I- Mục đích yêu cầu:
Giúp học sinh:
Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
Từ lòng kính yếu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ một văn bản nhật dụng
II- Chuẩn bị:
Gv: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Hs: Soạn theo câu hỏi phần đọc hiểu.
III- Lên lớp:
93 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1 đến tuần 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 9
Tuần 1
Tiết 1
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 1:
phong cách hồ chí minh
I- Mục đích yêu cầu:
Giúp học sinh:
Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
Từ lòng kính yếu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ một văn bản nhật dụng
II- Chuẩn bị:
Gv: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Hs: Soạn theo câu hỏi phần đọc hiểu.
III- Lên lớp:
Tổ chức
Kiểm tra: Sách vở của học sinh
Bài mới
Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
Bằng sự tìm hiểu ở nhà em hãy nêu xuất xứ của văn
Văn bản trích từ “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ
đại gắn với cái giản dị trong Hồ Chí Minh và văn hoá
Việt Nam của Lê Anh Trà do Viện Văn hoá xuất bản
tại Hà Nội-1990.
Gv yêu cầu đọc: To rõ ràng, thể hiện sự trang trọng
Giáo viên đọc từ đầu đến “…rất hiện đại.”
Gọi học sinh đọc phần còn lại.
H? Căn cứ chú thích từ khó SGK em hãy giải thích?
Văn bản này có thể chia làm mấy phần, em hãy chỉ rõ?
Phần 1: Từ đầu đến “rất hiện đại”
Phần 2: Còn lại
H? Em nêu nội dung từng phần?
Gọi học sinh đọc phần 1 xác định lại nội dung.
H? Qua học lịch sử em hãy nêu tóm tắt hoạt động tìm
đường cứu nước của Bác Hồ tại nước ngoài nhân loại của HCM.
Xuất dương 1911 đến tận năm 1941 Bác trở về
nước .
H? Em hiểu gì về cuộc sống của Bác trong quãng thời
gian đó?
I- Xuất xứ của văn bản
II- Đọc - tìm hiểu chú thích
1.Đọc
2.Tìm hiểu chú thích
3.Bố cục
III - Đọc tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Sự tiếp thu tinh hoá văn nhân loại của HCM
Gọi học sinh đọc phần 1 xác định lại nội dung. III - Đọc tìm hiểu chi tiết
văn bản.
H? Qua học lịch sử em hãy nêu tóm tắt hoạt động tìm 1. Sự tiếp thu tinh hoá văn
đường cứu nước của Bác Hồ tại nước ngoài nhân loại của HCM.
Xuất dương 1911 đến tận năm 1941 Bác trở về
nước .
H? Em hiểu gì về cuộc sống của Bác trong quãng thời
gian đó?
Đó là quãng thời gian đầy truân chuyên, Bác phải
làm nhiều nghề để kiếm sống và hoạt động
GV: Giảng thêm: Chính quãng thời gian gian khổ ấy
đã tạo điều kiện gì cho Bác?
- Tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế - Bác có vốn tri thức văn hoá
giới cả ở Phương Đông và Phương Tây. nhân loại sâu rộng.
H? Chính vì được tiếp xúc với nhiều nền văn hoá và
làm nhiều nghề đã tạo điều kiện gì cho Bác?
Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.
GV: Để giúp tìm và làm việc tốt hơn và chính qua công
việc, qua lao động mà Người có điều kiện mà học hỏi,
tìm hiểu.
H? Sự đi nhiều, biết nhiều của người được tác giả
khẳng định qua lời bình nào?
“Có thể nói… Hồ Chí Minh.”
Qua việc tác giả kể và bình luận giúp em hiểu về Bác - Bác có vốn tri thức văn hoá
như thế nào? nhân loại sâu rộng.
GV: Trong cuộc đời cách mạng đầy gian nan vất vả,
Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều
nền văn hoá. Từ trong lao động Người học hỏi và am
hiểu các dân tộc và văn hoá thế giới sâu sắc như vậy.
