I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, cảm nhận được triết lý, kết quả của sự trải nghiệm về cuộc đời con người biết nhận ra vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương và gia đình. Phân tích được những đặc sắc nghệ thuật của truyện: Tạo tình huống, kể chuyện qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu đậm chất suy tư và biểu tượng.
2. Tích hợp: Với phần văn ở các bài “Sang thu” với phần TV ở bài ôn tập ohần TV, Với phần TLV ở bài: Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm tự sự có sự keets hợp với các yếu tố trữ tình và triết lý.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu- NXB Văn học Hà Nội 1994
2. Học sinh:Đọc tóm tắt.
III. TIẾN TRÌNH:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:? Văn bản nhật dụng có phải là một thể loại không? Tại sao?
3. Tổ chức các hoạt động:
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2156 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 136, 137: Bến Quê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Tiết 136 – 137 Bến quê
Nguyễn Minh Châu
I. Mục tiêu bài học:
Kiến thức:Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, cảm nhận được triết lý, kết quả của sự trải nghiệm về cuộc đời con người biết nhận ra vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương và gia đình. Phân tích được những đặc sắc nghệ thuật của truyện: Tạo tình huống, kể chuyện qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu đậm chất suy tư và biểu tượng.
Tích hợp: Với phần văn ở các bài “Sang thu”…với phần TV ở bài ôn tập ohần TV, Với phần TLV ở bài: Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm tự sự có sự keets hợp với các yếu tố trữ tình và triết lý.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu- NXB Văn học Hà Nội 1994
Học sinh:Đọc tóm tắt.
III. Tiến trình:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra:? Văn bản nhật dụng có phải là một thể loại không? Tại sao?
Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1:
GV nêu yêu cầu khi đọc: Giọng trầm tĩnh, suy tư, xúc động và đượm buồn, trong tâm thế của nhân vật đang bị bệnh hiểm nghèo, đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời.
-GV đọc mẫu gọi 2 –3 học sinh đọc tiếp.Sau đó GV cùng học sinh tóm tắt nội dung truyện.
? Học sinh đọc sgk, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu..
? Nêu thể loại của tác phẩm?
*Cả chuyện xoay quanh tình huống một buổi sáng đầu thu, căn phòng có cửa sổ nhìn ra sông Hồng nơi Nhĩ đang sống những ngày cuối của cuộc đời mình nên cũng có thể không cần phân đoạn.
Hoạt động 2
?Tình huống truyện là gì? Tác dụng của nó?
?Trong tác phẩm nhân vật Nhĩ được đặt trong tình huống như thế nào?
? Tại sao nói đó là tình huống trớ trêu nghịch lý nhưng cũng không trái tự nhiên, không phải hoàn toàn bịa đặt vô lý.
HS thảo luận.
? Tình huống ấy đã giúp tác giả thể hiện những điều gìvề khắc hoạ nhân vật và chủ đề của tác phẩm?
Hết tiết 1
I.Đọc, tìm hiểu chú thích và bố cục :
Đọc, tóm tắt nội dung:
Chú thích
Tác giả - tác phẩm:
Từ khó:
Thể loại – bố cục:
TL: Truyện ngắn, giọng kể chậm, buồn, điểm nhìn trần thuật từ nhân vật nhĩ nhưng vẫn đặt ở ngôi thứ ba. Kết hợp kể tả, trữ tình và triết lý một cách giản dị, tự nhiên nhỏ nhẹ mà thấm thía.
*Bố cục :
Có thể tạm phân dòng suy tư của Nhĩ theo dòng cốt truyện thành ba phần:
+ Từ đầu àbậc gỗ mòn lõm: Cuộc trò truyện của Nhĩ với Liên
+ Chờ Liên xuống tầngà một vùng nước đỏ: Nhĩ nhờ con trai sang bên kia sông, nhờ bọn trẻ làng xóm giúp anh ngồi tựa sát cửa sổ để ngắm cảnh, suy tư và nghĩ ngợi.
+ Còn lại: Cụ giáo Khuyến rẽ vào hỏi thăm và hành động cố gắng cuối cùng của Nhĩ.
II.Tìm hiểu văn bản:
1.Tìm hiểu tình huống truyện:
-Tình huống truyện là hoàn cảnh xảy ra và làm điều kiện cho câu truyện phát triển. Là hoàn cảnh sống và hành động của nhân vật, góp phần thể hiện tính cách nhân vật và chủ đề của tác phẩm, tao thành công của tác phẩm.
