I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức : Học sinh cảm nhận đư¬ợc bức chân dung của hai chị em Thuý Kiều và Thuý vân qua ngòi bút thiờn tài Nguyễn Du?
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích đoạn trích.
3. Giáo dục : Giáo dục tình cảm thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị :
1. GV: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
2. HS: Đọc soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp .
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
Hãy trình bày giá trị nội dung tư ¬ t¬ưởng, nghệ thuật truyện Kiều ?
3. Bài mới : GV giới thiệu:
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 7 năm 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:28/9/2013
Ngày dạy:30/9/2013
TIẾT 28: CHỊ EM THUÝ KIỀU
(Trích truyện kiều)
Nguyễn Du
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức : Học sinh cảm nhận được bức chân dung của hai chị em Thuý Kiều và Thuý vân qua ngòi bút thiờn tài Nguyễn Du?
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích đoạn trích.
3. Giáo dục : Giáo dục tình cảm thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị :
1. GV: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
2. HS: Đọc soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp .
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
Hãy trình bày giá trị nội dung tư tưởng, nghệ thuật truyện Kiều ?
3. Bài mới : GV giới thiệu:
Hoạt động của thày và trò
nội dung bài học
GV:Hướng dẫn học sinh đọc bài
GV : Hãy cho biết đoạn trích thuộc phần nào của truyện Kiều?
GV : Trăm năm trong cõi ngời ta
.................nối dòng nho gia.
GV : Nội dung chính của đoạn trích ?
GV : Hãy cho biết đoạn trích trên được chia làm mấy phần, xác định nội dung và giới hạn của từng phần.
GV : HS đọc 4 câu đầu và cho biết nội dung chính của 4 câu thơ vừa đọc ?
GV : Tìm những từ ngữ miêu tả chân dung hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân.?
GV : Tác giả sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả ? ý nghĩa của thủ pháp nghệ thuật đó ?
GV : Bằng lời văn của mình, em hãy dựng lại nội dung của 4 câu thơ đầu.
GV : HS trình bày.
GV : Nhận xét.
GV : HS đọc 4 câu thơ tiếp và cho biết nội dung chính ?
GV : Tìm những từ ngữ miêu tả chân dung Thuý Vân ?
GV : Thủ pháp nghệ thuật gì được Nguyễn Du sử dụng ?
GV : Nụ cười , giọng nói, làn da, nước tóc của nàng được tác giả miêu tả ntn ?
GV : Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
GV : Nhận xét vẻ đẹp chung của Thuý Vân ?
GV : Với vẻ đẹp như vậy, Nguyễn Du đã ngầm dự báo cuộc đời nàng như thế nào ?
I.Đọc hiểu chú thích
1.Đọc
2.Chú thích
*Vị trí đoạn trích.
- Đoạn trích thuộc phần đầu : Gặp gỡ và đính ước ”.
3. Bố cục : 3 phần .
- P1: 4 câu đầu à Giới thiệu khái quát bức chân dung hai chị em Thuý Kiều và Thuý Vân.
- P2 : 4 câu tiếp à Chân dung Thuý Vân.
- P3 : 12 câu tiếp à Chân dung Thuý Kiều.
- P4 : 4 câu cuối à Cuộc sống hiện tại của hai chị em.
II.Đọc hiểu văn bản
1. Vẻ đẹp chung của hai chị em.
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
- Nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, ước lệ.
à Vẻ đẹp trong trắng, cao quý, hoàn mĩ của chị em Thúy Kiều.
2. Chân dung Thuý Vân.
Vân xem trang trọng khác vời
àVẻ đẹp cao sang, quý phái, ít người sánh kịp
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt doan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
- Tác giả đặc tả khuôn mặt đầy đặn, tròn trịa như vầng trăng, lông mày sắc nét, làn da trắng mịn như tuyết, giọng nói trong trẻo như ngọc, khuôn miệng xinh xắn với nụ cười như hoa, mái tóc đen óng nhẹ mềm như mây.
NT: So sánh, ẩn dụ, ước lệ tượng trưng
à Vẻ đẹp đoan trang, duyên dáng, dịu dàng khiến thiên nhiên phải thua, nhường, dự báo cuộc đời nàng sẽ êm ả, bình lặng.
4. Củng cố:
- HS đọc nghi nhớ SGK.