H? Theo em vì sao Bác có vốn tri thức sâu rộng như
vậy?
“Đi đến đâu… uyên thâm.”
Bác tiếp thu văn hoá thế giới như thế nào?
Tiếp thu cái đẹp, cái tinh tuý…
H? Em có nhận xét gì về sự tiếp thu văn hoá thế giới - Người tiếp thu một cách có
Bác? chọn lọc tinh hoá văn hoá
nhân loại.
GV: Mặc dù chịu ảnh hưởng của nền văn hoá thế giới
nhưng Bác vẫn giữ được cái gốc văn hoá dân tộc không
gì lay chuyển nổi.
H? Chính ảnh hưởng văn hoá thế giới mà vẫn giữ được -Tạo nên một nhân cách rất được cái gốc văn hóa dân tộc đã tạo nên điều gì ở Bác? Việt Nam, rất Phương Đông
nhưng rất mới và hiện đại.
GV: Như vậy trên nền tảng văn hoá dân tộc màvẫn tiếp
thu những hình ảnh quốc tế. Người luôn hội nhập với
thế giới mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
Theo dõi phần II 2. Lối sống giản dị mà thanh
H? Là vị lãnh tụ những Hồ Chí Minh có nếp sinh hoạt cao của Hồ Chí Minh
và làm việc như thế nào?
- Gợi:
+ Nơi ở
+ Nơi làm việc
+ Trang phục
+ Ăn uống
+ Tài sản
Lối sinh hoạt và nếp sống rất gắn với cảnh làng quê
H? Tác giả kể ra hàng loạt dẫn chứng về lối sống của
HCM, tác giả còn có những lời bình gì?
Qua như một câu chuyện… và tiết chế như vậy.
H? Từ lối sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của
những vị hiền triết nào trong lịch sử?
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà
với những thú quê thuần đức: Thu ăn măng trúc, đông..
GV: Các nhà hiền triết xưa có cuộc sống gắn với thú
quê đạm bạc mà thanh cao.
H? Qua đây giúp em cảm nhận được gì về lối sống * Bác có lối sống giản dị mà
của Bác? lại vô cùng thanh cao và sang
trọng.
GV: Chính lối sống giản dị này đã giúp Bác dễ gần gũi
tiếp xúc với mọi người. Không chỉ riêng Bác mà các
nhà hiền triết xưa như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm cũng vậy, thanh bạch, đạm bạc mà làm cho
người đời sau phải nể phục.
Thảo luận: Có ý kiến về lối sống của Bác như sau:
Đây là lối sống khắc khổ của những con người tự
vui trong cảnh nghèo khó.
Đây là một cách sống tự thần thánh hoá, tự làm cho
khác đời, hơn người.
Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một
quan niệm thẩm mỹ, cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
Em đồng ý với ý kiến nào?
Em đồng ý với ý kiến thứ ba: Sự giản dị là một nét
đẹp của con người Việt Nam làm cho tự nhiên không
phải cầu kỳ phô trương.
GV: Qua bài học này ta thấy Bác có kiến thức văn hoá
nhân loại sâu rộng, là vị lãnh tụ có lối sống giản dị.
Chính điểm này đã làm nên phong cách riêng của Bác
mà ít vị lãnh tụ nào có được.
H? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp
giữa giản dị và thanh cao?
GV: Chính tác giả đã khẳng định: “ Nếp sống.. IV- Tổng kết
..thể xác” 1. Nghệ thuật
H? Để làm nổi bật phong cách của Bác, tác giả đã sử
dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
Kết hợp kể và bình luận đan xen nhau một cách tự
nhiên.
H? Em nhận xét gì về việc tác giả đưa ra những dẫn
chứng và các biện pháp nghệ thuật?
Dẫn chứng tiêu biểu có chọn lọc, có đan xen thơ
Ngyễn Bỉnh Khiêm để thấy được sự gần gũi của Bác
với các bậc hiền triết.
Đối lập: Vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi am
hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết
sức Việt Nam.
