Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 51, 52 - Bài 11: Đoàn thuyền đánh cá (Hhuy Cận)

*MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh :

- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên , vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả tạo hình ảnh đẹp trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá “.

- Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích nghệ thuật bài thơ .

* CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :

* Chuẩn bị của giáo viên:

 - Đèn chiếu , giấy trong , bảng phụ , tranh ảnh minh hoạ

*Chuẩn bị của học sinh:

 - Đọc văn bản , soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn trong sách giáo khoa .

* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2512 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 51, 52 - Bài 11: Đoàn thuyền đánh cá (Hhuy Cận), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Tiết 51-52 Bài 11 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ ( Huy Cận ) Soạn: 26/10/2008 *MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh : - Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên , vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả tạo hình ảnh đẹp trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá “. - Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích nghệ thuật bài thơ . * CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : * Chuẩn bị của giáo viên: - Đèn chiếu , giấy trong , bảng phụ , tranh ảnh minh hoạ *Chuẩn bị của học sinh: - Đọc văn bản , soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn trong sách giáo khoa . * TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1- Ổn định tổ chức 2- Kiểm tra bài cũ: - Nêu những hiểu biết của em về hình ảnh những chiếc xe không kính , ngườichiến sĩ lái xe Trường Sơn. - Đọc thuộc lòng bài thơ. 3- Tổ chức các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Đọc - tìm hiểu chú thích @ Học sinh đọc chú thích SGK @ Giói thiệu về đôi nét về tác giả , tác phẩm . @ Hướng dẫn HS đọc: GV đọc mẫu , gọi HS đọc . @ Bố cục của bài thơ gồm có mấy phần? Nêu ý chính từng phần ? @ Đọc chú thích , dựa theo chú thích trả lời câu hỏi . @ Một HS đọc văn bản, xác định bố cục, nêu ý chính của mỗi phần . I/ Tìm hiểu chung : 1/ Tác giả : Nhà thơ 2 thời kỳ 2/ Tác phẩm : Trích trong tập thơ “ Trời mỗi ngày lại sáng” 3/ Bố cục : 3 phần Cảnh ra khơi @ Hai câu thơ đầu tả cảnh gì ? Cảnh biển được miêu tả vào thời điểm nào ? Cảnh mặt trời lặn, cảnh biển rộng lớn trong buổi hoàng hôn @ Câu thơ sử dụng nghệ thuật gì ? GV Chốt -bình : @ Cảnh đoàn thuyền ra khơi như thế nào? @ Chuyển ý : Tâm sự người đánh cá gửi gắm qua tiếng hát phấn khởi ra đi mong chờ đánh bắt nhiều cá . Biển về đêm càng đẹp càng lộng lẫy hơn @ Đọc diễn cảm hai khổ thơ đầu ,suy nghĩ trả lời câu hỏi . @ Nghệ thuật so sánh + nhân hoá @ Tấp nập , niềm vui trong lao động II/ Phân tích : 1/ Cảnh ra khơi - So sánh nhân hoá cảnh đại dương rộng lớn trong buổi hoàng hôn - Không khí lao động khẩn trương , phấn khởi Cảnh đánh cá : @ Gọi HS đọc 4 khổ giữa @ Những hình ảnh nào diễn tả sự giàu có của biển khơi ? Cá thu ... cá song lấp lánh : Thiên nhiên ưu đãi con người bằng sự liên tưởng , cá thu nhiều như đoàn thoi ; cá đi trên biển là dệt biển , cá vào lưới là dệt lưới @ Theo em tại sao tác giả tập trung tả ánh sáng và màu sắc của cá ? Sự giàu có của biển , vẻ đẹp của cá làm cho thiên