I. MỤC TIÊU: Giúp hs:
1. Kiến thức:
- Hs biết được sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Hs hiểu vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng:
- Hs thực hiện được: phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
- Hs thực hiện thành thạo: kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
3. Thái độ:
Giáo dục Hs có ý thức trong cách viết văn bản có kết hợp các phương thức biểu đạt, thể hiện cảm xúc của mình một cách tự nhiên hợp lí.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 18528 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 33: Miêu tả trong văn bản tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7 - Tiết 33
Tuần 7
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU: Giúp hs:
1. Kiến thức:
- Hs biết được sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Hs hiểu vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng:
- Hs thực hiện được: phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
- Hs thực hiện thành thạo: kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
3. Thái độ:
Giáo dục Hs có ý thức trong cách viết văn bản có kết hợp các phương thức biểu đạt, thể hiện cảm xúc của mình một cách tự nhiên hợp lí.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Tìm hiểu các yếu tố miêu tả trong văn tự sư.
Luyện tập.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nghiên cứu bài, soạn bài, bảng phụ.
2. Học sinh: Vở bài soạn, soạn bài, dụng cụ học tập.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
2/ Kiểm tra miệng:
Không kiểm tra vì tiết trước trả bài tập làm văn số 1.
Gv kiểm tra vở soạn của hs.
3/ Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: (1 phút) Vào bài: Hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu bài miêu tả trong văn bản tự sự.
* Hoạt động 2: (15 phút) Tìm hiểu các yếu tố miêu tả trong văn tự sự.
- Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn trích sgk / 91 và hướng dẫn các em trả lời câu hỏi.
? Qua phần đọc, em hãy cho biết đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
-> Tích hợp với văn bản: Hoàng Lê nhất thống chí.
? Trong đoạn trích này đã kể về trận đánh nào?
- Trận đánh đền Ngọc Hồi.
? Trong trận đánh ấy, nhân vật Quang Trung đã làm gì?
- Vua Quang Trung làm tổng chỉ huy và lên kế hoạch tiến đánh.
- Hình ảnh vua Quang Trung cỡi voi đánh giặc thật oai phong, lẫm liệt.
? Em hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích trên?
- Thảo luận theo bàn: 3 phút. Sau thời gian qui định, gọi học sinh trả lời- cho nhận xét bổ sung hoàn chỉnh.
? Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện các đối tượng nào?
- Sự toàn thắng của quân Tây Sơn và sự đại bại của quân đội nhà Thanh.
* Cho học sinh đọc các sự việc ở phần c/91.
? Kể lại đoạn trích trên, đã đảm bảo mấy sự việc chính?
- Bốn sự việc.
? Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật Quang Trung có nổi bật không? Trận đánh có sinh động không? Vì sao?
- Cho học sinh giải thích theo cách hiểu của mình.
- GV: Chưa làm rõ sự việc diễn ra như thế nào-> không sinh động.
? Em hãy so sánh đoạn trích trên với các sự việc chính đã nêu: xem đoạn nào nổi bật nhân vật, sự việc hơn? Nhờ có yếu tố nào?
? Qua việc phân tích ví dụ trên: cho biết yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn bản tự sự?
-> Học sinh trả lời, giáo viên chốt kiến thức phần ghi nhớ, cho một em đọc lại.
* Hoạt động 3: (20 phút) Luyện tập.
? Xác định yêu cầu của bài tập 1-2-3?
- Bài tập 1: Tìm yếu tố miêu tả-> phân tích.
- Bài tập 2,3: Rèn kĩ năng viết đoạn văn có yếu tố miêu tả.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 1.
- GV nhận xét cho điểm.
* Chú ý: khi viết có các yếu tố sau:
- Kể về việc chị em Kiều đi chơi trong tiết thanh minh.
- Tả cảnh mùa xuân.
-> Sau khi học sinh viết đoạn văn, cho một số em đọc bài làm của mình - có nhận xét, khuyến khích các bài làm sáng tạo.
I/ Tìm hiểu các yếu tố miêu tả trong văn tự sự
1. Đọc đoạn văn:
2. Trả lời câu hỏi:
a. Quang Trung chỉ huy các tướng sĩ đánh đồn Ngọc Hồi.
b. Các chi tiết miêu tả:
- Nhân có gió bấc… hại mình.
- Quân Thanh… mà chết.
- Quân Tây Sơn… đại bại.
…
-> Trận đánh thêm sinh động nhờ có yếu tố miêu tả.
- Yếu tố miêu tả làm cho lời kể trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn.
* Ghi nhớ : Sgk/92
II. Luyện tập:
BT1.Yếu tố miêu tả:
a. Tả người:
- Vân xem… màu da.
- Kiều …kém xanh.
b. Tả cảnh:
- Cỏ non… bông hoa.
- Tà tà…bắc ngang.
-> Văn bản thêm sinh động giàu chất thơ.
BT2 :Viết đoạn văn kể việc chị em Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày thanh minh.
BT3 : Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều bằng lời văn của mình.
4/ Tổng kết:
1. Vai trò của yếu tố miêu tả trong VBTS là gì?
=> Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
2. Đoạn văn sau đây có sử dụng yếu tố miêu tả không? Nếu có hãy chỉ ra yếu tố miêu tả đó? Tác dụng?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.
=> Có sử dụng yếu tố miêu tả. Làm cho nỗi khổ tâm của lão Hạc được thể hiện rõ trên khuôn mặt.
5/ Hướng dẫn học tập:
- Đối với bài học tiết này:
+ Học thuộc nội dung bài.
+ Hoàn thành bài tập trong sgk.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Chuẩn bị giấy kiểm tra.
+ Xem lại cách làm bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả. Tiết sau viết bài tập làm văn số 2 về văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
V. Phụ lục:
VI. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tiet 33 mieu ta trong van ban tu su.doc