Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Trường THCS Lộc Nam năm học 2008 – 2009

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

- Qua tâm trạng cô đơn, đau buồn, thương nhớ của Kiều, cảm nhận được t6ám lòng thủy chung, nhân hậu của Nàng.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

B. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Tranh minh hoạ Kiều ở Lầu Ngưng Bích

2. Học sinh: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi đọc – hiểu.

C. Tiến trình hoạt động

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều. Cảm nhận của em về tâm trạng Kiều trong đoạn trích?

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Trường THCS Lộc Nam năm học 2008 – 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (Trích Truyện Kiều) Tuần 8 NS: 26/9/2008 Tiết 36 – 37 ND: A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Qua tâm trạng cô đơn, đau buồn, thương nhớ của Kiều, cảm nhận được t6ám lòng thủy chung, nhân hậu của Nàng. - Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Tranh minh hoạ Kiều ở Lầu Ngưng Bích 2. Học sinh: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi đọc – hiểu. C. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều. Cảm nhận của em về tâm trạng Kiều trong đoạn trích? 3. Bài mới. Sau khi bị MãGiám Sinh lừa gạ, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, tủi nhục, phẩn uất, nàng định tự vẫn, Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Tú Bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn. GV mời HS nêu vị trí của đoạn trích trong Truyện Kiều. GV hướng dẫn HS đọc: giọng chậm, buồn, nhấn mạnh các từ: bẽ bàng, buồn trông… Lưu ý Hs các từ khó: 1, 8, 9, 10. GV hướng dẫn HS chia bố cụ theo phần Đọc – hiểu trong SGK. Gọi HS đọc lại 6 câu đầu ? Khung cảnh thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu được nhìn qua con mắt của Kiều như thế nào? Hãy nhận xét về không gian mở ra theo những chiều khác nhau? ? Hai chữ khoá xuân gợi cảnh gì của Kiều ? - Gợi cảnh Kiều bị giam lỏng. ? Hình ảnh mây sớm đèn khuya gợi tính chất gì của thời gian? Cùng với hình ảnh “tấm trăng gần” diễn tả tình cảnh Thuý Kiều như thế nào? ? Qua khung cảnh thiên nhiên, cho thấy, Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào? Từ nào góp phần diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng ấy? HS thảo luận trả lời, Gv chốt ý: Thời gian, không gian tâm trạng. Chủ yếu tập trung vào từ láy bẽ bàng, gợi sự chán ngán, tủi buồn thương mình bơ vơ, vô hạn. Tiết 37 Trước không gian, thời gian buồn chán, tủi hờn như vậy, tâm trạng nhớ thương vô hạn của Kiều hướng về những ai, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 8 câu thơ tiếp theo. HS đọc 8 câu tiếp: ? Lời đoạn thơ là lời của ai ? - Lời độc thoại của Thuý Kiều. ? Nghệ thuật độc thoại có ý nghĩa gì ? ? Kiều nhớ tới ai ? Nhớ ai trước, ai sau ? - Nhớ người yêu trước, bố mẹ sau. ? Như vậy có hợp lí không ? Vì sao ? - Phù hợp với quy luật tâm lí, tinh tế hình ảnh trăng à nhớ người yêu. ? Kiều nhớ Kim Trọng như thế nào? Tại sao nàng lại nhớ sâu sắc như vậy ? - Bởi đó là mối tình đẹp. ? Em hiểu gì về chữ “son” trong “Tấm son gột rửa bao giờ cho xong” ? ? Nổi nhớ cha mẹ có gì khác so với cách thể hiện nỗi nhớ người yêu ? ? Hãy tìm các thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ ? HS thảo luận, trả lời. GV bổ sung, chuyển ý. - HS đọc đoạn cuối : ? Cảnh ở đây là thực hay hư ? Mỗi cảnh vật đều có nét riêng nhưng lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó ? ? Nhận xét cách dùng điệp ngữ “buồn trông” và các từ láy trong đoạn cuối ? ? Cách dùng nghệ thuật đó góp phần diễn tả tâm trạng Kiều như thế nào? ? Em có cảm nhận như thế nào về hoàn cảnh và tâm trạng Kiều qua 8 câu cuối ? ? Đọc 8 câu cuối em có cảm nhận gì về nhịp điệu , vần của câu thơ ? ( mỗi câu lục đều bắt đầu bằng “ buồn trông” ) ? 