nhiên thêm rực rỡ , tăng vẻ đẹp của người lao động @ Cảnh lao động trên biển được miêu tả đặc sắc , rõ nét qua những khổ thơ nào ? @ Phân tích hình ảnh thơ ? Cuộc đọ sức giữa người và thiên nhiên, ca ngợi tài năng lao động của người lao động @ Lời hát trong câu thơ : “ Ta hát bài ca gọi cá vào “ biểu hiện điều gì ? Niềm vui trong lao động nhìn lạc quan , thể hiện tấm lòng yêu biển , yêu thiên nhiên @ HS đọc bốn khổ thơ giữa. @ Thảo luận nhóm @ Suy nghĩ trả lời @ Khổ 3,4,5 @ Suy nghĩ trả lời @ Suy nghĩ trả lời 2/ Cảnh đánh cá : - Thái độ ung dung tự tin của người lao động - Ca ngợi tài năng lao động , vẻ đẹp hào hùng của người lao động và niềm vui của họ trong lao động . - Thể hiện tấm lòng yêu biển , yêu thiên nhiên Cảnh trở về : @ “ Câu hát ... khơi “ nhưng câu hát này có gì khác với câu hát ở đoạn đầu ? @ Con người lao động hiện ra như thế nào ? @ Hoạt động độc lập, trả lời câu hỏi . @ Thành quả lao động rực rỡ , mơ ước thành hiện thực @ Hào hùng , ngang tầm biển cả 3/ Cảnh trở về : - Thành quả lao động rực rỡ - Vẻ đẹp hào hùng của người lao động , con người và thiên nhiên hoà hợp nhau Tổng kết @ Qua những bức tranh thiên nhiên và con người lao động , em có nhận xét gì về cái nhìn và cảm xúc của tác giả trước vũ trụ , đất nước ? @ Gọi HS đọc ghi nhớ trang 142 @ Suy nghĩ trả lời @ HS đọc ghi nhớ III/ Tổng kết : Con người và thiên nhiên hoà hợp trong sức sống của một ngày mới Ghi nhớ: SGK/142 Hướng dẫn học ở nhà : + Học thuộc lòng bài thơ + Làm bài tập 1 Tuần: 11 Tiết 53 Bài 11 TỔNG KẾT TỪ VỰNG Soạn: 27/10/2008 * MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh - Nắm vững hơn và biết vận dụng kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 ( Từ tượng thanh và từ tượng hình, một số phép tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói qua, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ ) * CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : Chuẩn bị của thầy: -Bài tập bổ trợ và đèn chiếu . Chuẩn bị của trò: - Soạn bài . * TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1- Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ : Nhắc lại những kiến thức đã ôn ở tiết trước . 3- Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ôn khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình @ Thế nào là từ tượng thanh , từ tượng hình ? Cho ví dụ ? , Vd : Rón rén , hì hục ... , Từ tượng thanh : Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên , của con người . Vd : ầm ầm , ào ào , róc rách ... ) @ GV hướng dẫn HS làm bài tập 2,3 mục I SGK I/ Từ tượng thanh và từ tượng hình: 1/ Khái niệm : Từ tượng hình : Những từ có khả năng gợi hình ảnh , dáng vẻ , trạng thái của sự vật 2/ Bài tập : a/ Những tên loài vật là từ tượng thanh : Mèo , bò , tắc kè , (chim ) cu ... b/ Từ tượng hình : Lốm đốm , lê thê , loáng thoáng , lồ lộ : Miêu tả hình ảnh đám mây một cach cụ thể , sống động . Ôn tập khái niệm về một số phép tu từ . @ Thế nào là phép so sánh, ẩn dụ , nhân hoá , hoán dụ , nói quá, nói giảm , nói tránh ? Chi ví dụ ? ( Chia lớp làm 3 nhóm , mỗi nhóm thảo luận , trình bày khái niệm 3 phép tu từ từ vựng và cho ví dụ minh hoạ , GV nhận xét bổ sung ) @ Gọi HS đọc bài tập 2,3 mục II SGK @Xác định yêu cầu của bài tập II/ Một số phép tu từ : 1/ Khái niệm : So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ . 2/ Bài tập : * Phân tích những nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ trong truyện Kiều . a/ Phép ẩn dụ : - Từ “ hoa , cánh “ chỉ Kiều và cuộc đời của nàng . - Từ “ cây , lá “ chỉ gia đình Kiều và cuộc sống của họ . Ý nói Kiều bán mình chuộc cha . b/ Phép so sánh : Tiếng đàn của Kiều so sánh với tiếng hạc , tiếng gió thoảng , tiếng suối , tiếng trời đổ mưa c/ Nói quá : + “ Hoa ghen ... kém xanh “ : Sắc đẹp của Kiều . + “ Một hai ... hoạ hai” Kiều không những chỉ đẹp mà còn có tài ® Tài sắc vẹn toàn của Kiều d/ Nói quá : Gác Quan Âm , nơi Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh, rất gần phòng đọc sách của Thúc Sinh nhưng giờ đây hai người cách trở gấp “mười quan san” ® cực tả sự xa cách giữa thân phận , cảnh ngộ của Kiều và Thúc Sinh . e/ Phép chơi chữ : Tài và tai * Phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong một số câu thơ : a/ Điệp ngữ : “ còn”, từ đa nghĩa “say sưa” : vừa say rượi vừa say vì tình , nhờ đó chàng trai thể hiện được tình cảm của mình . b/ Nói quá : Nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn . c/ So sánh : Miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng . d/ Nhân hoá : Biến trăng thành người bạn tri âm , tri kỷ . e/ Ẩn dụ : “Mặt trời” chỉ em bé , thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ . Hướng dẫn học ở nhà : - Ôn kiến thức đã học và hoàn chỉnh bài tập. - Chuẩn bị bài Tập làm thơ 8 chữ . Tuần: 11 Tiết 54 Bài 11 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ Soạn: 29/10/2008 * Mục tiêu bài học : Giúp học sinh : - Nắm được đặc điểm , khả năng miêu tả , biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ . - Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ , phát huy tinh thần sáng tạo , sự hứng thú học tập , rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca . * Chuẩn bị của thầy và trò : Chuẩn bị của thầy: - Một số bài thơ , đoạn thơ tám chữ mà HS đã được học , -Đồ dùng dạy học ( đèn chiếu , bảng phụ ) . Chuẩn bị của trò - Đọc kỹ tiết “Tập làm thơ tám chữ “ ở SGK -Sưu tầm một số bài thơ , đoạn thơ tám chữ đã học . -Đã tập làm một số câu thơ ở nhà -Ôn lại các khái niệm về vần thơ : Vần chân , vần lưng , vần liên tiếp , vần gián cách - Ôn lại các thể thơ : Bốn chữ , năm chữ ( lớp 6 ) , Lục bát ( lớp 7 ) , bảy chữ ( lớp 8) * TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1- Ổn đinh: 2- Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng một khổ thơ bất kỳ của bài thơ “ Bếp lửa “ của Bằng Việt mà em thích . Cho biết khổ thơ đó được làm theo thể thơ gì ? 3- Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hướng dẫn nhận diện thể thơ tám chữ : @ Treo bảng phụ ghi 3 đoạn thơ ở SGK/148 - 149 ( Mỗi đoạn thơ có đánh dấu số thứ tự của các câu thơ ). @ Nhận xét về số chữ trong mỗi dòng ở các doạn thơ trên ? @ Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn ? ( Dùng phấn màu thể hiện cách gieo vần : @ Đoạn a : Câu 2-3 : Tan - ngàn , câu 4-5 : Mới - gội , câu 6-7 : Bừng - rừng , câu 8-9 : gắt - mật @ Đoạn b : Câu 1-2 : về - nghe , câu 3-4 : học - nhọc , câu 5-6 : bà - xa . @ Đoạn c : Câu 1-3 : ngát - hát , Câu 2-4 : non - son , câu 5-7 : đứng - dựng , câu 6-8 : tiên - nhiên ) @ Em có nhận xét gì về vị trí các vần được gieo trong các câu thơ ở những đoạn thơ trên? @ Hãy so sánh vần chân ở đoạn a, b với đoạn c có gì khác ? ( Đoạn a, b : vần chân gieo liên tiếp . Đoạn c vần chân gieo gián cách ) @ Hãy đếm và nhận xét số câu thơ của đoạn a,b với đoạn c có gì khác ? @ Dùng bảng phụ ghi