Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 63: Chương trình địa phương: Văn học thanh hoá từ sau cách mạng tháng tám đến nay

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 a. Kiến thức:

 Giúp học sinh nắm được các giai đoạn phát triển của văn học Thanh Hoá từ sau cách mạng tháng tám đến nay.

 - Nắm được các tác giả tiêu biểu của giai đoạn này.

 - Thấy được những đóng góp lớn lao của các nhà văn Thanh Hoá trong kho tàng văn học dân tộc nói chung.

 b. Kỹ năng:

 - Hình thành kỹ năng cảm nhận và tìm hiểu một cách khái quát dòng văn học Thanh Hoá trong giai đoạn này.

 c. Thái độ:

 - Biết trân trọng và tự hào về những đóng góp của Thanh Hoá trong kho tàng văn học dân tộc.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2969 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 63: Chương trình địa phương: Văn học thanh hoá từ sau cách mạng tháng tám đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 63. Chương trình địa phương : Văn học Thanh hoá từ sau cách mạng tháng tám đến nay A. Mục tiêu cần đạt: a. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được các giai đoạn phát triển của văn học Thanh Hoá từ sau cách mạng tháng tám đến nay. - Nắm được các tác giả tiêu biểu của giai đoạn này. - Thấy được những đóng góp lớn lao của các nhà văn Thanh Hoá trong kho tàng văn học dân tộc nói chung. b. Kỹ năng: - Hình thành kỹ năng cảm nhận và tìm hiểu một cách khái quát dòng văn học Thanh Hoá trong giai đoạn này. c. Thái độ: - Biết trân trọng và tự hào về những đóng góp của Thanh Hoá trong kho tàng văn học dân tộc. B. Chuẩn bị phơng tiện dạy học: GV: Tài liệu địa phương, các tài liệu tham khảo. HS: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên. C.tổ chức các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Tổ chức bài mới: Giới thiệu bài: Cùng với sự chuyển mình của dân tộc và của tỉnh nhà, dòng văn học cách mạng Thanh Hoá từ sau cách mạng tháng tám đến nay đã có những thành tựu đáng kể góp phần không nhỏ vào kho tàng văn học dân tộc, với các tác giả tiêu biểu như Hữu Loan, Trần Mai Ninh, Thôi Hữu... để biết thêm về dòng văn học TH từ sau cách mạng tháng tám đến nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động 1: GV: Tổ chức cho HS đọc SGK. Hỏi: Trong giai đoạn này TH có vai trò gì trong công cuộc chống ngoại xâm? Hỏi: Dòng văn học TH giai đoạn 45-54 có những đặc điểm nổi bật gì? Hỏi: Hãy kể tên các bậc danh tài trong làng văn nghệ VN trước cách mạng đã có mặt tại " căn cứ địa" TH trong thời gian này? Hỏi: đặc điểm thứ hai của dòng văn học TH? Hỏi: Kể tên các tác giả với những tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học này? Hỏi: Nhận xét về dòng văn học giai đoạn này? Hỏi: Thời kỳ này có sự xuất hiện của thể loại nào? GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm: Nhóm 1: Khái quát văn học TH giai đoạn 5 năm đầu. Nhóm 2: Khái quát văn học TH giai đoạn từ 1955- 1960? Nhóm 3: Khái quát văn học TH giai đoạn 1961-1964? Nhóm 4: Khái quát văn học TH giai đoạn 1965-1975? HS: Thảo luận nhóm, đại diện trình bày, các nhóm nhận xét chéo. GV: Tổng hợp kết quả thảo luận và cho điểm. Hoạt động 3: Hỏi: Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của giai đoạn này? Hỏi: Khái quát chung về văn học TH giai đoạn này? Hoạt động 4: Hoạt động 5: I. Giai đoạn 1945-1954. - Là hậu phương lớn. - Là căn địa của văn hoá kháng chiến. + Đặc điểm 1: Là nơi quy tụ lực lượng văn nghệ sĩ trước cách mạng đi theo kháng chiến, địa điểm bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ này thành lực lượng nghệ sĩ, chiến sĩ. Cũng là nơi xây dựng, phát triển lực lượng đội ngũ văn nghệ sĩ mới của cách mạng, kháng chiến. - Các tác giả tiêu biểu : Nguyễn Tuân, Hải Triều, Nguyễn đình Lạp, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Xuân Sanh, Đồ Phồn, Vũ Ngọc Phan, Huyền Kiêu, Nguyễn Lương Ngọc,... Về sân khấu: Lộng Chương, Hà văn Cầu, Đình Quang. Về âm Nhạc: Văn Chung, Phạm sĩ sáu. Về hội hoạ, điêu khắc: Bùi Xuân Phát, Sĩ Ngọc... + Đặc điểm 2: Chính chất men kháng chiến dưới chính thể dân chủ nhân dân sau cuộc cách mạng kiểu mới hợp với chất người TH đã tạo cho mảnh đất này cái cơ duyên là nơi sản sinh ra những tác giả" mở đầu cho dòng văn học cách mạng và kháng chiến trong chiếc áo thơ. - Các tác giả tiêu biểu: +Trần mai Ninh( 1917-1947): Nhớ máu, Tình sông núi. + Thôi Hữu(1914-1950): Lên