I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Củng cố kiến thức tiếng việt đã học ở lớp 9 (học kì 1), về phần từ vựng đã tổng kết, phần phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại.
- Rèn kĩ năng diễn đạt, trả lời đúng ý, biết cachsử dụng từ tiếng Việt, nói, viết, giao tiếp chuẩn mực.
- Giáo dục ý thức tự giác làm bài.
* Tích hợp: - Văn bản: Chiếc lược ngà.
- Tập làm văn: Văn bản tự sự.
* Trọng tâm: Kiểm tra
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5515 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 74: Kiểm tra Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 27/11/2008
Ngày dạy : 03/12/2008
Tiết 74 Kiểm tra tiếng việt
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
- Củng cố kiến thức tiếng việt đã học ở lớp 9 (học kì 1), về phần từ vựng đã tổng kết, phần phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại.
- Rèn kĩ năng diễn đạt, trả lời đúng ý, biết cachsử dụng từ tiếng Việt, nói, viết, giao tiếp chuẩn mực.
- Giáo dục ý thức tự giác làm bài.
* Tích hợp : - Văn bản : Chiếc lược ngà.
- Tập làm văn : Văn bản tự sự.
* Trọng tâm : Kiểm tra
II. Chuẩn bị :
- GV : Đề, đáp án
- HS : Ôn tập, giấy kiểm tra
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động :
Hoạt động 1 : Khởi động (1 phút)
- GV : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Hoạt động 2 : Kiểm tra (42 phút)
A. Đề bài :
Câu 1 : Cho đoạn thơ sau :
"Gần miền có một mụ nào
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
Hỏi tên, rằng ‘‘Mã Giám Sinh’’
Hỏi quê, rằng ‘‘Huyện Lâm Thanh cũng gần’’".
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
a. Trong cuộc đối thoại trên, nhân vật Mã Giám Sinh vi phạm phương châm hội thoại nào ? Tại sao ?
b. Những câu thơ nào sử dụng cách dẫn trực tiếp ? Nhờ những dấu hiệu nào mà em biết được đó là cách dãn trực tiếp ?
c. Câu thơ thứ 2 có mấy từ HV ?
A. Một
B. hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 2 : Chuyển lời dẫn trực tiếp sau sang lời dẫn gián tiếp :
Nam đã hứa với tôi như đinh đóng cột : "Tối mai sẽ gặp các bạn ở bến nhà rồng"
Câu 3: Vận dụng kiến thức về từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong câu thơ sau:
"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ thì nằm trên lưng"
(Nguyễn Khoa Điềm)
B. Đáp án:
Câu 1: (4 điểm)
a. Vi phạm phương châm lịch sự à trả lời cộc lốc (1 điểm)
b. Những câu sử dụng cách dẫn trực tiếp"
Hỏi tên, rằng "Mã Giám Sinh"
Hỏi quê, rằng "Huyện Lâm Thanh cũng gần" (1 điểm)
- Dấu hiệu:
+ Những lời nói được dẫn nguyên văn và được để trong dấu ngoặc kép.
+ Có từ "rằng" trước lời dẫn. (1 điểm)
c. B (1 điểm)
Câu 2: (1 điểm): Nam đã hứa với tôi như đinh đóng cột rằng tối mai cậu ấy sẽ gặp chúng tôi ở bến nhà Rồng.
Câu 3 (5 điểm)
- Chỉ ra biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ.
- Mặt trời (1): của thiên nhiên, đem lại ánh dáng, hơi ấm, sự sống cho vạn vật muôn loài trên mặt đất (nguồn sáng cho cuộc sống con người)
- Mặt trời (2): là con của mẹ. Con chính là niềm tin, là niềm hi vọng, là tương lai của mẹ. Con đã đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mẹ trong cuộc sống ị Tình yêu con tha thiết, sâu sắc, giản dị, cảm dộng.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (2 phút)
GV: Nhận xét giờ làm bài
HS: Ôn tập kiến thức đã học
Ngày soạn : 28/11/2008
Ngày dạy : 04/12/2008
Tiết 75 Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
- Năm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học.
- Qua đó, đánh giá được kết quả học tập của HS về tri thức, kĩ năng, thái độ để có biện pháp khắc phục những điểm còn yếu.
*Tích hợp: - Tiếng Việt: Ôn tập Tiếng Việt
- Tập làm văn: Văn bản trữ tình, tự sự
* Trọng tâm: Kiểm tra
II. Chuẩn bị:
- GV: Đề, đáp án.
