A. Mục tiêu bài học: HS
- Hiểu thêm về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du và sự đồng cảm của tác giả với những tâm hồn trẻ tuổi qua đoạn trích này.
- Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích. Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân. Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.
- Bồi đắp tình yêu thiên nhiên, nhất là thời điểm mùa xuân.
B. Chuẩn bị
- GV: Tích hợp với “Truyện Kiều của Nguyễn Du”, “ Miêu tả trong văn tự sự”
- HS: Soạn bài trước ở nhà
C- Tổ chức các hoạt động dạy học
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2630 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 31: Cảnh ngày xuân (Trích "Truyện Kiều" - Nguyễn Du), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31 Cảnh ngày xuân
( Trích " Truyện Kiều" - Nguyễn Du)
A. Mục tiêu bài học: HS
- Hiểu thêm về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du và sự đồng cảm của tác giả với những tâm hồn trẻ tuổi qua đoạn trích này.
- Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích. Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân. Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.
- Bồi đắp tình yêu thiên nhiên, nhất là thời điểm mùa xuân.
B. Chuẩn bị
- GV: Tích hợp với “Truyện Kiều của Nguyễn Du”, “ Miêu tả trong văn tự sự”
- HS: Soạn bài trước ở nhà
C- Tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
? Vẻ đẹp của TK được miêu tả ở những phương diện nào? Tại sao tác giả lại miêu tả TV trước, TK sau?
3. Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Hướng dẫn đọc: chậm rãi, khoan thai
- Đọc mẫu, gọi đọc, nhận xét
- Yêu cầu HS giải thích một số chú thích.
? Đoạn trích ở vị trí nào của t/p.
? PTBĐ chính.
? Bố cục của đoạn trích.
- Bổ sung
? Các sự việc được miêu tả theo trình tự nào.
- Gọi hs đọc 4 câu thơ đầu
? Khung cảnh mùa xuân được gợi tả qua những hình ảnh nào, qua những caai thơ nào
- Gợi ý: đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời, cảnh vật
? Từ ngữ nào gợi màu sắc bức tranh mùa xuân, nhận xét màu sắc
? Câu thơ thứ 2 cho biết thời gian nào của mùa xuân, thời gian đó khí trời ntn
? Cảnh vật nào được tác giả khắc họa trong bức tranh mùa xuân
? Em cảm nhận gì về từ "tận" và từ " điểm"
? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu, nhận xét từ ngữ
? Nhận xét bức tranh mùa xuân
- Bổ sung
* Bình: những câu thơ gợi tả bức tranh thiên nhiên hay nhất trong "Truyện Kiều"
? Tác giả là người có tâm hồn ntn, tình cảm của tác giả với thiên nhiên.
- Gọi hs đọc 8 câu thơ tiếp
? Khung cảnh lễ hội được diễn ra vào thời gian nào, tiết trời ra sao
? Trong tiết thanh minh diễn ra những hoạt động gì, hoạt động nào diễn ra trước, tìm từ ngữ miêu tả từng hoạt động
? Cảnh hội được miêu tả qua những hình ảnh thơ nào. Tác giả dùng những từ loại nào và tác dụng.
? Nhận xét về từ ngữ, BPNT.
? Khung cảnh lễ hội được miêu tả ntn
- Bổ sung
? Thái độ tác giả trước truyền thống văn hóa của dân tộc
- Bổ sung
- Gọi hs đọc 6 câu thơ cuối
? Khung cảnh diễn ra vào thời gian nào, tìm câu thơ thể hiện
? Hình ảnh chị em TK và khung cảnh chiều xuân được miêu tả qua những câu thơ nào.
? Tìm những từ ngữ miêu tả hoạt động, trạng thái của con người và cảnh vật.
? Cảm nhận về những hoạt động ấy?
? Tìm những từ ngữ miêu tả tâm trạng của chị em TK ? Nhận xét về tâm trạng.
? Chỉ ra biện pháp nt
? Cảm nhận chung về khung cảnh mùa xuân trong 6 câu cuối.
