngữ Việt Nam rất phong phú, đa dạng, nghĩa của từ cũng rất đa dạng và cũng tùy theo từng thời điểm, trong từng ngữ cảnh cụ thể. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn điều này. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự biến đổi nghĩa của từ * GV cho HS đọc phần I trong SGK. H - 1. Trong bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu (NV 8, tập 1) có câu “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế.” H - Cho biết từ “kinh tế” trong bài thơ này có ý nghĩa gì ? Ngày nay chúng ta có hiểu từ này theo nghĩa như Phan Bội Châu đã dùng hay không ? Từ “ kinh tế ” : - Thời xưa có nghĩa là : kinh bang tế thế. - Ngày nay có nghĩa là : hoạt động lao động tạo ra và phân phối của cải vật chất. H-Qua đó em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ? (HS thảo luận trả lời ) Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự phát triển nghĩa của từ * Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh: Động não: suy nghĩ, phân tích, hệ thống hóa các vấn đề về từ vựng Tiếng Việt . 2. Đọc kĩ các câu sau (Trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du), chú ý những từ gạch chân. a)- Gần xa nô nức yến anh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân - Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ, thay lời nước non b)- Được lời như cởi tấm lòng Giở kim thoa với khăn hồng trao tay. -Cũng nhà hành viện xưa nay Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người. H - Cho biết nghĩa của từ “xuân”, từ “tay” trong các câu trên? Cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển. Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào ? (HS thảo luận trả lời) ( Xuân1 : mùa đầu tiên của năm [nghĩa gốc] Xuân2 : tuổi trẻ [nghĩa chuyển - theo pt ẩn dụ] Tay1 : một bộ phận của cơ thể người. [nghĩa gốc] Tay2 : người giỏi về một lĩnh vực nào đó. [nghĩa chuyển –theo phương thức hoán dụ] H à Em hiểu thế nào là phát triển nghĩa của từ ? Có mấy phương thức phát triển nghĩa? Hoạt động 3 : Bài tập * Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh:Thực hành: luyện tập sử dụng từ theo những tình huống giao tiếp cụ thể . * GV nêu định hướng và yêu cầu của mỗi bài tập. Sau đó cho HS tiến hành làm bài, các HS khác nhận xét. GV đúc kết , cho điểm. H - 1. Từ chân trong các câu sau là từ nhiều nghĩa. Hãy xác định : - Ở câu nào từ chân được dùng vớiù nghĩa gốc. - Ở câu nào từ chân được dùng vớiù nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. - Ở câu nào từ chân được dùng vớiù nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ. a. Đề huề lưng túi gió trăng Sau chân theo một vài thằng con con. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) b. Năm em học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự “Hội khỏe Phù Đổng”. c. Dù ai nói ngã nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân (Ca dao) d. Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh (Nguyễn Du, Truyện Kiều) H - 2. Trà : búp hoặc lá cây chè đã sao, đã chế biến, đểû pha nước uống. Pha trà. Ấm trà ngon. Hết tuần trà. Từ định nghĩa trên hãy nêu nhận xét về nghĩa của từ trà trong những cách dùng như : Trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua H - 3. Định nghĩa về từ đồng hồ: dụng cụ đo giờ phút một cách chính xác. (Đồng hồ đeo tay, Đồng hồ báo thức) Nêu nghĩa chuyển của từ đồng hồ trong các cách dùng sau : Đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng,... H - 4. Hãy tìm ví dụ để chứng minh rằng các từ hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là từ nhiều nghĩa. + Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ liên quan tới môi trường qua phần bài tập 4. H - 5. Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào ? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không ? Vì sao ? Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. I/ BÀI HỌC : 1. Sự biến đổi nghĩa của từ - Nghĩa của từ không phải là bất biến, nó có thể thay đổi theo thời gian, nghĩa cũ mất đi và nghĩa mới được hình thành. Từ vựng không ngừng được bổ sung và phát triển. 2. Sự phát triển nghĩa của từ - Một trong những cách phát triển từ vựng Tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở của nghĩa gốc của chúng. - Có hai phương thức chủ yếu biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ. II/ BÀI TẬP : 1. Xác định nghĩa. Câu Nghĩa gốc Nghĩa chuyển Ẩn dụ Hoán dụ a X b X c X d X 2. Cách dùng từ trà trong những trường hợp đã nêu được dùng theo nghĩa chuyển (phương thức ẩn dụ) : sản phẩm từ thực vật, chế khô, dùng pha nước uống. 3. Cách dùng từ đồng hồ trong những trường hợp đã nêu được dùng theo nghĩa chuyển (phương thức ẩn dụ) : dụng cụ dùng để đo lường một loại gì đó. 4. Từ nhiều nghĩa : a. hội chứng : + Hội chứng viêm đường hô hấp rất nguy hiểm. + Thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế. b. ngân hàng : + Ngân hàng cho người nghèo vay tiền để tăng gia sản xuất. + Ngân hàng máu không nhận những loại máu không an toàn. c. sốt : + Em bé bị sốt mấy ngày qua. + Cơn sốt xăng dầu hình như vẫn chưa chấm dứt. d. vua : + Ngày xưa, vua là đại diện cho một nước. + Vua bóng đá Pêlê là người Braxil. 5. Từ “mặt trời” được dùng theo phép tu từ ẩn dụ. Tuy vậy không thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được. Bởi vì nếu đặt ra ngoài câu thơ, từ “mặt trời” không có nghĩa chuyển là Bác Hồ như ở trong câu thơ ấy. 4. Củng cố: - Cho học sinh đọc lại phần bài học ghi. 5. Hướng dẫn tự học - Đọc một số mục từ trong từ điển và xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ đó. Chỉ ra trình tự trình bày nghĩa gốcvà nghĩa chuyển của từ trong từ điển - Chuẩn bị: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh SGK trang 60. IV.RÚT KINH NGHIỆM : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 13/09/2013 Ngày dạy: .................... Tiết 22: Văn bản: HDĐT: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH (Vũ trung tùy bút – Phạm Đình Hổ) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT I. Chuẩn : 1. Kiến thức : - Sơ giản về văn tuỳ bút thời trung đại. Nghệ thuật của tác phẩm. - Cuộc sống xa hoa, thái độ nhũng nhiễu của quan lại thời kỳ này. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu một văn bản tuỳ bút trung đại. Tìm hiểu các chức sắc, địa danh... 3. Thái độ: -Nghiêm túc-Cầu thị-Khoa học. II. Nâng cao : - Sự chân thực trong ghi chép, tầm khái quát về thời đại của tác phẩm. II.CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : - Giáo án, SGK; Tranh ảnh minh họa. 2. Học sinh : - Soạn bài . III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : H - Hãy nêu vài nét cơ bản về tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ ? 3. Bài mới * Giới thiệu bài: Lịch sử Việt Nam đã trải qua thời kỳ phong kiến, đen tối nhất là giai đoạn Vua Lê, Chúa Trịnh. Vua chúa trong thời kỳ này đã sống một cuộc như thế nào? Cuộc sống của Chúa Trịnh nổi tiếng về điều gì? Để hiểu rõ về những vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản “Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh”. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1 : Giới thiệu tác giả, tác phẩm H - Dựa vào chú thích trong SGK, em hãy nêu những nét cơ bản về tác giả Phạm Đình Hổ ? - Phạm Đình Hổ (1768-1839), tên chữ là Tùng Niên hoặc Bỉnh Trực, hiệu là Đông Dã Tiều, tục gọi là Chiêu Hổ, quê làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương. H – Em biết gì về tác phẩm Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh ? Hoạt động 2 : Đọc-hiểu văn bản H - Em hãy nêu bố cục của VB này: ( 2 phần ) a. Từ đầu ->… bất thường=> Thói xa hoa của Chúa Trịnh. b. Phần còn lại => Cách Chúa và bọn hầu cận vơ vét của cải của dân chúng. * GV đọc mẫu một lần toàn bài, hướng dẫn cách đọc, yêu cầu 2-3 HS luyện đọc, cho các hs khác nhận xét. H - Nêu chủ đề của tác phẩm. * Lưu ý HS chú ý kỹ các chú thích 3,13,14. * GV cho HS đọc văn bản SGK đoạn văn 1, 2. H - Thói ăn chơi của Chúa Trịnh được miêu tả qua những sự việc nào ? + Thích đi chơi ngắm cảnh đẹp… + Xây nhiều cung điện đền đài ( tốn tiền của ) + Những cuộc dạo chơi giải trí lố lăng, tốn kém . H - Qua cách kể lại những hành động và việc làm của Chúa Trịnh em hiểu được cuộc sống của Chúa Trịnh như thế nào ? “ Cả trời Nam sang nhất là đây ”( Lê Hữu Trác ) H - Còn bọn quan lại được miêu tả như thế nào ? - Nhũng nhiễu dân chúng. - Tìm thu mà thực chất là cướp đoạt những của qúy trong thiên hạ (chim quý, thú lạ , cây cổ thụ…), lại được tiếng lá mẫn cán . H - Em có nhận xét như thế nào về những thủ đoạn của bọn quan lại hầu cận Chúa? - Tàn nhẫn, vừøa ăn cướp, vừøa la làng, chúng ỷ thế được hầu cận Chúa nên tha hồ tác oai, tác quái …. H - Trước tình hình như vậy ngừơi dân phải làm gì để tránh tai vạ ? - Phải bỏ của ra để kêu oan. - Phải đập bỏ núi non bộ, phá cây cảnh. => Thật là vô lý. H - Em có nhận xét như thế nào về dẫn chứng mà tác giả đưa ra? - Cụ thể, khách quan, không lời bình…. GV cho HS đọc văn bản trong SGK đoạn văn 3 “Buổi ấy… triệu bất tường” H - Tác giả còn đưa ra dẫn chứng nào khác nữa không? - Cây lê, cây lựu trắng, cây lựu đỏ đều bị chặt bỏ => để tránh tai vạ. H - Tác giả kể lại câu chuyện gia đình mình nhằm mục đích gì? - Tăng thêm sức thuyết phục, sinh động… H - Qua đó em thấy thái độ của tác giả như thế nào nào? - Tác giả là tố cáo, khinh bỉ bọn quan lại trong phủ và chúa Trịnh . H - Cách phê phán của tác giả như thế nào? - Ông xem đó là triệu bất tường ( điều không lành) H - Em thử nêu ý nghĩa của đoạn văn cuối bài “ Nhà ta… vì cớ ấy.” ? ( Tăng giá trị thuyết phục, khơi gợi một ẩn ý sâu xa khi những cảnh đẹp trong đời sống nếu không thuộc về vua chúa đều phải bị chặt bỏ ) Câu hỏi thảo luận : H - Thể văn tùy bút có gì khác so với thể truyện mà em đã học ở tiết trước ? ( Lối ghi chép của tùy bút giàu chất trữ tình, không gò bó theo khuôn khổ, chủ yếu nhằm bộc lộ cảm xúc và nhận thức của tác giả thông qua những điều có thực trong uộc sống) Hoạt động 4 : Tổng kết. H - Dựa vào những gì đã tìm hiểu, em hãy nêu những nét tổng kết cho bài này ? I/ Giới thiệu 1 . Tác giả - Ở thế kỉ XVIII, XIX, sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến Việt Nam đã tác động không nhỏ đến tầng lớp nho sĩ. Trong đó Phạm Đình Hổ là một nho sĩ mang tâm sự bất đắc chí vì không gặp thời. - Phạm Đình Hổ (1768-1839), tên chữ là Tùng Niên hoặc Bỉnh Trực, hiệu là Đông Dã Tiều, tục gọi là Chiêu Hổ, quê làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương. 2 . Tác phẩm - Vũ trung tùy bút (Tùy bút viết trong những ngày mưa) là tập tùy bút đặc sắc của Phạm Đình Hổ, được viết khoảng đầu đời Nguyễn, đầu thế kỷ XIX, gồm 88 mẩu chuyện nhỏ. Tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống như nghi lễ, phong tục, tập quán, những sự việc xảy ra trong đời sống, những nghiên cứu về địa lí, lịch sử, xã hội - “Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh” là một trong những áng văn xuôi giàu chất hiện thực trong Vũ trung tùy bút. II/ Đọc-hiểu văn bản 1. Bố cục : 2 phần. a. Từ đầu … “triệu bất tường” àThói ăn chơi xa hoa của Chúa Trịnh. b. Phần còn lại: Cách Chúa và bọn hầu cận vơ vét của cải của dân chúng. 