Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 156: Con chó bấc

A. Kết quả cần đạt:

 1. Kiến thức:

 Giúp học sinh hiểu được Lân- đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này.

 2. Tích hợp: với các văn bản đã học viết về loài vật: Chó sói và cừu non (lớp 9), Bài học đường đời đầu tiên (lớp 6), Nhớ rừng (lớp 8) với phần Tiếng Việt ở tiết Kiểm tra, với phần Tập làm văn ở bài Luyện viết Hợp đồng và Chương trình địa phương.

 3. Kĩ năng:

 Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật- những con chó, đặc biệt là con chó Bấc.

 4. Thái độ, tình cảm:

 Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thương loài vật.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 156: Con chó bấc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Bài 31 Tiết 156 Văn học CON CHÓ BẤC (Trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã) G.V. Lân-đơn A. Kết quả cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được Lân- đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này. 2. Tích hợp: với các văn bản đã học viết về loài vật: Chó sói và cừu non (lớp 9), Bài học đường đời đầu tiên (lớp 6), Nhớ rừng (lớp 8)… với phần Tiếng Việt ở tiết Kiểm tra, với phần Tập làm văn ở bài Luyện viết Hợp đồng và Chương trình địa phương. 3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật- những con chó, đặc biệt là con chó Bấc. 4. Thái độ, tình cảm: Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thương loài vật. B. Thiết kế bài dạy- học: Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra bài cũ 1. Nhận xét khái quát về diễn biến tình cảm và tâm trạng của 3 nhân vật: Xi- mông, Blăng- sốt, Phi- lip. 2. Minh họa theo trí tưởng tượng chân dung một trong ba nhân vật. Hoạt động 2: Dẫn vào bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Các em hãy kể tên những văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS viết về loài vật. - GV nhận xét, bổ sung và nói lời dẫn. - Lời dẫn: Đề tài viết về động vật vốn đã xuất hiện từ lâu trong văn học thế giới. Và đặc biệt là loài chó. Điều này cũng dễ hiểu vì chó là một trong những loài vật sớm được con người đồng hóa. Từ Hôme, hình ảnh con chó trung thành đã xuất hiện trong sử thi Ôđi xê. Con chó đó được Uylitxơ tự tay chăm sóc và nuôi nấng. Song từ khi ông xa nhà để tham gia cuộc chiến tranh thành Tơroa thì những người ở nhà đã quên đi sự hiện diện của con chó. Con chó vẫn trung thành với người chủ cũ, nó vẫn chờ đợi. Tới khi đã già, hai mắt đã mù, con chó vẫn chờ cho tới khi Uylitxơ trở về dưới dạng một người hành khất, thì con chó lúc này đã mù những vẫn nhận ra chủ. Nó chồm lên hôn vào đôi chân chủ rồi lăn ra chết. Có thể kể nhiều ví dụ về chó nữa, song có thể nói chó là một loài vật đặc biệt sống rất có tình cảm. Vì thế nó bước vào văn học như một nhân vật đặc biệt. Con chó Bấc trong tiểu thuyết của Giắc Lânđơn mà chúng ta sắp học thuộc loại này. HS nêu tên văn bản và và tác giả. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả- tác phẩm Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt Dựa vào phần chú thích tong SGK, em hãy cô biết đôi nét về tác giả Giăc Lơnđơn? - GV cho HS xem tranh và bổ sung kiến thức: Giăc Lơnđơn tên thật là Giên Griphit Lơnđơn, sinh ngày 12/1/1876 tại Xan Phranxixcô. Ông có một tuổi thơ đầy vất vả và phải làm nhiều việc để kiếm sống nên sớm có những nhận thức tiến bộ và sớm nuôi dưỡng niềm đam mê đối với văn chương. Em cho cô biết văn bản “Con chó Bấc” được trích từ tác phẩm nào? Và tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm đó. - GV hướng dẫn HS cách đọc. - GV đọc mẫu đoạn 1. - Gọi 2 HS đọc tiếp. - Gọi 1 HS kể tóm tắt. - GV cho HS tự nhận xét và GV nhận xét. Em hãy cho cô biết tác phẩm thuộc thể loại gì và vị trí của đoạn trích trong tác phẩm? Theo em, đoạn trích được chia làm mấy phần và nêu nội dung chính từng phần? Vì sao tác giả lại chia đoạn như vậy? - GV nói lời chuyển ý: Để tìm hiểu rõ về tình cảm của nhân vật đặc biệt này, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích đoạn trích này theo hệ thống bố cục vừa xác định HS đọc, trả lời. - HS trả lời. - HS lắng nghe và theo dõi. - HS đọc. - HS kể. - HS nhận xét. - HS trả lời. - HS trả lời. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Giăc Lơnđơn (1876- 1916). - Người Mĩ, trải qua cuộc đời vất vả và sớm tiếp cận với tư tưởng CNXH. - Các tác phẩm tiêu biểu: Tiếng gọi nơi hoang dã (1903), tiểu thuyết tự thuật Mactin Eđen (1909), Gấu biển (1904), Nanh trắng (1906)… 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: - “Con chó Bấc” trích từ tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”. b. Đọc: - Đọc- kể tóm tắt: thể hiện giao lưu tình cảm giữa người và chó, chó và người nồng nàn, đầy yêu thương. c. Chú thích: d. Thể loại: - Tiểu thuyết (7 chương). - Đoạn trích thuộc chương 6 “Tình yêu thương đối với con người”. e. Bố cục: chia 3 phần - Đoạn 1: mở đầu. - Đoạn 2: tình cảm của Thooc- tơn đối với Bấc. - Đoạn 3, 4, 5: tình cảm của Bấc đối với Thooc- tơn. → Nội dung chủ yếu của đoạn trích, như đầu bài đã chỉ rõ là muốn miêu tả tình cảm của con chó Bấc đối với chủ. Nhưng trước đó, sau đoạn mở đầu, tác giả lại dùng một đoạn nói về tình cảm của chủ với Bấc. Đây là một dụng ý nghệ thuật. Bởi đó chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình cảm đặc biệt của chó với người. Hoạt động 5: Hướng dẫn phân tích chi tiết Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt Dựa vào phần mở đầu đoạn trích các em cho cô biết Thooc tơn có phải là ông chủ đầu tiên của Bấc không? Và với Bấc, đó liệu có phải là những người chủ lí tưởng không? - GV nói lời dẫn: Thooc tơn không phải ông chủ đầu tiên của Bấc. Trước anh, Bấc đã qua tay nhiều người như ông thẩm phán Milơ, Pêrôn, Phơrăngxoa, anh chàng người lai Êcôt… Nhưng phải đến Thooc tơn, Bấc mới gặp được ông chủ lí tưởng. Tại sao lại có thể khẳng định như vậy? Tác giả đã chứng minh anh là ông chủ lí tưởng của Bấc như thế nào? Là một con chó thông minh, Bấc nhận ra tình cảm của Thooc tơn- ân nhân và cũng là người chủ lí tưởng của nó. Em hãy tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm của Thooc tơn với con chó Bấc? Tình cảm của Thooc tơn càng biểu hiện rõ rệt hơn khi anh kêu lên “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!” Em có cảm nhận gì khi đọc đến chi tiết này? - GV nói lời bình: Tình thương yêu đó đã tạo ra sức mạnh cảm hóa đàn chó, biến lũ chó hoang dữ tợn thành những con vật có nghĩa có tình, sống thủy chung, hiền lành, biết giúp đỡ phụ trợ cho chủ nhân của nó. Tình thương yêu của con người có sức mạnh chuyển hóa muôn loài, khiến cho những loài vật hung dữ nhất cũng phải quy phục. Đồng thời tình thương yêu đó còn là sức mnạh để nối kết con người lại với nhau. - GV nói lời dẫn chuyển ý: Và chắc chắn, tình cảm và cách đối xử đặc biệt của Thooc tơn sẽ được đền đáp xứng đáng. Bởi vì Bấc đặc biệt tinh khôn và cũng đặc biệt tình nghĩa. Tại sao trong đoạn đầu, tác giả lại so sánh những ngày Bấc sống trong gia đình thẩm phán Milơ với lúc này sống với Thooc tơn? ( So sánh để làm nổi bật tình cảm hiện nay của Bấc). - GV nói lời bình: Từ trước đến nay nó đã trải qua nhiều ông chủ, kể từ khi nó bị bắt cóc để đưa lên cùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết song chưa có ai thực sự yêu thương nó cả. Dường như con chó Bấc cũng hiểu rằng những tình cảm mà nó đã gặp kia chỉ là thứ tình bạn được trả tiền, được đo bằng tiền, nói cách khác là nó được trị giá bao nhiêu đấy, chứ không phải được coi là một con vật có tình cảm đặc biệt. Tình cảm của nó và các chủ nhân tước đây là tình cảm có giới hạn, có khoảng cách. Nhưng với Thooc tơn, Bấc có “một tình thương yêu thật sự nồng nàn, sôi nổi, nồng cháy, tôn thờ và cuồng nhiệt”. Tình cảm đó được biểu hiện rất rõ qua đoạn 3,4,5. Hãy so sánh các biểu hiện tình cảm của Bấc với Nich và Xơ kit. Từ đó rút ra nhận xét về tình cảm của Bấc. - Hình thức: thảo luận nhóm, mỗi tổ 1 nhóm. - Thời gian: 4 phút. - Đại diện nhóm trình bày, trong nhóm bổ sung, tự nhận xét và nhóm khác nhận xét. - HS trả lời. - HS nghe. - HS tìm, liệt kê và khái quát. - HS tìm, liệt kê và nhận xét. - HS nêu cảm nhận. - HS trả lời. - HS thảo luận và trả lời. II. Tìm hiểu nội dung văn bản: 1. Tình cảm của Thooc- tơn với Bấc: a. Ông chủ lí tưởng: - Chỉ riêng Thooc tơn với bản tính nhân hậu hiếm có, chẳng những đã cứu sống Bấc, mua lại Bấc, đối xửa với Bấc thật tận tình, kảh ái cho đến khi anh qua đời. - Thooc tơn đối xử với những con chó kéo xe của anh, đặc biệt với Bấc “như thể chúng là con cái của anh vậy”. → Trong ý nghĩ, trong tình cảm, dường như anh xem xem chúng như người, như bạn bè, như người thân của anh, cùng làm việc, cùng chịu đựng gian khổ để đạt mục đích cuối đời. - So sánh với những ông chủ khác trước đó: + Chăm sóc vì nghĩa vụ (đã nuôi thì phải chăm sóc). + Chăm sóc vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận: đó chính là một trong những công cụ đắc lực để tìm vàng nơi tuyết băng lạnh giá (kéo xe trượt tuyết). → Thooc tơn không chỉ là ân nhân cứu mạng mà còn là ông chủ lí tưởng của Bấc. b. Các biểu hiện tình cảm của Thooc tơn: - Chào hỏi thân mật, nói lời vui vui vẻ, trò chuyện tầm phào với chó (như với con cái, hay bạn bè mình): túm chặt lấy đầu Bấc, rồi dựa vào đầu mình, rồi đẩy tới đẩy lui. - Khe khẽ thốt lên tiếng rủa rủ rỉ, âu yếm như cha mẹ nựng con, chứ không phải là những tiếng quát tức giận. - Tình cảm này biểu hiện càng rõ khi anh thốt lên, trân trọng: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói!” thể hiện tình cảm ngạc nhiên, yêu thương vô hạn nồng nàn của một ông chủ đối với con chó của mình. -Thương yêu, đối xử với Xơ kit và Ních bằng một sự thương yêu chân thành. →Anh là một chỗ nương tựa hoàn toàn đáng tin. → Đó như tình cảm giữa con