H? Từ những thành công về nghệ thuật giúp làm nổi 2.Nội dung
bật nội dung gì?
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp
hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoá
văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
H? Tìm những đoạn văn, đoạn thơ nói về phong V- Luyện tập
cách của Bác Hồ? * Bài tập 1
Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà.
Ăn khoẻ, ngủ ngon, làm việc khoẻ,
Trần mà như thế kém gì tiên.
Người thường bỏ lại đĩa thịt gà mà ăn hết mấy quả
cà xứ Nghệ,
Tránh nói to mà đi rất nhẹ trong vườn.
* Hướng dẫn về nhà:
- Tìm đọc thêm những mẩu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Bác Hồ
Soạn bài “Đấu tranh cho một thế giới vì hoà bình”.
* Rút kinh nghiệm:
Nên bổ phân bổ bài làm ba phần theo thiết kế Ngữ văn 9.
Tuần 1
Tiết 2
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 1
Phương châm hội thoại
i- Mục đích yêu cầu:
Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về hội thoại ở lớp 8. Nắm được các phương châm hội thoại ở lớp 9 là phương châm về lượng và phương châm về chất. Biết vận dụng các phương châm này trong giao tiếp.
Tích hợp với phần Văn qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh” và tập làm văn “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”.
II- Chuẩn bị
GV: Nghiên cứu soạn bài.
HS: Đọc bài, tìm hiểu trước bài.
III- Tiến trình lên lớp.
Tổ chức
Kiểm tra
ở lớp 8 ta đã được học về hội thoại? Em hãy cho biết hội thoại là gì?
Hội thoại là nói chuyện với nhau.
Người tham gia hội thoại chủ yếu bằng ngôn ngữ.
GV: - Nói đến hội thoại là nói đến giao tiếp. Nói đến giao tiếp là ít nhất có người nói, có người nghe hoặc người viết, người đọc.
Nói đến giao tiếp là nói đến ứng xử, nói năng.
Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp cần phải tuân thủ. Nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những quy định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Có nhiều phương châm hội thoại, giờ này chúng ta sẽ tìm hiểu hai phương châm.
H? Đọc đoạn đối thoại ở SGK? I- Phương châm về lượng
GV: Đây là đoạn đối thoại giữa hai nhân vật An và * Ví dụ: 1/8 SGK
Ba.
H? Bạn An hỏi điều gì và bạn Ba trả lời ra sao?
An hỏi Ba: có biết bơi không?
Ba trả lời có biết bơi và bơi giỏi
An hỏi Ba học bơi ở đâu?
Ba trả lời bạn ấy học bơi dưới nước.
H? Như vậy trong cuộc đối thoại này cả An và Ba đều
nói về nội dung gì?
Cả hai đều nói về việc biết bơi và tập bơi của bạn
Ba.
H? Em có nhận xét gì về câu trả lời thứ hai của Ba?
Câu trả lời chưa đáp ứng yêu cầu của An.
H? Đúng ra Ba phải trả lời như thế nào?
Tập bơi ở sông, ở ao hay ở hồ.
GV: Điều mà An cần biết là địa điểm tập bơi của Ba
còn Ba trả lời bơi “ ở dưới nước” thì không cần trả lời
ai chẳng biết là bơi thì phải di chuyển ở dưới nước.
H? Như vậy khi nói cần có yêu cầu gì về nội dung?
Câu nói phải đúng với yêu cầu giao tiếp.
GV: Chúng ta tìm hiểu truyện cười “ Lợn cưới áo mới” *Ví dụ 2
H? Kể lại truyện “Lợn cưới áo mới”
H? Lẽ ra anh lợn cưới và anh áo mới cần phải hỏi và
trả lời như thế nào?
Lợn cưới: Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây
không?
áo mới: (Nãy giờ) tôi chẳng thấy con lợn nào chạy
qua đây cả.
H? Theo em truyện gây cười ở chỗ nào? (vì sao truyện
gây cười?).