- Bổ sung
? Nêu đặc sắc trong NT tả cảnh và sử dụng từ ngữ của ND.
? Cảnh mùa xuân hiện ra ntn.
- Bổ sung, gọi hs đọc ghi nhớ
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
. Đọc
. Giải thích dựa SGK
2. Tìm hiểu chung về VB
- Vị trí đoạn trích: phần đầu tác phẩm (sau đoạn miêu tả chị em Thuý Kiều, từ câu 39-> 56)
- PTBĐ : miêu tả
* Bố cục:
- P1 (4 câu): Khung cảnh mùa xuân
- P2 (8 câu): Khung cảnh lễ hội
- P3(6 câu): Cảnh chị em TK du xuân trở về
- Trình tự sự việc được miêu tả theo thời gian
II. Phân tích
1. Khung cảnh mùa xuân
. Đọc, TL
- Ngày xuân con én đưa thoi/ Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi/ Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
- Màu sắc: xanh, trắng -> hài hòa tuyệt diệu
- Thời gian: sang tháng thứ 3 của mùa xuân -> khí trời trong sáng
- Cảnh vật: cỏ non xanh, cành lê trắng
+ "Tận" - gợi sự mênh mông vô tận; cỏ non xanh tận- làm nền cho mùa xuân
+ "Điểm" - gợi sự ít ỏi, góp hồn cho bức tranh xuân; cành lê trắng điểm - tâm điểm của bức tranh xuân
(+) NT: từ ngữ chọn lọc, tinh tế; bút pháp gợi và tả giàu chất tạo hình; hình ảnh thơ chọn lọc
=> Vẻ đẹp mùa xuân được khắc họa qua cái nhìn của nhân vật trước ngưỡng cửa tình yêu hiện ra: mới mẻ, tràn đầy sức sống, tinh khôi, có hồn, gợi cảm, tươi sáng, thanh khiết
- Tác giả: có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên
2. Khung cảnh lễ hội:
. Đọc, TL
- Thanh minh: tiết trời trong trẻo
- Lễ: đi tảo mộ, viếng mộ, quét tước và sửa sang phần mộ, đốt tiền vàng cho người đã khuất...
- Hội: chơi xuân ở chốn đồng quê
+ Yến anh, chị em, tài tử, giai nhân (DT)-> gợi sự đông vui
+ Sắm sửa, dập dìu (ĐT)-> gợi tả sự rộn ràng, náo nhiệt
+ Gần xa, nô nức (TT)-> tâm trạng vui mừng, náo nức.
(+) NT: gợi và tả;sử dụng từ láy; so sánh, ẩn dụ (yến anh)
=> Khung cảnh lễ hội: đông vui, tấp nập, rộn ràng, đậm dà bản sắc dõn tộc.
- Tác giả: trân trọng giá trị văn hoá cổ truyền
3. Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về
. Đọc, TL
- Thời gian: buổi chiều tà
. TL
- Hoạt động: dan tay, bước dần, lần xem, thanh thanh, nho nhỏ...
-> Chuyển động nhẹ nhàng, nhạt dần, lặng dần
- Tâm trạng: thơ thẩn, nao nao
-> Bâng khuâng, xao xuyến
(+) NT: sử dụng từ láy, tả cảnh ngụ tình
=> Cảnh vật vẫn mang vẻ đẹp của mùa xuân: nhưng đượm buồn và mang tâm trạng con người
III. Tổng kết
NT
ND
* Ghi nhớ/ 87
. Đọc
4. Củng cố
? Cảnh mùa xuân được miêu tả trong VB ntn
? Em học được điều gì từ NT tả cảnh của Nguyễn Du trong VB.
5. Hướng dẫn học tập
- Nắm vững nội dung bài
- Học thuộc đoạn trích
- Chuẩn bị bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích
+ Đọc bài, soạn bài
+ Tìm hiểu tâm trạng Kiều được miêu tả trong đoạn trích
File đính kèm:
- tiet 31.doc