*Hoàn cảnh của nhân vật chính- Nhĩ được tác giả đặt trong một tình huống đặc biệt: Căn bệnh hiểm nghèo khiến anh gần như bại liệt toàn thân. Tất cả mọi sinh hoạt thông thường đều nhờ vào sự giúp đỡ của người khác mà chủ yếu là nhờ Liên- vợ anh.
-Trước khi bị bệnh Nhĩ là một cán bộ nhà nước vừa có điều kiện và đi nhiều nơi trên khắp thế giới vậy mà cuối đời căn bệnh quái ác lại buộc chặt anh vào giường bệnh chỉ muốn nhích người gần cửa sổ mà cũng thấy khó như đi hết nửa vòng trái đất và phải nhờ sự giúp đỡ của lũ trẻ.
-Nhĩ phát hhiện ra vẻ đẹp của bờ bãi bên kia sông, quen mà lạ và anh không thể đi tới đó được dù chỉ một lần. Anh nhờ con thực hiện khao khát đó của mình nhưng cậu laị để lỡ chuyến đò.
=>Tác giả muốn tâm sự và khái quát những quy luật triết lý cuộc đời thông thường bình dị, nhưng không phải lúcc nào cũng sớm nhận ra mà phải trải qua bao nhiêu trải nghiệm có khi phải đến cuối đời trong hoàn cảnh trớ trêu mà bản thân buộc phải nếm trải. Đó cũng chính là chủ đề và nét đặc sắc của truyện.
Tiết 2
I. Mục tiêu bài học:
Như tiết 1
Kiến thức:
Tích hợp:
Rèn kỹ năng
II. Chuẩn bị:
Như tiết 1
Giáo viên:
Học sinh:
III. Tiến trình:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra: ?Kể tóm tắt truyện ngắn “Bến quê”? Nêu tình huống của truyện?
Tổ chức các hoạt động:
HS đọc đoạn 1, hình dung cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về cảnh sắc thiên nhiên một buổi sáng đầu thu được nhìn từ cửa sổ phòng mình.
?Qua cái nhìn và cảm nhận của Nhĩ em thấy cảnh vật thiên nhiên được tả theo trình tự nào? Có tác dụng gì?
? Cụ thể từng cảnh được miêu tả như thế nào? Nhận xét gì về màu sắc của cảnh vật?
HS nhận xét, phân tích.
? Từ những câu hỏi của Nhĩ và thái độ của Liên, người đọc cảm thấy hình như anh đã nhận ra điều gì về bản thân.
HS đọc lại những câu hỏi và câu miêu tả hành động của Liên ànhận xét?
? Qua 1 số cử chỉ và thái độ của Liên đối với chồng qua suy tư, tình cảm của Nhĩ đối với vợ, em có nhận xét gì về người phụ nữ này?
( Về phẩm chất và tình cảm)
HS phát hiện, đọc 1 số câu nói của Nhĩ và Liên.
? Vì sao Nhĩ lại khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông vào chính buổi sáng hôm ấy?
HS: Phân tích, suy luận phát biểu.
? Nhĩ nhờ con trai sang sông làm gì? ước vọng của anh có thành công không? Vì sao?
HS thảo luận.
Từ đó anh rút ra một quy luật nào nữa trong cuộc đời con người? Quy luật ấy được thể hiện ở những câu văn nào? Ngoài quy luật ấy còn quy luật gì khác? HS thảo luận.
?Phân tích hành động kỳ quặc của Nhĩ ở đoạn cuối cùng điều đó ý nghĩa gì?
HS đọc phân tích.
Hoạt động 3
? Em hiểu thế nào về nhân vật Nhĩ ?
? Chủ đề của truyện là gì?
? Những nét đặc sắc NT?
2.Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ.
-Cảnh vật được tả theo tầm nhìn của Nhĩ từ gần đến xa, tạo thành một không gian có chiều rộng: Từ những bông hoa bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng, đến vòm trời và sau cùng là bãi bội bên kia sông.
=>Cảm nhận tinh tế, cảnh vật vừa quen vừa lạ tưởng chừng như lần đầu tiên cảm nhận thấy tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
VD: Dòng sông màu đỏ nhạt.
Chùm hoa bằng lăng đậm sắc hơn
Vòm trời như cao hơn
Bờ bãi màu vàng thau xen màu xanh non
=>Bằng trực giác Nhĩ nhận ra mình chẳng còn sống được bao lâu nữa. Anh đang phải đối mặt với hoàn cảnh bi đát không còn lối thoát.