Vì: các nhân vật đều nói những điều không cần nói,
nói thừa như vậy cốt để khoe mẽ rằng tôi có lợn để
cưới vợ, tôi có áo mới.
H? Qua câu chuyện này em hiểu cần tuân thủ yêu cầu
gì khi giao tiếp?
Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
H? Qua tìm hiểu 2 ví dụ trên em thấy khi giao tiếp ta - Khi giao tiếp cần nói có nội
ta cần quan tâm đến điểm gì về nội dung? dung.
- Nội dung của lời nói phải
đáp ứng đúng yêu cầu của
cuộc giao tiếp, không thiếu,
không thừa.
GV: Đáp ứng được những yêu cầu này về nội dung là
ta đã đảm bảo yêu cầu về lượng.
* Bài tập
II- Phương châm về chất
H? Đọc “Quả bí khổng lồ” * Ví dụ1: Quả bí khổng lồ
H? Truyện kể cuộc đối thoại giữa ai với ai?
-Hai người bạn, có một người hay nói khoác
H? Truyện có điểm gi đáng cười? Truyện phê phán ai?
GV: Sự thật thì không có quả bí to bằng cái nhà
phê phán anh chàng có tính nói khoác.
H? Qua câu truyện em thấy trong giao tiếp cần tránh
điều gì?
- Không nên nói những điều mà mình không tin là
đúng sự thật
GV: Đưa tình huống; Một hôm bạn A nghỉ học, cô *Ví dụ 2
giáo hỏi:
Có ai biết vì sao bạn A nghỉ học không?
Em có thể trả lời như thế nào?
Bạn A nghỉ học vì ốm ạ!
Có lẽ bạn A nghỉ học vì ốm ạ!
H? Nhận xét của xem hai câu trả lời của hai bạn này
đã đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp chưa?
Chưa biết lý do mà bạn 1 nói bạn ốm thì không
đúng vì không có bằng chứng xác thực.
Bạn thứ hai (có lẽ) chưa chắc chắn lắm - đúng.
H? Từ ví dụ này em hãy cho biết trong giao tiếp cần
tránh điều gì?
Đừng nói những điều mà mình không có bằng -Trong giao tiếp đừng nói
chứng xác thực. những điều mà mình không
tin là đúng hay không có
bằng chứng xác thực.
GV: Đảm bảo những yêu cầu trên thì giao tiếp đã đảm
bảo phương châm về chất.
H? Gọi một học sinh đọc phần ghi nhớ SGK/10.
III- Luyện tập
H? Đọc bài tập, bài tập gồm mấy phần? Bài tập yêu Bài tập 4
cầu chúng ta làm gì?
H? Vận dụng phương châm hội thoại về chất và về
lượng giải thích vì sao khi nói người ta dùng những
cách diễn đạt:
Như tôi biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi
nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là…những từ có ý
nghĩa chưa chắc chắn.
H? Theo em để giải thích được ý a ta dựa vào phương
châm hội thoại nào?
Về chất: Trong giao tiếp không nên nói…xác thực
GV: Để tránh điều này ta có thể dùng những cụm từ
có ý phỏng đoán chứng tỏ ý chưa chắc chắn để thông
báo tính xác thực hay thông tin mình đưa ra chưa được
kiểm chứng.
Vì sao người ta dùng cách diễn đạt: như tôi đã trình
bày, như mọi người điều biết.
H? Muốn giải bài tập này ta dựa vào phương châm hội
thoại nào?
Phương châm về lượng.
GV: Yêu cầu khi giao tiếp phải nói có nội dung- nội
dung phải đúng yêu cầu giao tiếp, không thừa, không
thiếu- tức là tuân thủ về lượng.
Nhưng trong giao tiếp đôi khi để nhấn mạnh ý,
chuyển ý, dẫn ý người nói cần nhắc lại nội dung nào đó
(để tránh thiếu ý) người nói dùng những cụm từ trên để
nhắc lại những nội dung cũ đã nói.