cách ngắt nhịp của một số đoạn thơ Nhịp thơ ở 4 câu thơ trên được thể hiện như thế nào ? @ Nhịp thơ linh hoạt , tự do như trên có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ ? ( Thể hiện sự nuối tiếc những ngày tháng tự do được sống chan hoà với thiên nhiên của hổ . Nhịp thơ linh hoạt là một trong những yếu tố thể hiện khả năng miêu tả , biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ ) @ GV minh hoạ thêm đoạn thơ trong “ Chào xuân 67 “ của Tố Hữu , SGK / 90 *Tổng kết @ Đọc , trả lời câu hỏi Mỗi dòng có 8 chữ Hầu hết các vần được gieo ở cuối câu thơ : Vần chân ( Đoạn a : 10 câu , đoạn b : 6 câu có thể coi là một khổ thơ , đoạn c : 8 câu có thể chia làm 2 khổ ) Linh hoạt , tự do : 2/3/3 .3/2/3 . 3/2/3 . 3/3/2 + Nhận xét cách ngắt nhịp của đoạn thơ , nêu tác dụng của cách ngắt nhịp đó . @ Thảo luận nhóm , cử đại diện trình bày @ Đọc ghi nhớ I/ Nhận diện thể thơ tám chữ : + Mỗi dòng thơ có tám chữ + Gieo vần phổ biến là vần chân ( Gieo liên tiếp hoặc gián cách ) + Cấu tạo bài thơ có thể : Gồm nhiều đoạn dài , số câu không hạn định hoặc chia thành các khổ , thường mỗi khổ 4 dòng + Nhịp thơ linh hoạt , đa dạng + Ghi nhớ SGK / 150 Luyện tập : @ Bài tập 1 ,2 : Điền từ - Bảng phụ : Ghi các đoạn thơ ở bài tập 1,2 - Chuẩn bị miếng dán ghi các từ : BT1 : ca hát , bát ngát , ngày qua , muôn hoa @ BT2 : Cũng mất , đất trời , tuần hoàn . @ Nhờ đâu mà các em có thể điền được các từ như vậy ? ( Căn cứ vào cách gieo vần và thanh điệu các câu thơ ) @ Hãy nhận xét về cách gieo vần của 2 đoạn thơ trên ? (BT1: vần gián cách , BT2 : vần liên tiếp ) @ Bài tập 3 : Sửa vần trong thơ tám chữ : - Xác định yêu cầu của đề - Chỉ ra chỗ sai ở đầu câu thứ 3 ? tại sao sai? - Hãy sửa lại ? - GV nhận xét @ Hoạt động theo hình thức trò chơi ai nhanh tay hơn . Suy nghĩ trả lời câu hỏi @ Nhận xét , trả lời + Xác định yêu cầu . + Hoạt động nhóm , cử đại diện trình bày Căn cứ vào sự cảm nhận về vần , thanh điệu thì chữ cuối ở câu thứ 3 phải mang thanh bằng và hiệp vần với chữ “ gương “ ở câu thơ trên II/ Luyện tập : Nhận diện thể thơ tám chữ . 1/ Bài tập 1 : Câu 1 : Ca hát Câu 2 : Ngày qua Câu 3 : Bát ngát Câu 4 : Muôn hoa 2/ Bài tập 2 : Câu 3 : Cũng mất Câu 6 : Tuần hoàn Câu 9 : Đất trời 3/ Bài tập 3 : Câu 3 : chép sai từ “ rộn rã “ , sửa lại : “ vào trường “ . Hướng dẫn thực hành làm thơ tám chữ @ Bài tập 1 tr 151 : Gơị ý : Từ điền vào chỗ trống ở dòng thứ 3 phải mang thanh bằng , từ điền vào chõ trống ở cuối dòng thứ 4 phải có âm a để hiệp với chữ “ xa “ ở cuối dòng 2 và mang thanh bằng . @ Bài tập 2 : Gợi ý : Câu thơ điền vào phải đúng vần , phải phù hợp với nội dung cảm xúc từ 3 câu trước , câu thơ phải có 8 chữ và chữ cuối phải có âm “ ương “ hoặc “ a “ mang thanh bằng . @ Bài tập 3 : GV ra một đề tài cụ thể chia lớp làm 4 nhóm , mỗi nhóm làm một khổ thơ 4 câu , mỗi câu 8 chữ , phải thể hiện rõ cách gieo vần . GV nhận xét , tổng hợp ý kiến . + xác định yêu cầu bài tập . + Xác định yêu cầu của đề + Hoạt động nhóm , cử đại diện nhóm đọc đoạn thơ của nhóm mình , nhóm này bình thơ của nhóm kia III/ Thực hành làm thơ tám chữ : * Bài tập 1: Câu 3 : Vườn Câu 4 : Qua . * Bài tập 2 : Đáp án tham khảo : Câu 4 : “ Khắp sân trường bóng áo trắng thân thương “ *Bài tập 3 : Học sinh tự làm Hướng dẫn học ở nhà : - Xem lại các yêu cầu thơ tám chữ - Tập làm thơ theo đề tài tự chọn . - Soạn bài : Bếp lửa

File đính kèm:

  • docT 11.doc
Giáo án liên quan