cấm Sơn, Lời cô gái đò. + Hồng Nguyên( 1924-1951) Nhớ, . + Hữu Loan( 1916) Với đèo cả, Màu tím hoa Sim... * Dòng văn thơ được viết bằng máu thịt, trong một sự sống ngang tàng, chăm chỉ. Lối thơ ấy là "lối nói" có khi chen " thổ ngữ" theo nhịp thở, đập con tim trào nhựa sống. Đó là tính " Tráng ca". Hình tợng thơ là " đất nớc và chiến sĩ", câu thơ tuôn chảy theo mạch nh gập gềnh, đứt nối, bẻ gập... bởi hơi thở dồn dập của những nhân vật trữ tình còn đầy chất hào hoa tiểu tư sản... - Có 1 hiện tượng văn học đáng ghi nhớ: đó là sự xuất hiện của ca dao kháng chiến, mà đặc biệt là ca dao dân công. II. Giai đoạn 1955-1975: 1. Chặng 1955-1964: - Từ 3 đến 5 năm đầu: Đứng lại mảnh đất văn chương TH chỉ còn Minh Hiệu thiên về ca dao. Có những tiếng thơ mới bắt đầu cất lên: Nguyễn bao, Triều Ân. - Từ 1955-1965: Báo văn nghệ và một số tuyển tập thơ có đăng bài: Nhớ vợ của bạc Văn ùi, Em tắm của Cầm Vĩnh Ui, -> Nhìn chung đóng góp đáng kể nhất của TH cho văn học vẫn là Hữu Loan với bài thơ Hoa Lúa và tiểu thuyết Đi bước nữa của Nguyễn Thế Phương( 1930-1989). -Từ 1961-1964: TH xuất hiện thêm các cây bút: Nguyễn Đức Hiền, Hoàng Tuấn Phổ, Xuân Sách, Định Hải, Hà Minh Đức... => Trong chặng đầu tiên của giai đoạn 20 năm này văn học địa phương Thanh Hoá chua có phong trào cũng chưa có cây bút định hình. 2. Chặng 1965-1975: Những văn nghệ sĩ đã khẳng định càng khẳng định hơn. Những tác giả vừa "nhú mầm" trong 10 năm tâuớc đã thành " cây". Và một thế hệ lâu nay đang" cựa quậy" trong lòng đất XHCN, gặp thời cao điểm bỗng bật dậy, không phải là" mầm" nữa mà cũng thành "cây". - Về thơ: Mai Ngọc Thanh, Quế Anh, Vương Anh, Văn Đắc, Việt Anh... - Văn xuôi, truyện, tiểu thuyết: Hồ Zếnh, Nguyễn Đức Hiền, Xuân Sách, Hoàng Tuấn Phổ, Triệu Bôn, Trịnh Thanh Sơn, Nguyễn Ngọc Liễn, Đặng ái... - Lý luận phê bình, kịch bản, dịch thuật vào thời điểm cuối cùng của giai đoạn rất thưa thướt, cha thành hình 1 dòng chảy. Nổi hơn cả là: Hồ Nguyên Cát, Mai Ngọc Thanh. => Giai đoạn này đã hình thành một đội ngũ văn nghệ sĩ với đầy đủ các sắc lính: thơ, văn xuôi, kịch bản, lí luận- phê bình, dịch thuật. III. Giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay: - Đại thắng 75- Một giai đoạn văn học mới cũng bắt đầu: 1. Văn học TH vốn định hình là một sinh thể ở giai đoạn trước, nay tiếp tục nở rộ trên cả hai không gian trong và ngoài TH, ở cả hai phương diện: lực lượng sáng tác và thành tựu tác phẩm. 2. Tính thời sự, mở cửa, đổi mới văn học khá nhanh. Bên cạnh đó, cơ chế thị trường tác động vào sáng tạo văn học... Một phong trào sáng tác nghiệp d nở rộ. 3. Số lượng hội viên Hội nhà văn tăng, điều đó cho thấy sự phấn đấu bền bỉ trong sự nghiệp, sự chuyên tâm theo đuổi con đường văn chương... Tất cả khẳng định phong trào văn học TH đã vượt qua tính quần chúng- nghiệp dư để đến với chuyên nghiệp. Đó chính là dấu hiệu của sự trưởng thành. Nó làm nên cốt lõi của phong trào, đồng thời là nền tảng, hậu thuẫn cho đội ngũ sáng tác văn học tiếp tục phát triển. 4. Vì vậy ngoài các tác giả định hình trong giai đoạn trước vẫn tiếp tục sáng tác, được khảng định hơn, giai đoạn này dã có thêm những tên tuổi mới: Kiều Vợng, Từ Nguyên Tĩnh, Hoàng Tuấn Phổ, Nguyễn Văn Đệ... 5. Trong 15 năm về sau đội ngũ văn thi sĩ trong tỉnh không bổ sung được bao nhiêu. 6. Lực lượng sáng tác TH tuy đông cả trong và ngoài tỉnh nhưng cho đến nay, sau mấy năm đầu kháng chiến chống Pháp... vẫn không có sự xuất hiện đột xuất không có sự vượt trội của dấu ấn tài năng đậm nét ngoại trừ một Nguyễn Duy... 7. Nhìn chung giai đoạn từ 75 đến nay, vượt qua những khó khăn hiểm nghèo sau chiến tranh, dưới ánh sáng đổi mới trong xây dựng đất nước của Đảng, văn học TH tiếp tục phát huy vai trò là một bộ phận quan trọng của đời sống, của sự nghiệp cách mạng. Giai đoạn này, văn học được mở ra bề rộng, định hình tính chuyên nghiệp, tiếp tục sự phát triển tự thân... IV. Củng cố, luyện tập: - Chọn một nội dung trong văn học hiện đại TH từ sau năm 1945 đến nay để viết 1 bài giới thiệu. V. Hướng dẫn học ở nhà: - Đọc kỹ tài liệu văn học địa phương và sưu tầm các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học. - Soạn tiếp tiết 64. D. Đánh giá điều chỉnh kế hoạch:......................................................... ...................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 63 Chuong trinh dia phuong.doc