A. Mục tiêu:
- Giúp hs phân tích được những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi của TN, đất trời từ cuối hạ sang đầu thu(qua ND bài thơ)
Thấy được nét đặc sắc về NT của bài thơ.
Tích hợp văn: 1 số bài thơ viết về mùa thu, nói với con; TV: Nghĩa tường minh và hàm ý.
- GD lòng yêu TN, quê hương đất nước.
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và cảm nhận phân tích thơ trữ tình.
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn g.á
- HS: chuẩn bị kĩ bài trước khi học.
C. Tiến trình dạy học:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2839 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 121: Sang thu (Hữu Thỉnh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 121 SANG THU
( Hữu Thỉnh )
Ngày dạy:
A. Mục tiêu:
- Giúp hs phân tích được những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi của TN, đất trời từ cuối hạ sang đầu thu(qua ND bài thơ)
Thấy được nét đặc sắc về NT của bài thơ.
Tích hợp văn: 1 số bài thơ viết về mùa thu, nói với con; TV: Nghĩa tường minh và hàm ý.
- GD lòng yêu TN, quê hương đất nước.
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và cảm nhận phân tích thơ trữ tình.
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn g.á
- HS: chuẩn bị kĩ bài trước khi học.
C. Tiến trình dạy học:
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc bài thơ Viếng Lăng Bác. Bài thơ diễn tả tình cảm gì của tác giả?
* Vào bài mới:
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung
- Em hãy nêu những nét chính về tác giả?
- Em có nhận xét gì về thể thơ?
Phương thức biểu đạt chính trong vb này?
L.ý đọc: Giọng nhẹ, nhịp chậm, khoan thai, trầm lắng suy tư.
GV đọc - hs đọc
- Sự biến đổi của đất trời sang thu được tg cảm nhận từ đâu? qua những h.ả nào?
- Từ "bỗng" diễn tả trạng thái cảm nhận nào của tác giả?
- Từ "phả vào" có ý nghĩa gì?
- Từ "phả" có thể thay thế bằng từ nào?
Nếu thay như vậy câu thơ có hay hơn không?
hs: có thể thay: thổi, đưa, bay, lan, tan... Nếu thay thì sẽ không diễn đạt được sự đột ngột bất ngờ.
- Em hiểu như thế nào về "gió se"?
- Cảnh đất trời sang thu không chỉ được cảm nhận bằng hương ổi mà tác giả còn cảm nhận thông qua hiện tượng nào?
- Em hiểu ntn nghĩa của từ "chùng chình"?
- Nét đặc sắc về NT ở khổ thơ này là gì?
- Trong khổ thơ hình ảnh TN sang thu được tác gỉa cảm nhận, tiếp tục phát hiện bằng những hình ảnh chi tiết nào?
- Em hiểu ntn về các hình ảnh thơ này?
- Các hình ảnh trên, hình ảnh chi tiết nào gây cho em 1 thú vị đặc biệt?
Cảm nhận của em về lời thơ này ntn?
Hay: Thời điểm giao mùa được tác giả thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh nào?
- Nghệ thuật sử dụng trong khổ thơ này có gì dặc biệt?
- Khổ 3 tác giả còn cảm nhận thấy những biểu hiện khác nào của thời tiết khi chuyển hạ sang thu?
Hay: TN sang thu còn được gợi ra bằng những hình ảnh nào?
- Ngoài ý nghĩa tả thực TN qua hiện tượng sấm, hàng cây lúc sang thu, tác giả còn muốn nói gì qua khổ thơ này?
- Bài thơ gợi cho em cảm nhận gì về TN đất nước con người trong thời điểm từ hạ sang thu?
- Em hiểu gì về năng lực thi ca, t/cảm của nhà thơ đối với TN đất nước con người?
- Nét NT đặc sắc đc tác giả vận dụng trong bài thơ là gì? T/d?
L: hs đọc ghi nhớ- sgk
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Sinh 1942 quê ở Tam Dương - Vĩnh Phúc.
- Từ 2000 là tổng thư kí hội nhà văn VN.
2. Tác phẩm:
- Tác phẩm chính: Trích từ tập thơ " Từ chiến hào đến thành phố".
- Thể thơ: 5 tiếng.
Phương thức: miêu tả kết hợp với biểu cảm. (Mtả để bcảm)
II. Đọc, tìm hiểu VB:
A. Đọc:
B. Phân tích:
1. Khổ thơ 1:
- Cảm nhận của đất trời sang thu
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
+ Bỗng: Thể hiện sự đột ngột, bất ngờ có phần ngạc nhiên.
Hương ổi: cảm nhận từ nơi làng quê...
+ Phả vào: toả vào, trộn lẫn
+ Gió se: Gió hơi may hơi lạnh
-> Hương ổi đột ngột thoang thoảng, lan toả trong gió thu se lạnh.
+ sương chùng chình (từ láy)
Bay đi lững thững nhẹ, cố ý chậm lại (duyên dáng, yểu điệu)
+ Hình như thu đã về:
Thể hiện ngạc nhiên, ngỡ ngàng (chưa rõ ràng)
- NT: Nhân hoá, cảm nhận tinh tế, biến đổi không gian, từ ngữ hình ảnh cô đọng.
2. Khổ 2:
- Không gian từ hạ sang thu (với những hình ảnh quen thuộc).
+ Sông dềnh dàng
+ Chim vọi vã
+ Đám mây mùa hạ-> Vắt nửa mình sang thu.
Sông: nước chảy chậm thong thả (duyên dáng).
Chim: Vội vã tránh rét-báo hiệu hết hạ sang thu.
Mây mùa hạ: làm mây mỏng nhẹ, sót lại trên bầu trời.
+ Đám mây ... sang thu:
-> Là sự sáng tạo thú vị, là sự liên tưởng của tác giả. Đánh dấu sự chuyển mùa (cả về không gian và thời gian).
Cảnh vật: Nửa đám mây lững lờ, dềnh dàng, chùng chình ... vắt nửa mình) ( từ hạ- thu: có cái chậm, cái nhanh).
-> NT: Nhân hoá, từ láy. Cảm nhận tinh tế kết hợp trí tưởng tượng bay bổng.
3. Khổ 3:
- Cảm nhận thiên nhiên (thời tiết) sang thu.
+ Nắng vẫn còn: Nhạt dần không còn chói chang gay gắt.
+ Mưa: ít đi (vơi dần)
+ Giông tố, sấm (thưa dần, không bất ngờ dữ dội)
Trên hàng cây đứng tuổi (đã từng trải nghiệm.
-> Cảnh vật thời tiết thay đổi. Dấu hiệu mùa hạ giảm dần mức độ, cường độ, thời gian, không gian vào thu.
" Sấm cũng bớt... đứng tuổi"
-> hình ảnh ẩn dụ:
+ Nắng, mưa, sấm: sự tác động bất thường của ngoại cảnh cuộc đời (ẩn dụ cho những thay đổi cuộc đời, xh)
+ Hàng cây đứng tuổi: con người đã từng trải nghiệm... bình tĩnh vững vàng trước tác động cuộc đời (ẩn dụ cho tuổi đời con người).
III. Tổng kết-luyện tập:
1. Tổng kết:
2. Luyện tập:
- Đọc thuộc bài thơ.
- Nêu cảm nhận về khổ thơ 1
D. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố: + Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước sự chuyển giao mùa từ hạ sang thu...với những hình ảnh đặc trưng.
+ NT sử dụng trong bài thơ.
- Dặn dò: + Học bài, học thuộc bài thơ.
+ Soạn vb Nói với con tiết sau học.
File đính kèm:
- Tiet 112 Sang thu van9.doc