8 câu cuối diễn tả điều gì ? ? Qua đó tác giả muốn khắc họa điều gì ? ( 8 câu cuối là những câu thơ tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc) - Hs trình bày, nhận xét . GV nhận xét, bình, chốt ý . - Gv bình cụ thể các cụm từ : cánh buồm, cánh hoa trôi, nội cỏ.. ? Qua đó làm nổi lên tâm trạng gì của Thuý Kiều ? - GV bình , chốt ý : tâm trạng buồn đau , chua xót , lo sợ tuyệt vọng của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích . ? Em cảm nhận như thế nào về nghệ thuật đoạn trích ? Bút pháp miêu tả tài tình ( tả cảnh ngụ tình) - Khắc họa tâm lí nhân vật . - Ngôn ngữ độc thoại , điệp từ liên hoàn . . ? Thái độ tình cảm của Nguyễn Du với nhân vật như thế nào? * HS đọc ( Ghi nhớ SGK/ 96) I. Giới thiệu chung Vị trí đoạn trích (SGK) II. Đọc – hiểu văn bản. Đọc – tìm hiểu chú thích. Phân tích: Sáu câu thơ đầu: Không gian: non xa, trăng gần, bát ngát… -> Hoang vắng, cô đơn, trơ trọi. - Thời gian: Mây sớm đèn khuya -> Nhiều thời điểm. => Tâm trạng buồn chán, tủi hờn, thương mình bơ vơ của Thuý Kiều. b. Tám câu thơ tiếp: * Nhớ Kim Trọng : - Nhớ buổi thề nguyền đính ước. - Tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ về mình vô vọng. => Khẳng định lòng thuỷ chung son sắt. * Nhớ ba mẹ: - Hình dung ba mẹ mong ngóng tin nàng - Xót xa ân hận vì không báo đáp ơn cha mẹ. => Trong hoàn cảnh Kiều bị thương mà vẩn nghĩ đến người khác . Có lòng vị tha. c. Tám câu cuối: - Nhớ quê hương. - Nhớ người yêu. - Buồn trông -> điệp ngữ - Dàu dàu, xanh xanh, man mác ... -> Từ láy => Nỗi buồn, cô đơn, đau đớn, xót xa, bế tắc, tuyệt vọng. III. Tổng kết Ghi nhớ (SGK) 4. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc lòng bài thơ, nắm nội dung, nghệ thuật. Soạn: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. 5. Rút kinh nghiệm: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA Nguyễn Đình Chiểu Tiết 38 – 39 NS: 28/9/2008 ND: A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu giúp người đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật chính là Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga. - Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện. B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Tác phẩm Lục Vân Tiên, Chân dung Nguyễn Đình Chiểu. Một số trích đoạn bộ phim Lục Vân Tiên. 2. Học sinh: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi đọc – hiểu. C. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích. Nêu những nết chính về nội dung, nghệ thuật của đoạn? 3. Bài mới. GV giới thiệu bài mới. GV hướng dẫn Hs tìm hiểu đôi nét về tác giả, tác phẩm. GV gọi HS đọc phần chú thích* trong SGK, yêu cầu 1 HS tóm tắt những nét chính về tác giả, tác phẩm. - GV bổ sung , mở rộng. ? Từ cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu em có đánh giá gì về ông? * HS đọc phần tóm tắt tác phẩm : Cho một, hai hs tóm tắt. (?) Tác phẩm là một thiên tự truyện em hãy tìm những tình tiết của truyện trùng với cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu? ? Sự khác biệt ở cuối truyện như thế nào? Ý nghĩa ? ? Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm? Đầu những năm 50 TK XIX. ? Nhận xét cách kết cấu của truyện thơ Nôm này? Mục đích? GV hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu xuất xứ đoạn trích. (Lưu ý ngôn ngữ phần nói về bọn cướp và miêu tả trận đánh linh hoạt nhanh dồn dập, phần kể về cuộc gặp gỡ giữa hai người đọc thong thả. Lưu ý HS một số chú thích khó. ? Xác định vị trí đoạn trích trong tác phẩm? Nằm ở đầu truyện. ? Tìm đại ý đoạn trích? - Đoạn trích kể về cảnh LVT đi thi gặp bọn cướp , chàng đánh tan và cưú được hai cô gái, Nguyệt Nga cảm kích muốn tạ ơn chàng nhưng LVT từ chối. ? Dựa vào nội dung đoạn trích hãy chia bố cục của đoạn + 30 câu đầu: Hình ảnh Lục Vân Tiên. + Các câu cón lại : Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga I. Giới thiệu chung : 1.Tác giả: - Có nghị lực chiến đấu và cống hiến cho đời. - Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. - Nhà thơ lớn của dân tộc. 2. Tác phẩm: Kết cấu chương hồi, mục đích là truyền đạo lí làm người II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc – tìm hiểu chú thích. 