H? Đọc truyện cười “Có nuôi được không” * Bài tập 3
GV: Đây là câu truyện cổ dân gian, nhân vật không có
tên riêng mà chỉ có tên rất chung: Để tiện theo dõi cô
đặt:
Anh có em đẻ 7 tháng là A.
Anh bạn tốt bụng đã an ủi bạn là B.
H? Em hiểu vì sao anh A lại lo lắng con anh ta đẻ có
nuôi được không?
Người ta thường nói mang thai 9 tháng 10 ngày.
Vợ anh ta mới mang thai có 7 tháng đã sinh con thì
đứa con anh A thiếu tháng, tức là bị đẻ non
-> anh A lo con mình khó nuôi.
H? Anh bạn tốt bụng đã an ủi bạn điều gì?
- Đừng sợ và đưa ra bằng chứng: Bà anh B sinh ra bố
anh ta cũng mang thai 7 tháng đẻ non.
H? Anh A hỏi lại anh B điều gì?
-Bố anh B đẻ non có nuôi được không?
H? Truyện đáng cười ở điểm nào?
-Tất nhiên là bố anh B phải nuôi được thì mới sinh ra
anh B- Anh A hỏi vậy là thừa.
H? Trong lời thoại của anh A đã đảm bảo phương châm
hội thoại nào?
-Phương châm về lượng.
H? Vì sao?
- Trong giao tiếp- nội dung nói phải đáp ứng được nội
dung giao tiếp, không thiếu, không thừa.
*Hướng dẫn về nhà.
Học thuộc phần ghi nhớ.
Làm hoàn chỉnh các bài tập
*Rút kinh nghiệm
Cần đưa thêm bài tập, củng cố sau mỗi lượng kiến thức.
Tiết 4
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
trong văn bản thuyết minh
I- Mục đích yêu cầu
Giúp học sinh củng cố lại kiến thức về văn bản thuuyết minh: nắm chắc các phương pháp thuyết minh.
Tích hợp với văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” với Tiếng Việt ở bài : Phương châm hội thoại.
Rèn luyện kỹ năng sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như miêu tả, so sánh… trong văn bản thuyết minh.
II- Chuẩn bị
GV: Nghiên cứu soạn giáo án.
HS: Ôn tập lại văn bản thuyết minh.
III- Lên lớp
Tổ chức
Kiểm tra
Thế nào là văn bản thuyết minh? Kể tên các phương pháp thuyết minh?
Bài mới
H? Thế nào là văn bản thuyết minh? I- Lý thuyết
Là kiểu văn bản thông dụng trong lĩnh vực đời sống 1- Khái niệm
nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính
chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật
trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới
thiệu, giải thích.
H? Qua đây ta thấy đặc điểm nổi bật của văn bản
thuyết minh khác các thể loại văn bản khác ở chỗ nào?
(Gợi ý: Mục đích của văn bản thuyết minh)
Cung cấp tri thức (hiểu biết, khách quan về những
sự vật hiện tượng, vấn đề… được chọn làm đối tượng
để thuyết minh.
H? Em hãy kể tên các phương pháp thuyết minh đã 2. Các phương pháp
học? thuyết minh
Phương pháp định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt
kê, số liệu, so sánh.
H? Em hãy đọc văn bản: Hạ Long- Đá và Nước. II. Viết văn bản thuyết minh
có sử dụng một số biện pháp
nghệ thuật.
H? Chỉ ra biện pháp thuyết minh ở văn bản trên? 1. Ví dụ: Hạ Long-Đá và nước
Phân tích,( phân loại).
H? Văn bản thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào?
Thuyết minh vẻ đẹp ( sự kì lạ) của Vịnh Hạ Long
H? Theo em văn bản này có cung cấp tri thức của đối
tượng không?
Cung cấp tri thức của đối tượng là: Vẻ đẹp của nước
và đá.
H? Theo em việc cung cấp tri thức về vẻ đẹp của Vịnh
Hạ Long có dễ thuyết minh không và vì sao?