2. Chủ đề : Phơi bày cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh. 3.Thể loại: văn bản vừa cĩ tính chất văn, vừa cĩ tính chất sử. 3. Phân tích a. Cuộc sống hưởng thụ xa xỉ của Trịnh Sâm * Thú chơi đèn đuốc, bày đặt nghi lễ, xây dựng đền đài, … Ý nghĩa khách quan của sự việc cho thấy cuộc sống của nhà chúa thật xa hoa. * Thú chơi trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh, … Để thỏa mãn thú chơi, chúa cho thu lấy sản vật quý từ khắp kinh thành đưa vào trong phủ. à Các sự việc đưa ra cụ thể, chân thực và khách quan, khơng xen lời bình. Liệt kê và miêu tả tỉ mỉ, gây ấn tượng về cuộc sống thật xa hoa của nhà chúa gây khổ đau cho bao con người. Đó là điềm gở cho triều đại này. b. Thói nhũng nhiễu của bọn quan lại *Thủ đoạn: nhờ gió bẻ măng, vu khống … *Hành động: dọa dẫm, cướp, tống tiền, vừa ăn cướp vừa la làng … à Dưới thời Lê-Trịnh, đời sống người dân cứ tiêu điều, xơ xác đi vì sự ăn chơi xa xỉ của Chúa Trịnh và sự nhũng nhiễu của quan lại. c. Thái độ của tác giả . - Tố cáo, khinh bỉ bọn quan lại thể hiện qua giọng điệu, qua một số từ ngữ lột tả bản chất bọn quan lại à Phê phán kín đáo III/ Tổng kết 1. Nghệ thuật - Lựa chọn ngôi kể phù hợp. Lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự vật, con người. - Miêu tả sinh động: từ nghi lễ mà chúa bày đặt ra đến kì công đưa cây quý về trong phủ, từ những thanh âm khác lạ trong đêm đến hành động trắng trợn của bọn quan lại … - Sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ bất bình của tác giả trước hiện thực. 2. Nội dung - Phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê Trịnh. 3. Ý nghĩa văn bản - Hiện thực lịch sử và thái độ của “kẻ thức giả” trước những vấn đề của đời sống xã hội. 4. Củng cố: - Cho HS đọc phần đọc thêm. H - Phát biểu cảm nghĩ của em về đời sống người dân lúc này ? 5. Hướng dẫn tự học - Tìm đọc một số tư liệu về tác phẩm “Vũ trung tuỳ bút”. - Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản. - Chuaån bò: Hoaøng Leâ nhaát thoáng chí SGK trang 64. IV.RUÙT KINH NGHIEÄM : ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 13/09/2013 Ngày dạy: .................... Tiết 23,24: Văn bản: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ Ngô gia văn phái A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: I.Chuẩn : 1.Kiến thức :- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả Ngô gia văn phái và tác phẩm. -Nắm được tiểu thuyết chương hồi. Niềm tự hào và tinh thần tự tôn dân tộc. 2.Kĩ năng:- Biết quan sát sự việc được kể. Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của dân tộc. 3.Thái độ: -Nghiêm túc-Cầu thị-Khoa học. II.Nâng cao :- Kết hợp văn học và sử học để hiểu tác phẩm. B. CHUẨN BỊ: GV : -Chuẩn bị giáo án, bảng phụ HS : -Soạn bài theo sgk . C.PHƯƠNG PHÁP & KTDH: -Phát vấn, trao đổi, thảo luận, bình giảng. D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: +Ổn định: +Kiểm tra bài cũ: -Nội dung và nghệ thuật ở văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. +Triển khai bài mới * Hoạt động 1: Khởi động - Giới thiệu bài : Để hiểu rõ đoạn trích này, gv tóm tắt đôi nét về diễn biến ở hai hồi trước ( 12, 13)-> dẫn vào bài * Hoạt đôïng 2: Đọc hiểu chú thích - GV gọi HS đọc chú thích - Yêu cầu HS nêu những nét chính về tác giả - GV: bổ sung thêm nhũng thông tin ngoài sgk -H: Em hiểu gì về thể chí ? - HS trả lời dựa vào chú thích 1 - GV giới thiệu về tác phẩm . GV hướng dẫn đọc tìm hiểu bố cục hồi 14 GV tóm tắt hồi 11 , 13 như sgv GV đọc một đoạn.gọi HS đọc tiếp theo đến hết GV cho HS tóm tắt , sau đó GV tóm tắt GV kiểm tra một số chú thích H:Đoạn trích có bố cục gồm mấy phần ? HS trả lời GV phân đoạn ; nêu ý chính từng đoạn *Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản H:Trong đoạn trích này làm nổi bật lên hình tượng ai? H: trái ngược với sự hồ đồ của Tôn Sĩ Nghị, Lê chiêu Thống, Quang Trung là người như thế nào? GV: Chỉ ranhững việc lớn mà ông làm trong một tháng (24/11 - 30/12) H: Qua những việc làm của Nguyễn Huệ em thấy được