Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 123: Nghĩa tường minh và hàm ý

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Giúp học sinh:

Xác định nghĩa tường minh và hàm ý trong câu

B. CHUẨN BỊ:

 1- Giáo viên:

- Tham khảo sách giáo viên + sách thiết kế bài giảng + Xem nội dung sách giáo khoa

- Soạn giáo án, ghi bảng phụ các câu hỏi, bài tập

 2- Học sinh:

- Học thuộc bài cũ , chuẩn bị phần luyện tập ở nhà

- Đọc bài Nghĩa tường minh và hàm ý, chuẩn bị nội dung các câu hỏi, ôn tập lại các kiến thức đã học

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9184 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 123: Nghĩa tường minh và hàm ý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 123 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp học sinh: Xác định nghĩa tường minh và hàm ý trong câu B. CHUẨN BỊ: 1- Giáo viên: - Tham khảo sách giáo viên + sách thiết kế bài giảng + Xem nội dung sách giáo khoa - Soạn giáo án, ghi bảng phụ các câu hỏi, bài tập 2- Học sinh: - Học thuộc bài cũ , chuẩn bị phần luyện tập ở nhà - Đọc bài Nghĩa tường minh và hàm ý, chuẩn bị nội dung các câu hỏi, ôn tập lại các kiến thức đã học C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG GHI * Hoạt động 1: Khởi động ( 4 phút) - Kiểm tra bài cũ - Vào bài mới: Trong giao tiếp, có khi nói điều muốn nói bằng những từ ngữ đúng nghĩa về điều đó nhưng cũng có nhữnh tình huống nói điều muốn nói không bằng những từ ngữ trực tiếp đúng nghĩa về điều đó * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 12 phút) - Gọi đọc đoạn trích trang 73, 74 - Hỏi: Qua câu hỏi “ Trời ơi, chỉ còn 5 phút!”, em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? (cách hiểu về câu này) - Chốt lại 2 ý + Cách hiểu mang tính phổ biến (ai cũng hiểu), chỉ còn 5 phút nữa là phải chia tay ( tường minh). + Cách hiểu không mang tính phổ biến ( không phải ai cũng hiểu) - Tiếc quá, không đủ thời gian - Thế là tôi lại thui thủi một mình - Giá như khách còn ở lại thời gian nữa thì hay quá! ( hàm ý) - Hỏi: Vì sao anh không nói thẳng điều này với khách ? -> Ngại ngùng, muốn che giấu tình cảm - Hỏi: Câu nói thứ hai của anh thanh niên “ Ô ! cô còn quên .. đây này !” có ẩn ý gì không -> Không hàm ý (tường minh) - Chốt: Nội dung được truyền đạt ở câu 1 là nghĩa hàm ẩn. Nội dung truyền đạt ở câu thứ 2 gọi là nghĩa tương minh. - Hỏi: Như vậy nghĩa tường minh là gì? Nghĩa hàm ý là như thế nào? * Hoạt động 3: Luyện tập - Nêu yêu cầu bài tập 1.a, gọi học sinh nhận xét - Chốt lại nội dung ghi - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.b, gọi học sinh xác định - Chốt lại nội dung -> Qua các hình ảnh này có thể thấy cô gái đang bối rối đến vụng về, vì ngượng -> kín đáo để khăn lại làm kỉ vật. Anh thật thà tưởng cô quên -> đem trả lại - Gọi học sinh đọc đoạn trích (SGK trang 75) - Yêu cầu : xác định hàm ý trong câu in đậm - Nhận xét - Cho học sinh đọc đoạn văn trang 75,76 - Hỏi: Tìm câu chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý đó ? - Gọi 2 học sinh đọc 2 phần trích SGK trang 76 - Hỏi: các câu in đậm có chứa hàm ý không ? vì sao? - Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên - Nghe, định hướng nội dung bài học - Đọc ngữ liệu - Trả lời - Nghe, nhận ra nghĩa tường minh và hàm ý - Phát biểu - Trả lời - Phát biểu - Nhận xét - Nghe, ghi lại nội dung - Xác định - Nghe, nhận xét ghi nội dung - Nghe khắc sâu - Đọc đoạn văn - Xác định hàm ý - Nghe, ghi - Đọc ngữ liệu - Xác định câu có hàm ý và nêu hàm ý - Đọc - Nhận xét, giải thích I. PHÂN BIỆT NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý: 1- Tìm hiểu ví dụ: ( ví dụ trang 74,75 SGK) - Câu: Trời ơi, chỉ còn 5 phút! -> Rất tiếc vì thời gian còn quá ít -> Không nói thẳng ra vì ngại ngùng, muốn che đấu tình cảm của mình. - Câu: Ồ! Cô còn quên chiếc mùi xoa đây này. -> Không chứa ẩn ý 2- Kết luận: ( trang 75 SGK) - Nghĩa tường minh: Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. - Hàm ý: Là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. II. LUYỆN TẬP: Bài 1: a Câu “Nhà họa … dậy” cụm từ “tặc lưỡi” cho thấy người họa sĩ chưa muốn chia tay với anh thanh niên -> Cách dùng “ hình ảnh” để diễn tả ý của nghệ thuật b. Trong câu cuối đạon văn, những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan đế chiếc mùi xoa là - Mặt đỏ ửng (ngượng) - Nhận lại chiếc khăn (không tránh được , thay lời cảm ơn) - Vội quay đi (quá ngượng) Bài 2: Xác định hàm ý “ Tuổi già cần… sớm quá” - Ông hoạ sĩ chưa cần uống nước nước chè ấy ! Bài 3: Tìm câu chứa hàm ý và xác định nội dung hàm ý đó - “ Cơm chín rồi” ! -> Ông vô ăn cơm đi Bài 4: Hai câu - Hà, nắng gớm, về nào… - Tôi thấy … đồn -> Không có hàm ý, câu 1 nói lảng tránh đề tài đang bàn, câu 2 nói bỏ lửng IV. Hướng dẫn công việc ở nhà: (2 phút) - Làm những bài tập do giáo viên hướng dẫn trên lớp - Ôn tập lại kiến thức đã học - Chuẩn bị theo câu hỏi SGK bài “ Nghĩa tường minh và hàm ý – tiếp theo” * Bài tập bổ sung về nhà: - Thấy chàng trai mặc cái áo sơ mi khá đẹp, cô gái (bạn thân của chàng trai) hỏi: - Ai đã tặng anh cái áo này? Hỏi: Cho biết câu hỏi của cô gái có hàm ý gì ? - Câu trả lời của chàng trai có tác dụng như thế nào đối với cô gái khi a. Chàng trai là người thật thà b. Chàng trai là người giả dối Đáp án - Hàm ý: Thăm dò mức độ quan hệ của chàng trai với những cô gái khác cụ thể: + Mình là bạn thân mà chưa mua áo tặng .. có người bạn gái khác thân hơn cả mình rồi ! + Nếu anh bảo mình là bạn gái thân nhất, tức anh nói dối ! + Mình cũng hơi ân hận là chưa thật sự quan tâm đến anh ta ! a. Nếu chàng trai là người thật thà sẽ có một trong các câu trả lời sau : + Mẹ ( hoặc chị gái) mua cho đấy ! + Cô X mua tặng anh đấy ( cô gái băn khoăn lo lắng có thể ghen) b. Nếu chàng trai là người dả dối: thì rõ ràng cô X mua tặng nhưng anh bảo là mẹ mua

File đính kèm:

  • docNghia tuong minh va ham y.doc