- HS: Ôn tập.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động (1 phút)
GV Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Hoạt động 2: Kiểm tra (42 phút)
A. Đề bài:
I. Trắc nghiệm:
Câu 1: Dòng nào thể hiện đúng nhất khái niệm thơ 8 chữ?
A. Thơ mỗi dòng có 8 chữ.
B. Là thể thơ mỗi dòng có 8 chữ, ngắt dịp đa dạng
C. Thơ chia khổ, 4 dòng một khổ
Câu 2: Bài thơ "Đồng chí" được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ 8 chữ
B. Thơ 7chữ
C. Thơ tự do
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 3: Bài thơ "ánh trăng" ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Kháng chiến chống pháp
C. Sau ngày thống nhất đất nước 1 vài năm
B. Kháng chiến chống Mỹ
D. Giai đoạn từ 1980 đến nay
Câu 4: Những biện pháp nàođược sử dụng trong 2 câu thơ sau:
"Mặt trời đã xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa"
A. So sánh
C. Hoán dụ
B. So sánh và ẩn dụ
D. Phóng đại và tượng trưng
II. Tự luận: Em có suy nghĩ gì về cách sống, tâm hồn và suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sapa" của Nguyễn Thành Long.
B. Đáp án:
I. Trắc nghiệm: 4 điểm ( Mỗi câu trả lời đúng 1 điểm)
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3: C
Câu 4: B
II. Tự luận (6 điểm)
1. Yêu cầu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng nghị luận để bày tỏ suy nghĩ, tình cảm đối với nhân vật anh Thanh niên.
2. Dàn ý
a. Mở bài (1 điểm)
- Giới thiệu truyện ngắn "Lặng lẽ sapa" của Nguyễn Thành Long
- Giới thiệu nhân vật chính:anh thanh niên với vẻ đẹp trong cách sống, tâm hồn và suy nghĩ.
b. Thân bài (4 điểm)
Phân tích rõ những phẩm chất tốt đẹp:
- Hoàn cảnh sống:
+ Quê: Lào Cai, tình nguyện lên sống ở đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm chỉ có cỏ cây, mây mù... (0.75 điểm)
+ Nghề nghiệp: khí tượng kiêm vật lí địa cầu. (0.75 điểm)
+ Một mình trên đỉnh núi để đo gió, đo mưa, đo nắng… theo giờ ốp ị Công việc vất vả, buồn tẻ, cuộc sống cô đơn, vắng vẻ. (0.75 điểm)
- yêu công việc, say mê với công việc mình làm (2 điểm)
+ Suy nghĩ về công việc (công việc là niềm vui…)
+ Hành động: Hy sinh hạnh phúc, cuộc sống riêng tư đ làm việc ị nghiêm túc trong công việc, cách sống. (1 điểm)
c. Kết bài (1 điểm)
- Khẳng định lại phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên.
- Suy nghĩ của em về những con người thuộc chế độ đó.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (2 phút)
GV: Nhận xét giờ làm bài
HS: ôn tập , soạn bài "Cố Hương"
Ngày soạn : 28/11/2008
Ngày dạy : 04/12/2008
Tiết 76 Cố Hương
- Lỗ Tấn-
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
- Thấy được những sự vật thay đổi trong cảnh vật quê hương qua cái nhìn của nhân vật "tôi".
- Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt tác phẩm tự sự.
- Giáo dục tình cảm với quê hương.
* Tích hợp: - Tiếng Việt: Ôn tập.
- Tập làm văn: Ôn tập.
* Trọng tâm: Đọc - tìm hiểu chú thích.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, tài liệu tham khảo.
- HS: Học bài, nghiên cứu bài.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Khởi động: (5 phút)
- Kiểm tra:
- Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản (38 phút)
I. Đọc - tìm hiểu chú thích
GV: Gọi HS đọc chú thích.
Đọc
1. Tác giả Lỗ Tấn (1881 -1936)
- Quê: Chiết Giang - Trung Quốc
- Là nhà tư tưởng, nhà văn nổi tiếng.
- Sự nghiệp văn học đồ sộ, đa dạng
- Năm 1981, thế giới kỉ niệm 100 năm ngày sinh như một danh nhân văn hoá nhân loại.
Hỏi: Nêu những nét tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn?
Hỏi: Em có đánh giá gì về quan niệm (mục đích sống) của nhà văn?
Trình bày
Đánh giá
2. Tác phẩm
- Trích trong tập "Gào thét"
Hỏi: Nêu xuất xứ của tác phẩm? Vị trí của tác phẩm "Cố Hương" trong sự nghiệp sáng tác văn học của Lỗ Tấn?
