Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh cảm nhận được:
Tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này.
Giọng điệu thơ tha thiết, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12: Tiết 56 – 57
Khuùc haùt ru nhöõng em beù lôùn treân
löng meï
Nguyễn Khoa Điềm
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh cảm nhận được:
Tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này.
Giọng điệu thơ tha thiết, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
Lên lớp:
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc khổ 3, 4, 5 bài “Đoàn thuyền đánh cá”.
Qua bức tranh về thiên nhiên và con người lao động trong bài thơ, em có nhận xét gì về cách nhìn và cảm xúc của tác giả trong trước cảnh thiên nhiên và con người lao động?
(Lãng mạn, tưởng tượng phong phú, cảm xúc dồi dào, niềm say sưa, hào hứng…)
Âm hưởng và giọng điệu của bài thơ?
(Khoẻ khoắn, sôi nổi, phơi phới, bay bổng → lạc quan).
Bài mới: Trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, xuất hiện nhiều hình tượng đẹp trong văn học Việt Nam hiện đại, đó là những con người góp phần làm nên thắng lợi của dân tộc như anh bộ đội cụ Hồ, người lao động trong xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, văn học cũng đề cập đến hình ảnh người mẹ và tình yêu con tha thiết của mẹ. Tình cảm ấy…
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Học sinh đọc phần giới thiệu về tác giả và tìm những điểm cần chú ý.
Giới thiệu về tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Hoạt động 2:
Căn cứ vào đầu đề bài thơ, theo em bài thơ cần đọc với giọng như thế nào? (tha thiết ngọt ngào).
Học sinh đọc đúng theo ý trên – nhận xét.
Tìm bố cục của bài thơ. Em nhận thấy có điều gì đặc biệt trong mỗi đoạn?
(Mỗi đoạn là 2 khổ: lời ru của tác giả (nhập vai); lời ru của mẹ và có những điệp khúc).
Lời ru trực tiếp được ngắt đều ở giữa mỗi đoạn tạo âm diệu gì? Thể hiện cảm xúc như thế nào? (dìu dặt, vấn vương; tình cảm tha thiết, trìu mến của mẹ).
Hoạt động 3:
Qua từng đoạn thơ, em thấy người mẹ được miêu tả trong những công việc gì, hoàn cảnh nào?
(Người mẹ gắn với hoàn cảnh và công việc cụ thể).
Tìm những chi tiết diễn tả công việc này? Nhận xét.
(Nhịp chày nghiêng, mồ hôi rơi, vai mẹ gầy…)
Em hiểu như thế nào về hình ảnh thơ “Lưng nú…thì nhỏ”? (So sánh chân thực).
Em hiểu như thế nào về hình ảnh “Mặt trời” trong 2 câu thơ…? Nghệ thuật gì?
Đoạn 3, miêu tả người mẹ qua những công việc gì? Có gì khác so với 2 đoạn thơ trên?
(Mẹ giã gạo nuôi quân, mẹ người hậu phương – tỉa bắp giúp buôn làng và để nuôi con. Ở đây công việc trực tiếp – mẹ là chiến sĩ trên trận tuyến đánh Mĩ ở ngay quê hương, buôn làng của mình).
Em hiểu 2 câu thơ “Từ trên…vào Trường Sơn” như thế nào?
(Lưng mẹ, đói khổ → chiến trường, Trường Sơn: hình ảnh khái quát trưởng thành vượt bậc, lớn mạnh không ngừng của những người con đã làm nên những điều thần kì cho dân tộc trong cuộc chiến tranh chống Mĩ xâm lược).
Người mẹ Tà ôi – người mẹ Việt Nam đã hiện lên như thế nào qua 3 đoạn thơ trên?
Hãy đọc kĩ 4 dòng ở cuối mỗi đoạn
+ Ở đoạn 1, em thấy công việc hoàn cảnh có mối quan hệ như thế nào với tình cảm mong ước của mẹ qua lời ru?
+ Đoạn 2: như thế nào.
+ Đoạn 3: như thế nào.
