Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh

I – Muc tiêu :

- Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh

- Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của bản “ Tuyên ngôn độc lập”

- Hiểu được vẻ đẹp tư tưởng và tâm hồn tác giả qua bản “ tuyên ngôn độc lập”

II – PHệễNG TIEÄN DAẽY HOẽC

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUYEÂN NGOÂN ẹOÄC LAÄP Hoà Chớ Minh I – MUẽC TIEÂU : - Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh - Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của bản “ Tuyên ngôn độc lập” - Hiểu được vẻ đẹp tư tưởng và tâm hồn tác giả qua bản “ tuyên ngôn độc lập” II – PHệễNG TIEÄN DAẽY HOẽC III – TIEÁN TRèNH DAẽY HOẽC. 1. OÅn ủũnh lụựp: 2. Kieồm tra baứi cuừ: Dửù kieỏn Caõu hoỷi: 3. Baứi mụựi Noọi dung Hoaùt ủoọng daùy Hoaùt ủoọng hoùc T.G Phần một: Tác giả I - Vài nét về tiểu sử: - HCM sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước - Quê: Làng Kim Liên (làng sen), nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - Sgk…………. - Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới. Người lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. + Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Hồ Chí Minh còn để lại một di sản văn học quý giá. Người là nhà văn , nhà thơ lớn của dân tộc II - Sự nghiệp văn học 1, Quan niệm sáng tác: a, Hồ Chí minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Quan điểm nghệ thuật này thể hiện rõ trong hai câu thơ : “Nay ở trong thơ nên có thép, - Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.( Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”). Về sau, trong thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ toàn quốc1951, Người lại khẳng định : “Văn hoá cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. b, Hồ Chí Minh luôn coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Tính chân thật là cơ sở của sự sáng tạo nghệ thuật. Người nhắc nhở nghệ sĩ “nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc”và đề cao sự sáng tạo, “chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo”. c, Khi cầm bút, Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn đặt câu hỏi : “Viết cho ai?” (đối tượng), “Viết để làm gì” (mục đích), Sau đó mới quyết định : “Viết cái gì?”(nội dung) và”Viết thế nào?” (hình thức). Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, Người đã vận dụng phương châm đó theo những cách khác nhau. Vì thế , những tác phẩm của Người chẳng những có tư tưởng sâu sắc, nội dung thiết thực mà còn có hình thức nghệ thuật sinh động, đa dạng. Phương châm sáng tác của Bác nói trên cũng giải thích vì sao trong trước tác của Người có những bài văn, bài thơ lời lẽ nôm na, giản dị, dễ hiểu nhưng bên cạnh đó lại có những tác phẩm đạt tới trình độ nghệ thuật cao, phong cách độc đáo. 2, Di sản văn học: a- Văn chính luận : - Khát vọng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của thực dân đã thu hút phần lớn tâm huyết của Hồ Chí Minh vào thể loại văn chính luận. - Những tác phẩm được viết với mục đích đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử. - Những bài văn chính luận xuất hiện thường xuyên trên các tờ báo “Người cùng khổ”, “Nhân đạo”. + Tiêu biểu nhất cho văn chính luận của Bác là “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Cuốn sách đã tố cáo đanh thép tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa. + Tác phẩm tiêu biểu cho văn chương chính luận của Hồ Chí Minh còn là bản “ Tuyên ngôn độc lập”. Đó là một văn kiện lịch sử trọng đại. đồng thời là một áng văn chính luận mẫu mực… b- Truyện và kí : + Trong thời gian hoạt động ở Pháp, ngoài những tác phẩm chính luận, Nguyễn ái Quốc còn sáng tác một số truyện ngắn, kí, tiểu phẩm, sau này được tập hợp trong tập “Truyện và kí”. + Đó là những truyện viết bằng tiếng Pháp đăng báo ở Pa- ri như Pa-ri, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Con người biết mùi hun khói, Đồng tâm nhất trí, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Nội dung: Vạch trần bộ mặt xảo trá, tàn ác, bịp bợm của bọn thực dân, châm biếm bộ mặt nhu nhược ươn hèn của vua quan phong kiến, bộc lộ lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần tự hào truyền thống bất khuất của dân tộc VN - Nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, giọng văn thân thuý… c- Thơ ca : -Thơ ca của Hồ Chí Minh được in trong các tập : "Nhật kí trong tù" (viết năm 1942 – 1943), xuất bản năm1960, Thơ Hồ Chí Minh (1967), và Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (1990). + Nhật kí trong tù( Ngục trung nhật kí) là một tập nhật kí bằng thơ được viết trong thời gian Người bị giam cầm trong nhà tù Quốc dân đảng tại Quảng Tây Trung Quốc từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943. - Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. - Bức chân dung tự hoạ tinh thần Hồ Chí Minh. + Ngoài Nhật kí trong tù còn phải kể đến một số chùm thơ Người sáng tác ở Việt Bắc từ năm 1941 đến năm 1945 và trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. 3 – Phong cách nghệ thuật : - Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng. - Đó là sự hoà hợp giưã bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất trữ tình và chất thép, giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm súc, sâu sắc. + Văn chính luận: ngắn gọn xúc tích, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, đanh thép, bằng chứng ddayf sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp + Truyện, kí của HCM nhìn chung rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén, thâm thúy của phương Đông, hài hước hóm hỉnh của phương Tây + Thơ ca là thể loại thể hiện sâu sắc nhất phong cách nghệ thuật của HCM. Thơ người có thể chia làm hai loại: Những bài ca nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng thường giản dị mộc mạc, mang màu sắc dân gian hiện đại vừa dễ thuộc, dễ nhớ vừa có tác động trực tiếp vào tâm hồn tình cảm người đọc III - Kết luận: + Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. + Tìm hiểu văn thơ của Bác, người đọc thuộc nhiều thế hệ sẽ tìm thấy những bài học cao quý. * Ghi nhớ: sgk - Gọi h/s đọc phần I lớn - Cho biết một vài nét về tiểu sử và cuộc đời của Bác? - Gọi H/s đọc phần II - Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác nghệ thuật của Hồ Chí Minh? - GVgiải thích khái niện "thép" và nội dung "xung phong"để thất y/c mới của thời đại đối với nhà văn. nhà văn cũng là chiến sĩ -Baực ủaởt ra yeõu caàu gỡ vụựi Tp vaờn chửụng - Baực ủaởt ra yeõu caàu gỡ ứ đối với ngửụứi ngheọ sú? - Em hiểu văn chính luận của Bác như thế nào? - Nội dung và tinh thần chủ yếu trong những tác phẩm chính luận của Bác là gì? - Lấy vd - Kể tên một số truyện kí tiêu biểu của Hồ Chí Minh? - Nội dung sáng tác của thể loại truyện và kí? - Nghệt thuật ? - Kể tên những tập thơ của Bác? - Em hiểu gì về phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh? - Lấy dẫn chứng để phân tích - GV dùng “ Tuyên ngôn độc lập”..để chứng minh - GV phân tích “Vi hành” để làm nổi bật phong cách truyện ngắn của HCM - GV đọc một số câu thơ tuyên truyền cách mạng, và một số bài thơ trong “Nhật kí trong tù” để minh chứng - Gọi h/s đọc phần kết luận sgk - Gọi h/s đọc ghi nhớ - H/s đọc bài và trả lời câu hỏi - Chú ý vào sgk, tóm tắt những nét cơ bản về cuộc đời của lãnh tụ HCM - H/s đoc bài và chú ý sgk để trả lời câu hỏi - Có ba quan điểm chính - Văn chương phải coi trọng tính chân thực và tính dân tộc của văn học - Trao đổi, thảo luận và trả lời - Khi viết Người luôn đặt ra câu hỏi: “Viết cho ai?” (đối tượng), “Viết để làm gì” (mục đích), Sau đó mới quyết định : “Viết cái gì?”(nội dung) và”Viết thế nào?” (hình thức). - Suy nghĩ, trả lời - Khát vọng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của thực dân Những tác phẩm được viết với mục đích đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng ... - “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “ Tuyên ngôn độc lập”. - Dựa vào sgk và hiểu biết thêm liệt kê một số t/p chính - Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Con người biết mùi hun khói, Đồng tâm nhất trí, Vi hành... - Suy nghĩ, trả lời. - Suy nghĩ, trả lời - H/s liệt kê -"Nhật kí trong tù" - Thơ Hồ Chí Minh - "Nguyên tiêu", "Đối nguyệt", "Cảnh khuya", "Tin thắng trận"… - Suy nghĩ, trả lời - Lấy dẫn chứng và chú ý nghe phân tích, chứng minh - H/s đoc bài và tự kết bài - H/s đoc ghi nhớ và chép bài IV – Cuỷng coỏ – daởn doứ : - Heọ thoỏng laùi kieỏn thửực baứi hoùc. - Veà nhaứ xem laùi baứi hoùc, tìm thêm tài liệu về Bác để đọc. Chuaồn bũ baứi mụựi cho buoồi sau PHE DUYEÄT Lyự Thị Hồng Ngaứy thaựng naờm Giaựo vieõn Nguyeón Thũ Hửụng

File đính kèm:

  • docvan hoc 12 HK1 B3.doc