Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 - Chương trình chuẩn: Tổng quan văn học Việt Nam

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam (văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết VN(văn học trung đại và hiện đại )

- Nắm vững hệ thống vấn đề về:

+ Thể loại của văn học VN.

+ Con người trong VHVN.

- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc qua di sản VH được học. Từ đó có lòng say mê với VHVN.

B. PHƯƠNG PHÁP:

Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo với các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Lời vào bài mới:

Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào trên hành tinh này đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Bài tổng quan văn học VN có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt. Một mặt, nó giúp các em có một cái nhìn khái quát nhất, hệ thống nhất về văn học nước ta từ xưa đến nay, mặt khác giúp các em hiểu được con người VN qua văn học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 13252 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 - Chương trình chuẩn: Tổng quan văn học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1,2: tổng quan văn học việt nam A. Mục tiêu cần đạt: - Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam (văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết VN(văn học trung đại và hiện đại ) - Nắm vững hệ thống vấn đề về: + Thể loại của văn học VN. + Con người trong VHVN. - Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc qua di sản VH được học. Từ đó có lòng say mê với VHVN. B. Phương pháp: Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo với các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi. C. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Lời vào bài mới: Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào trên hành tinh này đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Bài tổng quan văn học VN có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt. Một mặt, nó giúp các em có một cái nhìn khái quát nhất, hệ thống nhất về văn học nước ta từ xưa đến nay, mặt khác giúp các em hiểu được con người VN qua văn học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu phần 1: - VHVN có mấy bộ phận lớn? - VNHG do ai sáng tác, nó lưu truyền bằng hình thức nào? - Các thể loại chủ yếu của VHDG ? - Những đặc trưng chủ yếu của VHDG? - So sánh với VHDG hãy chỉ ra điểm khác biệt của VH viết về tác giả, hình thức sáng tác lưu truyền, thể loại? HĐ2: - VH viết được chia làm mấy thời kì ? mốc của từng thời kì ? - Hãy khái quát những nét chính về lịch sử phát triển của VH trung đại: thời gian, chữ viết, tác giả, tác phẩm tiêu biểu ? - Hãy kể tên một số tác giả, tác phẩm của giai đoạn đầu thế kỉ XX - CM tháng Tám 1945 ? - Hãy kể tên một số tác giả, tác phẩm của giai đoạn từ CM tháng Tám 1945 đến nay? HĐ 3: Hướng dẫn tìm hiểu phần III - Hãy cho biết đối tượng trung tâm của VH ? - Mối quan hệ giữa con người VN với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào trong VH ? - Trong mối quan hệ ấy hình thành một nội dung nào trong VH ? - Tại sao chủ nghĩa yêu nước trở thành nội dung quan trọng nổi bật nhất của VHVN ? - Biểu hiện của nội dung yêu nước trong VH ? - Những biểu hiện nội dung trong mối quan hệ XH của con người VN ? - Những phẩm chất tốt đẹp của con người VN được biểu hiện qua VH? HĐ4: hướng dẫn luyện tập ( theo nhóm) Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi. Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi. Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi. - Đọc và nêu những điểm khác biệt của VH hiện đại so với VH trung đại(SGK Tr 9) Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi. Học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi. Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi. Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi. Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi. Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi. Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi. - Nhóm 1: Hệ thống hóa các bộ phận của VHVN - Nhóm 2: Vẽ sơ đồ tiến trình phát triển. - Nhóm 3: Hệ thống hóa những nội dung chủ yếu của con người VN qua VH I. Các bộ phận hợp thành của VHVN: Hai bộ phận chủ yếu hợp thành: văn học dân gian và văn học viết. 1. Văn học dân gian: - Là nền tảng, cội nguồn của nền VH dân tộc, phát sinh và phát triển qua hằng ngàn năm, mang tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc . 2. Văn học viết: - Tác giả tầng lớp trí thức sáng tác. - Hình thức sáng tác và lưu truyền bằng chữ viết. - Mang dấu ấn sáng tạo của cá nhân. - Chữ viết: Chữ Hán, chứ Nôm, chữ Quốc ngữ. II. Qúa trình phát triển của văn học viết Việt Nam: * Ba thời kỳ chủ yếu: - Từ thế kỷ X- XIX( VH trung đại). - Từ thế kỷ XX- CM tháng Tám 1945(VH hiện đại). - Từ CM tháng Tám 1945- đến nay(VH hiện đại). 1. Văn học Trung đại: - Phát triển dưới thời phong kiến. - Được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. - Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu: + Văn học chữ Hán: Nam Quốc Sơn Hà, Bình Ngô Đại cáo, ức Trai thi tập . . . + Văn học chữ Nôm: Quốc Âm thi tập, truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương . . . 2. Văn học hiện đại: a) Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX- CM tháng Tám 1945: - VHVN bước vào quá trình hiện đại hóa. - Viết bằng chữ Quốc ngữ. - Xuất hiện nhiều trào lưu, khuynh hướng nhưng cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ cả số lượng lẫn chất lượng - Những tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Ngô Tất Tố(Tắt đèn), Nam Cao(Chí Phèo), Thạch Lam . . b) Giai đoạn CM tháng Tám 1945- đến nay: - Văn học phát triển thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Trải qua 2 cuộc chiến tranh cứu nước trường kì và hiện nay đang bước vào công cuộc hội nhập quốc tế với những đổi mới mạnh mẽ toàn diện. - Những tác giả tiêu biểu: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi . . . III. Con người Việt Nam qua văn học: 1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên: - Nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên(thần thoại, truyền thuyết). - Thiên nhiên là người bạn tri âm, tri kỷ(cây đa, bến nước, vầng trăng). - Thiên nhiên gắn với lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ của nhà Nho( tùng, cúc, trúc, mai). - Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng. 2. Con người Việt nam trong quan hệ quốc gia dân tộc: - Sớm ý thức xây dụng quốc gia độc lập tự chủ và đã phải nhiều lần đấu tranh để giành và giữ nền độc lập tự chủ ấy. - Bởi vậy có một dòng văn học yêu nước nỗi bật và xuyên suốt lịch sử VHVN. Chủ nghĩa yêu nước là nội dung tiêu biểu, giá trị quan trọng của VHVN. 3. Con người Việt nam trong quan hệ xã hội: - Tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông với những người bị áp bức. - Ước mơ về một XH công bằng, tốt đẹp. - Chủ nghĩa nhân đạo - cảm hứng XH làm tièn đề hình thành chủ nghĩa hiện thực. 4. Con người Việt nam và ý thức bản thân: - Trong hoàn cảnh đấu tranh chống ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên, con người VN thường đè cao ý thức cộng động mà xem nhẹ ý thức cá nhân: đó là ý thức trách nhiệm với XH, hy sinh cái tôi cá nhân. - Nhưng trong hoàn cảnh khác, cái tôi cá nhân được đề cao. Con người nghĩ đến quyền sống cá nhân, quyền hưởng tình yêu tự do hạnh phúc, ý nghĩa cuộc sống trần thế. - Xu hướng chung của VHVN là xây dựng đạo lí làm người với những phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, thủy chung, nghĩa tình, vị tha, hy sinh vì sự nghiệp chính nghĩa, đề cao quyền sống con người. IV. Tổng kết bài học (ghi nhớ): 4. Củng cố: 5. Dặn dò: Tiếng Việt Soạn hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

File đính kèm:

  • doctiet 12 tong quan.doc