-Nhớ lại những ngày đầu quen, yêu rồi cười nhau, rồi những năm chhung sống, những ngày bệnh tật, Nhĩ càng thấu hiểu vợ với lòng biết ơn sâu sắcvà cảm động. Người đàn bà quê mùa đã trở thành người đàn bà thành thị nhưng tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo, chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa, từ sự hi sinh vô bờ và tình yêu thương ấy Nhĩ đã tìm thấy chỗ dựa, cái sức mạnh tinh thần chính là từ tổ ấm gia đình, từ tình yêu thương, thuỷ chung của người vợ tao khang.
-Khi chợt nhận thấy vẻ đẹp của cảnh vật rất đỗi bình dị và gần gũi, đồng thời biết mình sắp phải từ biệt cuộc đời, Nhĩ bỗng bừng lên khao khát đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Đó chính là sự thức tỉnh về giá trị bền vững, bình thường và sâu xa trong cuộc sống- những giá trị thường bị người ta bỏ qua, nhất là thời trẻ. Nhưng khi đã già, đã từng trải, đã bệnh nặng thì khát khao lại bừng lên, chen lẫn những ân hận xót xa. Càng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ trên thế gian mà nay lại không thể lên đó để bước đi trên bến sông quê, giẫm chân lên giải phù sa êm mịn của quê hương. Đây là niềm ân hận xót xa như có gì không phải với quê hương và tuổi trẻ của mình.
-Không tự mình sang sông được, Nhĩ chợt nảy ra sáng kiến nhờ con trai đi thay mình, cảm nhận thay mình. Nhưng đứa con không hiểu hàm ý của cha nên làm theo một cách miễn cưỡng và trên đường đi lại bị cuốn vào những trò chơi phá thế cờ ở ngay bên đường đề lỡ chuyến đò sang sông.
-Anh trầm ngâm suy nghĩ rút ra quy luật đời người: Thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình. Anh đã thế và bây giờ con anh cũng thế. Con anh khi nó già như anh có lẽ mới cảm nhậ thấy cái hấp dẫn ở bờ sông bên kia. Vài lần vòng vèo chùng chình đã hết một cuộc đời, và có nhiều cái đã không thể làm lại được. Con anh đã làm lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày thì ngày mai nó có thể sang sông. Nhưng còn anh thì không bao giờ cồn có thể tự mình sang sông được nữa.
-Một quy luật nữa được rút ra: Đó là sự cách biệt khác nhau giữa các thế hệ già - trẻ, cha – con. Họ là những người thân yêu ruột thịt của nhau nhưng đâu có hiểu nhau.Đó là quy luật đáng buồn, làm thế nào để các thế hệ thật hiểu nhau đem lại niềm vui cho nhau khi chưa muộn.
-Khi thấy con dò vừa chạm mũi vào bờ đất bên này sông, Nhĩ thu hết tàn lực đu mình nhô mình ra ngoài, giơ một cánh tay gầy khoát khoát như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó. Đó là một hành động kỳ qoặc nhưng lại có ý nghĩa:
+ Anh đang hối hả giục cậu con trai đang mải xem cờ thế, nhanh chân cho kkịp chuyến đò.
+ Thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương sống có ích, đừng la cà, chùng chình, dềnh dàng ở những cái vòng vèo vô bổ mà chúng ta rất dễ sa đà để dứt ra khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi, bền vững.
III.Tổng kêt:
Nội dung: Đây là một nhân vật tư tưởng chứ không phải là nhân vật số phận ( Tác giả không chú tâm tả rõ). Qua một tình huống đặc biệt của nhân vật, nhà văn đã gửi gắm nhiều quan sát, suy ngẫm, triết lý về cuộc đời và con người.
Nghệ thuật:
(Ghi nhớ sgk)
Hoạt động 4: Củng cố
Giáo viên nhấn mạnh nội dung bài học.
4.Giao nhiệm vụ:
-Làm bài tập ở phần luyện tập.
5.Rút kinh nghiệm:
Tiết 138 – 139 Ôn tập tiếng việt
I. Mục tiêu bài học:
Kiến thức:Hệ thống hoá kiến thức về: Khái niệm, các thành phần biệt lập, liên kết câu, liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý.
Tích hợp:các văn bản và tập làm văn đã học.
Rèn kỹ năng sử dụng các thành phần biệt lập, sử dung liên kết trong khi làm bài …
II. Chuẩn bị:
Ôn tập LT + Làm BT
Giáo viên:
Học sinh:
III. Tiến trình:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra: Kết hợp trong khi ôn tập
Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1
Hs đã chuẩn bị ở nhà
GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi theo sgk?
HS gọi yên các thành phần in đậm điền vào bảng tổng kết. Giáo viên gọi học sinh nhận xétà Kết luận.