2. Vị trí đoạn trích 3. Bố cục Tiết 39 (Ngày dạy: ) Ổn định Bài cũ: Những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Lục Vân Tiên? Bài mới (tiếp theo): Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là đoạn trích hay, tiêu biểu cho truyện Lục Vân Tiên. GV hướng dẫn HS phân tích đoạn trích. Mời HS đọc lại đoạn đầu ? Em hiểu được gì về Lục Vân Tiên trước khi chàng đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga ? - Chàng trai trẻ trung 16 –17 tuổi, lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh. ? Trong hành động đánh cướp em hình dung như thế nào về LVT ? ? Lực lượng giữa hai bên đối lập. Vậy vì sao VT lại hành động như vậy? ? Hình ảnh và hành động đó của chàng gợi nhớ hành động của một nhân vật trong truyện cổ nào ? - Hình ảnh Triệu Tử Long trong Tam Quốc . ? Sự chiến thắng của chàng gợi cho em suy nghĩ gì? ? Cảnh trò chuyện giữa LVT và KNN cho em hiểu thêm gì về nhân vật này? ? LVT đánh cướp xong sao không đi ngay? Phân tích chi tiết VT bảo họ chớ ra ngoài? ? Khi Nguyệt Nga tỏ ý cảm ơn, Vân Tiên làm gì? ? Qua miêu tả hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật em hiểu gì về chàng Lục Vân TIên? HS trả lời, GV chốt, giảng. Mòi HS đọc lại đoạn 2. ? Kiều Nguyệt Nga được Nguyễn Đình Chiểu miêu tả bằng những hình ảnh nào? Tác giả sử dụng nghệ thuật khi miêu tả? HS trao đổi, trình bày. ? Phân tích từ ngữ xưng hô, cách nói năng và cách trình bày sự việc? ? Qua cách ứng xử đó em cảm nhận được những nét đẹp nào trong tâm hồn người con gái đó? ? Nhân vật được xây dựng miêu tả theo phương thức nào? (ngoại hình, nội tâm hay hành động cử chỉ ? ) HS thảo luận. ? Giải thích truyện LVT là một truyện Nôm dân gian từ yếu tố đó như thế nào? - Vì truyện lưu truyền bằng cách kể thơ, nói thơ (kể việc, hoạt động là chính nhân vật gây ấn tượng bằng chính việc làm, hành động lời nói, đặt trong mối quan hệ xã hội) à Chiếm lĩnh tình cảm người đọc, nghe. ? Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?- HS đọc( Ghi nhớ SGK/ 115) GV hướng dẫn HS luyện tập theo nội dung SGK. 4. Phân tích a. Hình ảnh Lục Vân Tiên: * Khi cứu Kiều Nguyệt Nga: + Nổi giận lôi đình. + Bẻ cây làm gậy. + Tả đột hữu xông. -> Anh hùng nghĩa hiệp, dũng khí tài ba.. * Khi trò chuyện với Kiều Nguyệt nga: + VT động lòng an ủi ï, hỏi han quê quán à Hào hiệp nhân hậu. + Từ chối lạy tạ à Anh hùng chính trực, trọng nghĩa khinh tài. => Hình ảnh đẹp, lí tưởng, tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng đem đến xã hội công bằng. b.Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga: - Cách xưng hô: khiêm nhường. - Cách nói năng: Văn vẻ, dịu dàng, mực thước. - Cách trình bày vấn đề: rõ ràng, khúc chiết. => Tiểu thư khuê các , thuỳ mị nết na, có học thức, biết trọng tình nghĩa. c.Nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Xây dựng nhân vật qua hành động,cử chỉ, lời nó, việc làm. III. Tổng kết Ghi nhớ (SGK/115) IV. Luyện tập 4. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc lòng đoạn trích. Nội dung, nghệ thuật của đoạn. Soạn: Lục Vân Tiên gặp nạn. 5. Rút kinh nghiệm: MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ NS: 29/9/2008 Tiết 40 ND: A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: -Có những hiểu biết về miêu tả nội tâm và sự phù hợp giữa nội tâm và ngoại hình trong khi kể chuyện. - Rèn luyện kĩ năng kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự. B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bảng phụ. Một số đoạn văn mẫu. 2. Học sinh: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi đọc – hiểu. C. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Miêu tả có vai trò như thế nào trong văn tự sự ? Đối tượng miêu tả trong văn tự sự là những yếu tố nào ? 3. Bài mới. : Ở chương trình Ngữ Văn 6 chúng ta đã tìm hiểu về miêu tả. Nhưng chủ yếu là miêu tả bên ngoài. Đối với tả người đó là miêu tả ngoại hình. Bài học này giúp chúng ta tiếp tục rèn luyện về miêu tả như có nâng cao và phát triển thêm, Ở đây giúp các em biết kết hợp miêu tả nội tâm vào viết bài văn tự sự. GV hướng dẫn HS tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự . GV yêu cầu HS đọc thuộc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. ? Tìm những câu thơ tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích ? ? Dấu hiệu nào cho ta thấy đây là những câu thơ mô tả cảnh sắc bên ngoài?( gồm có không gian, thời gian , màu sắc , cảnh vật . . .) ? Đối tượng ? ( cảnh thiên nhiên mênh mông . . ) ? Để có những cảnh đó người viết phải làm gì ? Quan sát .kết hợp sự cảm nhận tinh tế . ? Những cảnh đó giúp ta hiểu được gì về tâm trạng bên trong của nhân vật ? ( góp phần gợi tả) ? Vậy em hãy tìm trong đoạn trích những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều ? ? Dấu hiệu nào cho ta thấy đây là những câu thơ miêu tả nội tâm ? ( tập trung miêu tả suy nghĩ của Kiều ) ? Đối tượng miêu tả ? Nỗi xót xa về cảnh tượng bơ vơ ? Để có những câu thơ miêu tả về tâm trạng con người thì tác giả phải làm gì? Là kết quả của sự hiểu biết tâm lí con người. * Hs thảo luận nhóm 4 phút . ? Miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả nội tâm khác nhau như thế nào ? ? Thế nào là miêu tả cảnh bên ngoài và thế nào là miêu tả nội tâm ? - Đại diện nhóm trình bày - > nhận xét . - Gv nhận xét - > khái quát ý cơ bản . * Hs đọc ví dụ Sgk. ? Em có nhận xét gì về cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả? ( miêu tả nội tâm qua nét mặt , cử chỉ cùa lão Hạc . . .) ? Qua phân tích ví dụ em hiểu thế nào là miê tả nội tâm trong văn bản tự sự ? ? Người ta có thể miêu tả nội tâm qua những cách nào ? Nêu cụ thể ? - HS trình bày -> nhận xét . - GV nhận xét -> chốt ghi nhớ SGK. - Hs đọc ghi nhớ Sgk. GV tổ chức HS làm bài tập phần luyện tập SGK. - GV nêu yêu cầu bài tập 1 Sgk . ? Thuật lại đoạn trích : Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi , chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều ? - GV hướng dẫn HS tìm những câu thơ miêu tả ngoại hình của Mã Giám Sinh và những câu thơ miêu tả nội tâm của Kiều . - Sau đó GV yêu cầu HS chuyển thành đoạn văn tự sự (người kể có thể kể ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba ) - Hs viết - > trình bày trước lớp - > Hs khác nhận xét . - Gv nhận xét bổ sung - > cho Hs quan sát đoạn mẫu trên bảng phụ . Cho Hs đọc yêu cầu bài tập 3. - HS chuẩn bị ra giấy nháp - > trình bày trước lớp - GV nhận xét - > sửa bổ sung . I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự: 1 . Ví dụ: a. Đoạn : Kiều ở lầu Ngưng Bích - Đoạn thơ tả cảnh sắc bên ngoài. + 6 câu đầu. + 8 câu cuối. - Đoạn thơ 8 câu giữa miêu tả tâm trạng Thuý Kiều trực tiếp những suy nghĩ bên trong về thân phận cô đơn bơ vơ nơi đất khách. b. Đoạn văn miêu tả nội tâm (sự day dứt,ân hận, đau khổ ) gián tiếp qua nét mặt, cử chỉ của lão Hạc. 2. Ghi nhớ (SGK/ 117) II. LUYỆN TẬP Bài 1: Viết thành văn xuôi đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều. - Ngôi kể: Số 1 (Kiều), hoặc số 3 (người chứng kiến) - Nhân vật chính: Mã Giám Sinh. - Miêu tả nội tâm Thuý Kiều. Hướng dẫn về nhà: - Hoàn thành các bài tập. - Nắm chắc các yêu cầu miêu tả nội tâm. - Chuẩn bị bài: Nghị luận trong văn bản tự sự. 5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctuan 8 NHa.doc
Giáo án liên quan