5. Hướng dẫn học bài:
- HS học thuộc văn bản, soạn tiếp tiết 2 của văn bản
==============================================================
Ngày soạn:28/9/2013
Ngày dạy :1/10/2013
TIẾT 29 : CHỊ EM THUÝ KIỀU (Tiếp)
(Trích truyện kiều)
Nguyễn Du
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức : Học sinh cảm nhận được bức chân dung của hai chị em Thuý Kiều và Thuý Vân qua ngòi bút thiờn tài Nguyễn Du?
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích đoạn trích.
3. Giáo dục : Giáo dục tình cảm thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị :
1. GV: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
2. HS: Đọc soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp .
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: ? Đọc thuộc lòng đoạn trích chị em Thúy Kiều ? Vẻ đẹp của Thúy Vân được tác giả giới thiệu như thế nào?
3. Bài mới : GV giới thiệu:
GV : HS đọc 12 câu tiếp. Nội dung chính của các câu thơ trên?
GV : Tại sao Nguyễn Du lại tả Thuý Vân trước, tả Thuý Kiều sau?
HS trao đổi thảo luận.
GV : Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
GV: Kết luận.
GV : Vẻ đẹp của Thuý Kiều được tác giả miêu tả như thế nào ? Hãy tìm những từ ngữ miêu tả ?
GV : Thủ pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng ? Ý nghĩa của thủ pháp nghệ thuật đó ?
GV : Tác giả tập trung giới thiệu tài năng gì của Thuý Kiều ? Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng và ý nghĩa của nó ?
GV : Nhận xét chung về chân dung Thuý Kiều ?
GV : Vẻ đẹp, tài năng của Thuý Kiều đã nói lên cuộc đời nàng như thế nào ?
? Cuộc sống của chị em Kiều được giới thiệu như thế nào ?
GV : Qua tìm hiểu đoạn trích, em cho biết ý nghĩa nội dung ?
GV : Chỉ ra những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
Đọc diễn cảm đoan trích ?
Kể lại bằng lời văn của ḿnh ?
3. Chân dung Thuý Kiều.
- Nghệ thuật : đòn bẩy à Vẻ đẹp của Thuý Vân làm nền tôn thêm vẻ đẹp của Thuý Kiều.
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
- Kiều có vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà hơn hẳn Thúy Vân.
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thanh
Nt: ẩn dụ, ước lệ
- Tác giả đặc tả nét lông mày và đôi mắt long lanh, trong sáng đầy tinh anh của Thúy Kiều. Đó là vẻ đẹp nghiêng nước, nghiêng thành khiến thiên nhiên phải ghen tị.
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương
- Tài của Kiều gồm đủ cả cầm, kì thi họa đặc biệt tài đánh đàn là sở trường vượt lên trên người thường.
à Tài sắc của Thúy Kiều là tài sắc tuyệt thế giai nhân khiến thiên nhiên phải ghen ghét, đố kị dự báo cuộc đời nàng sẽ éo le đau khổ.
4. Cuộc sống của chị em Thuý Kiều
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
- Cuộc sống êm đềm, nề nếp, gia phong của chị em Thúy Kiều.
III. Tổng kết.
1. Nội dung :
- Khẳng định, ngợi ca tài sắc của hai chị em Thuý Vân và Thuý Kiều.
- Dự báo cuộc đời của hai nhân vật.
2. Nghệ thuật.
- Ngòi bút miêu tả chân dung nhân vật.
Sử dụng tục ngữ, thành ngữ.
* Ghi nhớ (sgk)
IV. Luyện tập
4. Củng cố:
- HS đọc nghi nhớ SGK.
5. Hướng dẫn học bài:
- HS học thuộc văn bản, soạn Cảnh ngày xuân
===================================================================
Ngày soạn :1/10/2013
Ngày dạy : 5/10/2013
TIẾT 30 : CẢNH NGÀY XUÂN.
Trích Truyện Kiều
Nguyễn Du
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức : Học sinh nắm được tài năng tả cảnh thiên nhiên của ngòi bút Nguyễn Du, sử dụng từ ngữ giầu chất tạo hình, gợi cảm. Qua cảnh vật người đọc cảm nhận phần nào tâm trạng của nhân vật.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích đoạn trích .
3. Giáo dục : Giáo dục tình cảm thẩm mĩ .
II. Chuẩn bị :
1. GV : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài,tranh Cảnh ngày xuân.
2.HS : Đọc, bài.
III. Tiến trình lên lớp .
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: Đọc đoạn trích Chị em Thuý Kiều ? Trình bày chân dung hai chị em Kiều
3. Bài mới : GV giới thiệu:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
HS đọc chậm, khoan thai, tình cảm trong sáng.