Việc cung cấp tri thức về vẻ đẹp kì lạ rất khó vì
không thể đo đếm, nêu số liệu, liệt kê. Đặc điểm của
đối tượng rất trừu tượng.
GV: Thông thường, khi giới thiệu vẻ đẹp của Hạ Long
người ta thường nói đến sự sống động, hẹp, bao nhiêu
hòn đảo lớn nhỏ, có bao nhiêu động đá, mang hình thù
ra sao… Còn Nguyên Ngọc giới thiệu Hạ Long với Đá
và nước đã đem đến cho du khách những cảm giác thú
vị.
H? Để giới thiệu được vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long tác giả
phải là người như thế nào?
Có sự quan sát kĩ ở các góc độ và có sự tưởng tượng
và liên tưởng tốt.
H? Tác giả đã tưởng tượng và liên tưởng như thế nào về
vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long?
Nước tạo nên sự di chuyển và khả năng di chuyển
theo mọi cách tạo nên sự thú vị của cảnh sắc…
Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển của du khách,
Tuỳ theo cả hướng ánh sáng rọi vào của đảo đá mà
thiên nhiên tạo nên thế giới sống động, biến hoá đến lạ
lùng.
H? Để làm nổi bật vẻ đẹp của Đá và nước ở các góc độ
từ sự di chuyển, hướng ánh sáng tác giả đã sử dụng biện
pháp gì?
Tác giả sử dụng bút pháp miêu tả sinh động, những
biến đổi của hình ảnh đảo đá, biến chúng từ những vật
vô tri thành vật sống động có hồn.
H? Miêu tả được vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long tác giả sử
dụng biện pháp tu từ nào?
Nhân hoá để tả các đảo đá: chúng là thập loại
chúng sinh, là thế giới người, bọn người bằng đá hối hả
trở về.
H? Chỉ rõ tác dụng của việc sử dụng các biện pháp
nghệ thuật?
Tác dụng: giới thiệu Hạ Long không chỉ là đá và
nước mà là một thế giới sống có hồn.
GV: Như vậy để truyền được cảm xúc và sự thích thú
về sự kì lạ của Vịnh Hạ Long tới người đọc tác giả đã
sử dụng biện pháp tưởng tượng, liên tưởng, miêu tả,
dùng phép nhân hoá.
Qua ví dụ chúng ta thấy để thuyết minh rõ đối tượng,
ngoài các phương pháp thuyết minh tác giả còn sử
dụng các biện pháp nghệ thuật làm cho văn bản thuyết
minh sinh động, hấp dẫn hơn.
H? Trong văn bản thuyết minh, ngoài việc sử dụng các 2. Kết luận
phương pháp thuyết minh ta còn sử dụng các biện - Muốn cho văn bản thuyết
pháp nghệ thuật gì? Tác dụng ? minh được sinh động hấp dẫn.
H? Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn
bản thuyết minh phải đảm bảo yêu cầu gì? - Sử dụng thích hợp, góp phần
làm nổi bật…
H? Đọc và nêu yêu cầu bài tập? II- Luyện tập
H? Văn bản có tính chất thuyết minh không? * Bài tập 1/13-14
Đây là một văn bản thuyết minh vì đã cung cấp tri
thức khách quan về loại ruồi.
H? Tính chất thuyết minh được thể hiện ở những điểm
nào?
Thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi có hệ thống: tính
chất chung về họ, giống, loài, tập tính sinh sống, đẻ,
đặc điểm có thể tác hại của loài ruồi, ý thức phòng và
diệt ruồi.
H? Bài thuyết minh sử dụng phương pháp gì?
Định nghĩa: thuộc họ côn trùng
Phân loại: các loại ruồi
Số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản
Liệt kê: mắt lưới, chân tiết ra chất dính.
H? Trong văn bản thuyết minh sử dụng các biện pháp
nghệ thuật gì?
Nhân hoá
Có tình tiết như một câu chuyện kể.
H? Tác dụng?
Gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, nó như một câu
chuyện vui mà vẫn cung cấp được tri thức.
GV: Việc tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật kể
chuyện một câu chuyện vui giúp người đọc dễ tiếp
nhận tri thức hơn.
H? Đọc đoạn văn sau: *Bài tập 2
H? Đoạn văn thuyết minh về đối tượng nào?
Thuyết minh tập tính chim cú.
H? Phương pháp thuyết minh được sử dụng trong đoạn
văn này?
Phương pháp nêu định nghĩa.
H? Ngoài phương pháp trên tác giả còn sử dụng biện
pháp nghệ thuật nào để thuyết minh?
Nghệ thuật kể chuyện
GV: Câu chuyện kể lại một ngộ nhận thời thơ ấu, sau
lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ.
*Hướng dẫn về nhà:
Nắm chắc phương pháp thuyết minh và các biện pháp như trên được sử dụng tvăn bản thuyết minh
Lập dàn ý bài văn thuyết minh về cái bút, cái nón có sử dụng biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, hỏi đáp theo lối nhân hoá.
Tuần 1
Tiết 5
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Luyện tập
Sử dụng một số biện pháp trong văn bản thuyết minh
I- Mục đích yêu cầu:
Giúp học sinh ôn tập củng cố, hệ thống hoá các kiến thức về văn bản thuyết minh.
Giúp học sinh vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
Rèn luyện kĩ năng tổng hợp về văn bản thuyết m inh.
II- Chuẩn bị
GV: - Hướng dẫn học sinh chia làm hai nhóm chuẩn bị dàn ý chi tiết cái bút và cái nón, dự kiến sử dụng biện pháp nghệ thuật kể chuyện, tự thuật.
- Soạn giáo án
HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.
III- Tiến trình lên lớp.
Tổ chức
Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
Bài mới
H? Gọi nhóm một đọc đề bài của nhóm mình? I- Kiểm tra
* Đề 1: Em hãy thuyết minh
về cái bút- một đồ dùng học
tập quen thuộc của em.
H? Đối tượng thuyết minh của đề bài này là gì?
Đối tượng là thuyết minh về cái bút.
H? Gọi đại diện nhóm 1 lên trình bày yêu cầu dự kiến
sử dụng biện pháp nghệ thuật trong dàn ý.
H? Gọi nhóm hai nhận xét, bổ sung sữa chữa.
GV: Gợi ý:
Mở bài: Bút là đồ dùng học tập thiết yếu của học
sinh nhằm ghi lại những tri thức tiếp thu được và để lưu
giữ tri thức lâu hơn…
Thân bài:
+ Nguồn gốc của chiếc bút ra đời tình cờ (phát triển
qua câu chuyện kể của nhà báo Hungari)
+ Họ nhà bút bi rất đông đúc và có nhiều loại, nhiều
hãng sản xuất.
+ Bút bi nổi tiếng của hãng Thiên Long được chúng tôi
được đông đảo học sinh quen dùng thường có cấu tạo
hai phần:
Vỏ bút: có nút bấm và khuy cài
Ruột bút: có ống đựng mực và ngòi bút.
Phần vỏ làm bằng nhựa và phần ngòi làm bằng kim
loại.
+ Cách bảo quản: Tránh va đập mạnh, khi không viết
dùng nút bấm đưa ngòi vào trong vỏ khỏi để dây mực.
Kết bài: Chiếc bút bi là bận đồng hành của học sinh
là bạn của tất cả mọi người, mỗi khi con người cần ghi
chép…
Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản này:
+ Tự thuật để cho chiếc bút bi tự kể về mình.
+ Đối đáp theo lối nhân hoá: lời đối đáp của hai cái bút
than phiền về sự cẩu thả của các cô cậu học trò.
H? Mời tổ 1 trình bày phần mở bài hoàn chỉnh của đề
bài trên?