Trả lời
3. Đọc - giải nghĩa từ.
GV: HD đọc
Đọc
4. Kể tóm tắt.
GV: Cho HS đọc kết hợp với tóm tắt.
Tóm tắt
5. Đại ý
- Cảm xúc, suy nghĩ của nhà văn trong chuyến thăm quê cuối cùng để rời nhà ra thành phố.
Hỏi: Truyện có phải là một hồi kí không?
Trả lời
6. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến đang làm ăn sinh sống: Nhân vật "tôi" trên đường về quê.
- Phần 2: … sạch trơn như quét: Nhân vật "tôi" trong những ngày ở quê.
- Phần 3: Còn lại: Nhân vật "tôi" trên đường rời xa quê.
Hỏi: Tác phẩm có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
Trả lời
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nhân vật "tôi" trên đường trở về thăm quê cũ:
- Đang độ giữa đông; xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa.
" Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ị Nghệ thuật đối lập.
ị Cảnh làng quê tiêu điều, xơ xáng, nghèo khổ, đáng thương khiến tôi cảm thấy bùi ngùi, chua sót.
Hỏi: Cảnh làng quê hiện lên qua con mắt quan sát của tác giả như thế nào?
Hỏi: Qua đó, nổibật được cảnh vật, tâm trạng của tác giả trên đường về thăm quê cũ ntn?
Trình bày
Kết luận
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (2 phút)
- GV: Khái quát bài
- HS: Học bài, nghiên cứu bài
* Rút kinh nghiệm
______________________________________
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 77 Cố Hương (Tiếp)
- Lỗ Tấn-
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
- Thấy được sự phê phán xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.
- Nắm được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm "Cố hương", sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt trong tác phẩm.
- Giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước, xây dựng cuộc sống mới.
* Tích hợp: - Tiếng Việt: Ôn tập.
- Tập làm văn: Ôn tập.
* Trọng tâm: Nhân vật Nhuận Thổ
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Học bài, nghiên cứu bài.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Khởi động: (5 phút)
- Kiểm tra:
- Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản (38 phút)
2. Những ngày "tôi" ở quê
a. Gặp lại nhuận thổ:
Quá khứ
Hiện tại
- Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên vé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng
- Khuôn mặt: vàng sạm, lại có thêm nếp nhăn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ húp mọng lên, đội chiếc mũ lông chiên rách tươm, mặc một áo bông mỏng kín, người co ro, cúm rúm, bàn tay thô kệch, nặng nề
- Bẫy chim sẻ thì tài lắm; biết nhiều chuyện lạ lùng lắm.
ị Một cậu bé khôi ngô, khoẻ mạnh, hồn nhiên, hiểu biết, nhanh nhẹn, gần gũi, nhiều tình cảm tràn đầy sức sống
- Cúng kính trào: "Bẩm ông".
- Xin tất cả các đống tro.
ị Nghệ thuật so sánh tương phản kết hợp với miêu tả, tự sự, biểu cảm.
ị Già nua, tiều tuỵ, hèn kém.
ị Cuộc sống đói khổ, xuống dốc, quẩn quanh, bế tắc.
Hỏi: Trong những ngày ở quê, nhân vật "tôi" gặp lại những ai? Hình ảnh nào để lại nỗi ám ảnh sâu sắc nhất?
Hỏi: Mối quan hệ của nhân vật "tôi" với nhà thơ được kể trong thời điểm nào?
Hỏi: Tại sao nhân vật "tôi" gọi đó là một cảnh tượng thần tiên?
Hỏi: Khi đó con người Nhuận Thổ hiện lên với những biểu hiện cụ thể nào về hình dạng, trang phục, tính tình, hiểu biết?
Hỏi: Chi tiếtt "tôi" khóc, Nhuận Thổ khóc khi chia tay nói về tình bạn xưa kia của 2 người ntn?
Hỏi: Qua đây, ấn tượng nhân vật "tôi" về Nhuận Thổ trong qua khứ ntn?
Hỏi: Sau 20 năm xa cách thì Nhuận Thổ xuất hiện trước "tôi" với bộ dạng, lời nói, cử chỉ, tính nết ra sao?
Trả lời
Trình bày
Giải thích
Trả lời
Đánh giá
Trình bày
Trình bày
ị Phê phán cách sống lạc hậu, ấu trĩ của người nông dân, xã hội áp bức bất công, đen tối đày đoạ, chèn ép con người.
Hỏi: Tác giả muốn phê phán điều gì?