điều gì ở người anh hùng Mưu lược trong việc nhận định tình hình, phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan lực lượng giưã ta và địch (Hết Tiết 1) Tiết 2 *Hoạt động 4: Tiếp tục tìm hiểu người anh hùng Nguyễn Huệ H: Qua lời xét đoán và phân tích cho Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm, Phan Văn Long nghe chứng tỏ Quang Trung là người như thế nào? Hiểu rõ sở trường của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người, đúng việc (GV bình giảng ý này) H: theo em chi tiết nào trong tác phẩm giúp ta đánh giá được tầm nhìn xa của Quang Trung? Mới khởi binh khẳng định sẽ chiến thắng, tính kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng H: Vì sao nói Quang Trung là bậc kì tài trong việc dùng binh? (GV bình giảng) H: Hình ảnh Quang Trung đã tả đột hữu xông được miêu tả cụ thể ở những chi tiết nào? HS thảo luận nhóm Đại diện nhóm trình bày GV nhận xét, chốt ý H:Tại sao nhóm tác giả Ngô gia vốn trung thành với nhà lê lại viết thực và viết hay như thế về người anh hùng Nguyễn Huệ? (GV bình giảng) *Hoạt động 5: Tìm hiểu sự thất bại của kẻ thù Gọi HS đọc đoạn cuối H: Tôn Sĩ Nghị nhiệt tình cử binh giúp Chiêu Thống nhưng chủ ý của y là gì? Sau khi khôi phục họ Lê, nhân đó lại cho quân đóng giữ, như thế là bảo tồn được họ lê mà đồng thời chiếm được nước An Nam. Một công hai việc H: em hiểu gì về Tôn Sĩ Nghị? Chi tiết nào thể hiện sự kiêu căng, chủ quan của y? Xảo trá kêu căng tự mãn H: Tình cảnh của bọn vua tôi nhà Lê như thế nào? Bản chất của Thái Hậu và Lê Chiêu Thống ra sao? Chịu chung số phận, thảm hại với bọn cướp nước Bài học đắng cay của Lê Chiêu Thống trong lịch sử Việt Nam không phải đầu tiên nhưng cũng chưa phải cuối cùng *Hoạt động 6: Hướng dẫn tổng kết Gọi HS đọc ghi nhớ SGK *Hoạt động 7: Luyện tập GV hướng dẫn học sinh làm bài tập HS viết đoạn văn dựa vào những sự việc trong tác phẩm I.Tìm hiểu chú thích: 1.Tác giả: - Tập thể tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở Hà Tây - Hai tác giả chính: Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du 2.Tác Phẩm: - Lối văn vừa có chất văn vừa có tính chất sử - Tiểu thuyết lịch sử này được viết bằng chữ Hán, vào cuối thế kỉ XVIII đầu Thế kỉ XIX II.Tìm hiểu văn bản 1.Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ - Quang Trung làcon người mưu lược, hành động mạnh mẽ, quyết đoán, nhanh gọn, rất quả quyết Þ Người biết lo xa, trí tuệ sáng suốt Là người nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người 2.Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi nhà Lê a/ Bọn quân tướng nhà Thanh - Tôn sĩ Nghị: xảo trá, kẻ tướng bất tài, kiêu căng tự mãn, chủ quan khinh địch - Quân lính: sợ mất mật xin ra hàng b/ Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước hại dân - Cõng rắn cắn gà nhà, mưu cầu lợi ích riêng - Chịu nỗi sĩ nhục của kẻ đi cầu cạnh van xin *Tình cảnh khốn quẩn của bọn cướp nước và vua tôi nhà Lê III/ Tổng kết: Ghi nhớ(SGK) *. Ý nghĩa văn bản Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789). IV/ Luyện tập: E. TỔNG KẾT-RÚT KINH NGHIỆM: +Củng cố phần KT-KN: - Cách dẫn dắt tài tình,viết sinh động, cảm xúc chân thực....tạo thành công cho tác phẩm. +Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học: -HS học bài cũ , lưu ý phần tìm hiểu. - Xem lại lịch sử thời Quang Trung. -Soạn bài “Sự phát triển của từ vựng “cho tiết sau. Soạn văn bản Truyện Kiều. +Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. Ngày soạn: 13/09/2013 Ngày dạy: .................... Tiết 25: Tiếng Việt: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (tiếp theo) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT I.Chuẩn : 1.Kiến thức :- Việc tạo từ ngữ mới và việc mượn từ ngữ nước ngoài. 