H? Gọi học sinh nhận xét
GV: Gợi ý: Tôi thuộc họ bút là một đồ dùng học tập
thiết yếu của các cô cậu học trò . Các cô cậu học trò
dùng tôi để ghi chép những kiến thức tiếp thu được và
để lưu giữ nó lâu hơn, đôi khi các cô cậu ấy dùng tôi
để kẻ vẽ… Các bạn thấy không, tôi quả là có ích đấy
chứ.
H? Mời một em đọc lại đề bài nhóm minh đã chuẩn bị * Đề 2: Thuyết minh chiếc
H? Đối tượng thuyết minh của đề bài này là gì? nón lá quê em.
Đối tượng: Chiếc nón lá ở quê em
H? Nhóm em sẽ trình bày chiếc nón lá quê em như thế
nào?
Lịch sử của làng nón
Cấu tạo của chiếc nón
Quy trình làm ra chiếc nón
Giá trị chiếc nón
H? Gọi học sinh đại diện nhóm 2 lên trình bày
Gợi ý:
Mở bài: Chiếc nón là đồ dùng quen thuộc để che
nắng, che mưa cho các bà, các chị, chiếc nón còn góp
phần tôn lên vẻ đẹp duyên dáng cho các thiếu nữ quê
tôi.
Thân bài:
Lịch sử làng nón: + Quê tôi vốn thuần nông nên
thường làm theo mùa vụ.
+ Tháng 3 nông nhàn để góp phần
thu nhập thêm cho gia đình, nhiều gia đình đã học thêm
nghề làm nón.
+ Đáp ứng nhu cầu sử dụng người
dân quê tôi.
Cấu tạo: + Xương nón: 16 vành làm bằng tre, nứa
+ Lá nón: hai loại: lá mo để lót bên trong
và lớp lá bên ngoài (lá mo được lấy từ bẹ lá cây măng
rừng, lá nón thì lấy từ lá cọ rừng)
+ Sợi cước, chỉ làm nhôi
Quy trình làm nón:
+ Làm vành nón theo khuôn định trước
+ Lá bên ngoài được là phẳng: lót một lớp lá xếp đều
lên vành, sau đó đến một lớp mo và cuối cùng là một
lớp lá bên ngoài. Dùng dây chằng chặt vào khuôn.
+ Tiến hành khâu: dùng cước xâu vào kim và khâu theo
vành nón từ trên xuống dưới.
+ Chỉ màu dùng để sỏ nhôi
Giá trị chiếc nón:
+ Giá trị kinh tế: rẻ, tiện dụng để che nắng, che mưa
cho các bà, các mẹ, các chị đi làm đồng, đi chợ.
+ Giá trị thẩm mĩ: Trước kia người con gái đi lấy chồng
cũng sắm một chiếc nón đẹp…Chiếc nón còn được đi
vào trong thơ ca Việt Nam.
Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong thời
gian hiện tại.
H? Cho học sinh nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
* Hướng dẫn về nhà
Làm hoàn chỉnh hai đề bài trên.
Soạn bài: “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”.
* Rút kinh nghiệm.
Cần cho học sinh chỉ rõ nghệ thuật sử dụng trong
đề hai: Kể chuyện, thuật.
Tuần 2
Tiết 6
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 2
đấu tranh cho một thế giới hoà bình
I- Mục đích yêu cầu
Giúp học sinh hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất, nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích luận điểm, luận cứ trong văn nghị luận chính trị, xã hội.
II- Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu soạn giáo án.
HS: Soạn theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu.
III- Lên lớp
A. Tổ chức
B. Kiểm tra
? Qua văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” em học tập được gì ở Bác?
Học hỏi sự ham học hỏi, học hỏi một cách nghiêm túc, biết chắt lọc những cái hay cái đẹp, phê phán…
Học hỏi lối sống giản dị…
C. Bài mới
GV: Chiến tranh và hoà bình là những vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhân loại vì nó quan hệ đến cuộc sống và sinh mệnh của con người trên hành tinh. Hiện nay, nguy cơ chiến tran
File đính kèm:
- Giao an ngu van 9 (T1 - T6).doc