?Nội dung chính của đoạn trích ?
?Hãy cho biết đoạn trích trên được chia làm mấy phần, xác định nội dung và giới hạn của từng phần?
?HS đọc 4 câu đầu và cho biết nội dung chính của 4 câu thơ vừa đọc ?
?Hai câu thơ đầu gợi tả điều gì ?
?Hình ảnh “ con én đưa thoi ” gợi cho em liên tưởng gì về thời gian và cảm xúc ?
?Thủ pháp nghệ thuật gì được tác giả sử dụng ?
?Em hãy cảm nhận cái hay của hai câu thơ sau ?
?Nền của bức tranh như thế nào ?
?Bức tranh được tác giả tô vẽ bằng hình ảnh gì ?
?Nhận xét gì về gam màu của bức tranh ?
GV : Thực ra hai câu thơ trên Nguyễn Du đã không hoàn toàn sáng tạo mà ông đã tiếp thu và đổi mới từ hai câu thơ cổ Trung Quốc.
Phương thảo liên thiên bích.
Lê chi sổ điểm hoa.
HS đọc 8 câu thơ tiếp ?
?Nội dung của 8 câu thơ trên là gì ? Đó là cảnh lễ gì , hội gì ?
?Cảnh người đi lễ, chơi hội được tác giả miêu tả nh thế nào ? Tìm những chi tiết miêu tả ?
/Người ta vừa đi vừa rắc những thoi vàng, đốt giấy tiền để cũng những linh hồn đã khuất
?Hãy tìm các từ láy và chỉ ra hiệu quả của nó ?
HS đọc 6 câu thơ cuối .
?Cảnh chiều xuân khi 3 chị em Thuý Kiều ra về được miêu tả như thế nào ?
GV : Các từ : tà tà, nao nao, nho nhỏ thuộc từ loại nào ? Từ nào gợi tả tâm trạng rõ nhất ?
?Bằng ngôn ngữ của mình em hãy dựng lại cảnh ba chị em ra về trong 6 câu thơ cuối ?
?Nội dung chính của đoạn trích ?
?Những đặc sắc nghệ thuận được tác giả sử dụng như thế nào ?
Hs : đọc ghi nhớ
I. Đọc hiểu chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích
*Vị trí đoạn trích.
- Đoạn trích thuộc phần I : “ Gặp gỡ và đính ước “.
- Miêu tả theo trình tự thời gian.
3. Bố cục :
P1 : 4 câu đầu: Gợi tả khung cảnh thiên nhiên cảnh ngày xuân.
P2 : 8 câu tiếp: Khung cảnh lễ hội đạp thanh trong tiết thanh minh.
P3 : 6 câu cuối :Cảnh hai chị em ra về.
II.Đọc hiểu văn bản.
1. Khung cảnh ngày xuân.
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
- Nghệ thuật ẩn dụ nhân hoá
-Thời gian trôi nhanh đã bước sang tháng 3.
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
-Bức tranh tuyệt đẹp về cảnh ngày xuân trong sáng với nền của bức tranh là màu xanh bát ngát tận chân trời của đồng cỏ. Trên cái nền xanh đó điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng.
2. Cảnh lễ hội ngày xuân.
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
- Lễ tảo mộ, hội đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
… .. . ….
Ngổn ngang gò đống kéo lên
-Nt : So sánh, sử dụng nhiều từ ghép, từ láy gợi tả
- Không khí lễ hội đông vui, rộn ràng, náo nức. Người đi hội, chảy hội là tài tử giai nhân, trai thanh gái lịch, dáng điệu ung dung thanh thản . àMột truyền thống văn hoá tâm linh của người Việt.
3. Cảnh 3 chị em Thuý kiều ra về.
- Thời gian: chiều tối
- Không gian: con suối, cây cầu nhỏ
-Cảnh và người thưa thớt, buồn, nhỏ nhoi
Nt: Từ láy, bút pháp tả cảnh ngụ tình.
-Tâm tạng buồn, luyến tiếc của chị em TK.
III. Tổng kết.
1. Nội dung.
- Bức tranh cảnh ngày xuân tươi đẹp và cảnh lễ hội tươi vui.
2. Nghệ thuật .
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi
* Ghi nhớ(SGK)
4. Củng cố: Hãy đọc thuộc bài thơ tại lớp
5. Hướng dẫn học bài
- HS học thuộc văn bản, nắm nội dung, nghệ thuật văn bản .Soạn bàiThuật ngữ
File đính kèm:
- van 9 tuan 7 nam 20132014.doc