GV gọi học sinh đọc đoạn văn của mình, chỉ ra câu chứa khởi ngữ và thành phần tình tháià Nhận xét bài của bạnàGv có thể đọc mẫu
Hoạt động 2
GV yêu cầu học sinh tìm hiểu các ví dụ sgk. Gọi tên các phép liên kết được thể hiện bằng các từ in đậm. Sau đó điền kết quả tìm được vào bảng tổng kết theo mẫu sgk
? HS chỉ ra sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn viết về truyện “Bến quê”( Từ liên kết, gọi tên các biện pháp liên kết). Giáo viên gọi một số học sinh khác nhận xét về bài của bạn.
-GV kết luận- sửa chữa.
Hoạt động 3
HS đọc truyện cười sgk.
? Hàm ý của câu in đậm là gì?
HS đọc đoạn hội thoại.
? Tìm hàm ý? Người nói tạo hàm ý bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?
I.Khởi ngữ và các thành phần biệt lập:
1.Gọi tên:
Khởi ngữ
Thành phần tình thái
Thành phần phụ chú
Thành phần gọi đáp cảm thán
2.Viết đoạn văn.
II.Liên kết câu và liên kết đoạn văn:
1.Gọi tên:
Phép nối:
Lặp từ vựng: Cô bé
Thế đại từ: Cô bé – nó.
2.Lập bảng tổng kết (Sgk)
3.Nhận xét phép liên kết sử dụng trong đoạn văn
III.Nghĩa tường minh và hàm ý:
1.Địa ngục mới là nơi giành cho các ông( Nhà giàu)
2.
a.Đội bóng huyện mình chơi không hayà Vi phạm phương châm quan hệ
b.Tôi chưa báo cho Nam và TuấnàVi phạm phương châm về lượng
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức
-Gv nhấn mạnh nội dung ôn tập
4.Giao nhiệm vụ
-Chuẩn bị cho bài luyện nói: Nghịi luận về một đoạn thơ, một bài thơ.
5.Rút kinh nghiệm:
Tiết 140 Luyện nói : NGhị luận về một đoạn thơ, bài thơ
I. Mục tiêu bài học:
Kiến thức: Ôn lại lý thuyết và kỹ năng của kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Tích hợp: Với các kiến thức về văn và tiếng việt đã học.
Rèn kỹ năng lập dàn ý và trình bày một vấn đề trước tập thể của học sinh.
Chuẩn bị dàn bài cho đề
trong sách giáo khoa
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
Học sinh:
III. Tiến trình:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh.
Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: I. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
Đề bài: Suy nghĩ về bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt.
Tìm hiểu đề:
Kiểu bài : Nghị luận về một bài thơ.
Vấn đề nghị luận: Tình cảm bà cháu.
Cách nghị luận: Xuất phát từ sự cảm thụ cá nhân đối với bài thơ, khái quát thành những thuộc tính tinh thần cao đẹp của con người.
2.Tìm ý:
Tình yêu quê hương nói chung trong các bài thơ đã học.
Tình yêu quê hương với nét riêng trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
Hoạt động 2: II. Luyện nói trên lớp:
HS trình bày các ý trong bài
GV gọi học sinh nhận xétàKết luận
Dẫn vào bài: Giới thiệu nhà thơ Bằng Việt và bài thơ Bếp Lửa
Nội dung nói:
-Hình ảnh đầu tiên được tác giả tái hiện là một hình ảnh bếp lửa ở làng quê Việt Nam thời thơ ấu : Một bếp lửa….nắng mưa.
+ Khai thác các từ: ấp iu, chờn vờn
-Kỷ niệm với những vẻ đẹp trong sáng, nguyên sơàsức sống trong tâm hồn Lên bốn tuổi ……còn cay.
-NHững kỷ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh bếp lửa: Tám năm ròng….đồng xa.
-Hình ảnh bếp lửa gắn với nhưng biến cố lớn của đất nướcàngọn lửa trở thành biểu tượng ánh sáng của niềm tin: Rồi sớm…tin dai dẳng.
-Hình ảnh bếp lửa trở thành biểu tượng của quê hương, đất nước, bà vừa là người nhen lửa vừa là người giữ lửa: Lận đận ….bếp lửa.
-Nhà thơ rút ra bài học đạo lý về mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại : Giờ cháu….lên chưa?
Hoạt động 3: Củng cố
Gv khái quát nội dung bài học
4.Giao nhiệm vụ:
Viết hoàn chỉnh cho đề bài trên
Soạn: Những ngôi sao xa xôi
5.Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Tiet 136 137 Ben que.doc