Kết luận
b. Gặp lại tím Hai Dương
- Một người đàn bà trên dưới 50 tuổi, lưỡng quyền, nhô xa, môi mỏng dính, hai tay chống nách, không buộc thắt lưng, chân đứng chạng ra, giống hệt một cái com-pa.
- ái trà! Anh bây giờ làm quan rồi…
- Miệng lẩm bẩm…
ị Xấu toàn diện, thay đổi cả hình dáng lẫn tính tình.
ị Xấu xí, thâm lam đến tuột độ trơ trẽn, lưu manh, mất hết vẻ đẹp lương thiện, hiền dịu, chất phát của người làng quê.
Hỏi: Trong quá khứ ấn tượng của nhân vật "tôi" vè chị ntn?
Hỏi: 20 năm sau, người phụ nữ ấy xuất hiện trước nhân vật "tôi" với bộ dạng, lời nói, hành động ntn?
Hỏi: Em có nhận xét gì về sự thay đổi này?
Hỏi: Những sự thay đổi ấy tạo ra một con nười ntn?
Hỏi: Từ nững thay đổi ấy giúp chúng ta hiểu gì về cuộc sống của XH TQ đầu TK XX?
Trình bày
Trình bày
Nhận xét
Trả lời
Kết luận
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (2 phút)
- GV: Khái quát bài
- HS: Học bài, nghiên cứu bài
* Rút kinh nghiệm
______________________________
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 78 Cố Hương (Tiếp)
- Lỗ Tấn-
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
- Hiểu được niềm tin ước mơ của tác giả về một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
- Thấy được vấn đề tác giả đặt ra: con đường đi của người nông dân và toàn XH qua một số hình ảnh biểu tượng.
- Giáo dục tinh thần vươn lên trong cuộc sống, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
* Tích hợp: - Tiếng Việt: Ôn tập
- Tập làm văn: Ôn tập.
* Trọng tâm: Nhân vật "tôi" trên đường rời xa quê cũ.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Học bài, nghiên cứu bài.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Khởi động: (5 phút)
- Kiểm tra bài cũ:
- Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản (30 phút)
3. Nhân vật "tôi" trên đường xa quê:
- Lòng tôi không chút lưu luyến, cảm thấy ngột ngạt, lẻ loi…
-Thế hệ con cháu: không bao giờ phải cách bức nhau, không vất vả chạy vạy như tôi, …
Hỏi: Khi rời quê cảm xúc của nhân vật "tôi" được thể hiện bằng những câu văn nào?
- Trong lúc ấy nhân vật "tôi" mong ước điều gì?
Trình bày
Trả lời
ị Rời quê với tâm trạng buồn ảo não.
ị Hi vọng vào tương lai tươi đẹp, cuộc sống nơi làng quê ấm no, hạnh phúc, yên bình, con người sống tử tế, thân thiện.
Hỏi: Qua đó em hiểu được cảm xúc tâm trạng, hi vọng gì của nhân vật "tôi"?
Kết luận
* Hình ảnh con đường
- Con đường: thuỷ (đường sông) đưa nhân vật "tôi" rời quê.
ị Biểu trưng cho sự thay đổi, luân chuyển của cuộc sống, con người như dòng chảy không ngừng của con sông.
- Con đường: Trên mặt đất làm gì có đường. Người ta đi mãi thành đường thôi.
ị Đó là con đường dẫn đến tự do, hạnh phúc của con người, con đường của tự thân vận động
Hỏi: Trong truyện có những hình ảnh con đường nào?
Hỏi: Qua đó nhân vật "tôi" muốn đặt ra vấn đề gì?
Trả lời
Khái quát
* Hình ảnh cố hương
- Là bức tranh thu nhỏ của xã hội, đất nước.
- Sự thay đổi của cố hương là phản ánh điển hình sự biến đổi của XH trải qua 20 năm đầu thế kỉ XX.
- Vấn đề XH bức thiết được đặt ra cần thiết phải xây dựng những cuộc đời mới, những con đường mới, khác trước, tốt đẹp hơn trước cho các thế hệ tương lai.
Hỏi:Hình ảnh cố hương trong tác phẩm có ỹ nghĩa gì?
Thảo luận
Hoạt động 3: Tổng kết (3 phút)
III. Tổng kết
Hỏi: Nghệ thuật nổi bật của truyện là gì?
Hỏi: Em hiểu gì về quan niệm, thái độ, tình cảm của tác giả qua câu chuyện?
Kết luận
Nhận xét
IV. Luyện tập (5 phút)
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (2 phút)
- GV: Khái quát bài
- HS: Ôn tập phần tập là văn.
* Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Tiet 74 75 76 77 78 Ngu Van 9 new.doc