người với con người, giữa bạn bè thân thiết với nhau, giữa cha và con. 2. Tình cảm của Bấc với Thooc tơn: * Tình cảm với gia đình Milơ: - “Tình bạn trịnh trọng và đường hoàng”. - Sống cuộc sống an nhàn, cô cậu ông bà chủ giàu có, bệ vệ. → Bấc cảm thấy ngang hàng với họ “cùng hội cùng phường”. * Tình cảm với Thooc tơn: Tên chó Những biểu hiện tình cảm Nhận xét Xơ kít Thọc mũi vào dưới bàn tay của Thooc tơn rồi hích, hích mãi cho đến khi được vỗ về. Nũng nụi, vì vốn là một cô nàng chó. Đơn giản, đơn điệu. Ních Chồm lên, tì cái đầu to tướng lên đầu gối Thooc tơn. Mạnh mẽ nhưng cũng đơn giản, đơn điệu và có phần suồng sã. Bấc - Tỏ tình cảm, sung sướng, ngây ngất mỗi khi được chủ ôm đầu rủ rỉ rủa yêu: bật vùng dậy, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt ra lời, cứ như vật đứng yên bằng hai chân trong tư thế bất động khoái cảm vô tận. - Há miệng cắn vờ vào tay, ép mạnh răng vào tay chủ như là cử chỉ vuốt ve đầy thương mến. - Không săn đón mà tôn thờ chủ một cách toàn tâm toàn ý, thiêng liêng, sùng kính, hết lòng hết sức bảo về. Khi thì nằm phục dưới chân chủ hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn mặt chủ, chăm chú quan sát từng nét nhỏ thay đổi trên khuôn mặt chủ: khi lại nằm xa hơn một quãng quan sát từng cử động nhỏ của chủ. Và mối giao cảm không lời giữa người chủ và vật nuôi bộc lộ qua mắt ngời lên và tỏa rạng. - Sợ ám ảnh bị mất Thooc tơn, anh sẽ đột nhiên biến mất khỏi cuộc đời nó như những ông chủ trước đó (và sự thật đúng như vậy, chỉ ít lâu sau, khi Bấc mải bỏ đi theo bạn tình mấy hôm, trở về lều thì Thooc tơn đã bị chết thảm). Giữa đếm, nó vùng dậy, trườn qua cái lạnh giá đến đứng trước lều lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ. - Tình cảm rất phong phú và đặc biệt sâu sắc vừa thương yêu, vừa tôn thờ vừa kính ngưỡng, biết ơn, thần phục tuyệt đối. - Bấc quả có tâm hồn khác và hơn hẳn những con chó khác. - Tất nhiên không phải đối với chủ nào Bấc cũng có thái độ, tình cảm như vậy. Hoạt động 6: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt Gọi HS đọc ghi nhớ. Vậy qua bài học ngày hôm nay, các em rút ra bài học gì cho bản thân về cách đối xử với loài vật nào? Em có nhận xét gì về việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa trong đoạn trích. So sánh với các tác phẩm của Laphôngten, Tô Hoài? - Laphôngten, Tô Hoài: cho nhân vật- động vật nói tiếng người, xưng “tôi”. - G. Lơnđơn: + “họng rung lên những âm thanh không thốt lên lời”. + “Hầu như biết nói” → Qua nhân vật người kể chuyện, Bấc như có suy nghĩ, có tâm hồn, biết lo sợ. - HS đọc và trả lời. - HS trả lời. III. Tổng kết: 1. Nội dung: Đoạn trích bộc lộ những nhận xét tinh tế của tác giả về con chó Bấc đồng thời thể hiện tình cảm của tác giả với loài vật. 2. Nghệ thuật: - Không sử dụng nhân hóa một cách triệt để. Chỉ qua lời kể chuyện xũng đã bộc lộ “tâm hồn” của con chó Bấc. - Nhà văn đứng ngoài quan sát miêu tả chứ không nhập vào nhân vật, đống vai nhân vật. - Truyện vẫn rất sinh động, chân thật, nhờ tài năng quan sát, vốn hiểu biết và tình cảm của tác giả với loài vật. Hoạt động 7: Dặn dò Học bài , viết đoạn văn nghị luận về vấn đề cách cư xử với vật nuôi. Soạn bài “Bắc Sơn”.

File đính kèm:

  • docTiet 156 Van hoc Con cho Bac.doc