2.Kĩ năng:- Nhận biết từ ngữ mới, từ mượn, cách dùng phù hợp. 3.Thái độ: -Nghiêm túc-Cầu thị-Khoa học. II.Nâng cao :- Thử thống kê những từ ngữ mới, tạo từ mới. II.CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : - Giáo án, SGK, Bảng phụ. 2. Học sinh : - Soạn bài. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : H - Cho biết sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ? Cho một ví dụ về sự phát triển nghĩa của từ. Nêu các nét nghĩa phát triển của từ đó ? 2. Bài mới *Giới thiệu bài : Chúng ta , qua tiết học trước đã biết được từ ngữ Việt Nam rất phong phú, đa dạng về số lượng lẫn ngữ nghĩa. Tiết học tiếp theo hôm nay sẽ giúp chúng ta biết thêm được vì sao vốn ngôn ngữ chúng ta giàu có như vậy ? HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1 : Tìm hiểu việc tạo từ ngữ mới *GV cho HS đọc phần I trong SGK . * Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh: Động não: suy nghĩ, phân tích, hệ thống hĩa các vấn đề về từ vựng Tiếng Việt . H - 1. Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ. Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó ? - Đặc khu kinh tế : khu vực dành thu hút vốn - Điện thoại di động : điện thoại vô tuyến nhỏ……. . - Sở hữu trí tuệ : quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ . - Điện thoại nóng : Điện thoại dành riêng tiếp nhận và giải quyết những vấn đề khẩn cấp …….. H - 2. Trong tiếng Việt có những từ được cấu tạo theo mô hình x + tặc ( không tặc, hải tặc...) Hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện theo mô hình đó ? + tặc -> Lâm tặc => kẻ phá rừng…. + tặc -> Tin tặc => kẻ ăn cắp thông tin trên máy vi tính….. + Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ liên quan tới môi trường như mô hình cấu tạo từ x + tặc ( không tặc, hải tặc...) Hoạt động 2 : Tìm hiểu việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài *GV cho HS đọc phần II trong SGK. * Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh:Thực hành: luyện tập sử dụng từ theo những tình huống giao tiếp cụ thể . H - 1. Tìm từ Hán Việt trong đoạn trích : a, Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh Gần xa nô nức yến anh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm (Nguyễn Du, Truyện Kiều) b. Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. (Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương) H - 2. Tiếng Việt dùng những từ nào để chỉ những khái niệm sau: -Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong; - Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá, (chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng…) Những từ này có nguồn gốc từ đâu ? Hoạt động 3 : Bài tập * Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh:Thực hành: luyện tập sử dụng từ theo những tình huống giao tiếp cụ thể . * GV nêu định hướng và yêu cầu của mỗi bài tập. Sau đó cho HS tiến hành làm bài, các HS khác nhận xét. GV đúc kết , cho điểm. H - 1. Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới như kiểu x + tặc ở trên. H - 2. Tìm năm từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ đó. H - 3. Dựa vào những kiến thức đã học ở lớp 6 và lớp 7, hãy chỉ rõ trong những từ sau đây, từ nào mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ Châu Âu : mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê bình, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ. H - 4. Nêu vắn tắt các cách phát triển từ vựng và thảo luận vấn đề: từ vựng của một ngôn ngữ có thể thay đổi được không ? I/ BÀI HỌC : * Ngoài cách biến đổi và phát triển nghĩa của từ, từ vựng còn được phát triển bằng hai cách khác. 1. Tạo từ ngữ mới a. Các từ được tạo thêm : điện thoại di động sở hữu trí tuệ kinh tế tri thức đặc khu kinh tế. b. Tạo từ mới : x + tặc Từ đã dùng lâu Từ mới xuất hiện không tặc hải

File đính kèm:

  • docTuan 5 CKTKN.doc