Nhận xét về mối liên hệ này?
(Tự nhiên, chặt chẽ).
Vì sao nhà thơ không để người mẹ trực tiếp nói mẹ mơ điều này, điều kia mà cụm từ “con mơ cho mẹ” thể hiện điều gì? Làm cho giọng điệu lời ru như thế nào?
Phân tích sự phát triển của tình cảm, ước vọng ở người mẹ qua 3 khúc hát ru?
(Mong con khôn lớn, trưởng thành trở thành chàng trai mạnh mẽ, cường tráng trong lao động sản xuất; người lính dũng cảm chiến đấu vì độc lập tự do dân tộc. Tình yêu con gắn bó, hoà quyện nâng lên tình cảm mới yêu buôn làng, yêu bộ đội yêu quê hương đất nước).
Qua bài thơ, chúng ta còn hiểu thêm được điều gì về thời kì kháng chiến chống Mĩ của dân tộc?
(Gian khổ, anh dũng của nhân dân ở vùng chiến khu – phần lớn ở vùng rừng núi cán bộ, nhân dân ta vừa bám rẫy, bám đất tăng gia sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ căn cứ).
Phát biểu suy nghĩ của em về nội dung nổi bật và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. Có sự kế thừa và phát huy ở những lời ru truyền thống như thế nào? (Yêu con vô bờ, mong ước con nên người, hi sinh vì con yêu con – yêu đất nước).
I. Giới thiệu tác giả , tác phẩm
Nguyễn Khoa Điềm: sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế. Ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, từng là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Từ 2000, ông giữ cương vị Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban tư tưởng văn hoá Trung ương.
Tác phẩm: tập thơ “Đất và khát vọng”, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” viết năm 1971 khi công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên.
II. Đọc và tìm hiểu bố cục, phương thức biểu đạt: 3 đoạn
Đoạn 1: từ đầu → lún sân.
Đoạn 2: Tiếp → Ka – lưi.
Đoạn 3: còn lại.
→ Điệu hát ru vừa có sự lặp lại, vừa có sự phát triển qua 3 đoạn của bài thơ.
Nhân vật trữ tình: người mẹ.
Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
III. Phân tích
1. Hình ảnh người mẹ Tà ôi
Mẹ giã gạo nuôi bộ đội kháng chiến → công việc vất vả khó nhọc. Câu thơ có những từ tạo hình, so sánh → tăng sức gợi cảm: tình yêu con của mẹ.
Mẹ đi tỉa bắp: công việc lao động sản xuất của người dân ở chiến khu.
+ So sánh: sự chịu đựng gian khổ của mẹ giữa núi rừng mênh mông, heo hút.
+ Ẩn dụ: mặt trời – người con: là tình yêu, là nguồn sống của mẹ.
“Mẹ đang chuyển lán…cuối” mẹ cùng mọi người tham gia chiến đấu bảo vệ căn cứ, di chuyển lực lượng để kháng chiến lâu dài với tinh thần quyết tâm, lòng tin vào thắng lợi.
“Mẹ địu em…” yêu con , mẹ dũng cảm chiến đấu để giành cuộc sống tự do cho con, cho dân tộc.
* Người mẹ chiến khu vất vả, nghèo khổ nhưng một lòng một dạ với cách mạng , kháng chiến; thắm thiết yêu con và nặng tình với buôn làng, bộ đội, quyết tâm đóng góp công sức cho cuộc chiến đấu chung của dân tộc – độc lập – tự do.
2. Tìm hiểu mối liên hệ giữa công việc mẹ đang làm với tình cảm, mong ước của mẹ qua các khúc ru
Mẹ giã gạo – con mơ cho mẹ: hạt gạo trắng…lớn vung chày…
Mẹ tỉa bắp – con mơ cho mẹ: hạt bắp lên đều…con lớn phát lo…
Mẹ đi chiến đấu – con mơ cho mẹ: thấy Bác Hồ (đất nước thống nhất), con lớn làm người tự do.
→ Mối liên hệ tự nhiên, chặt chẽ (công việc – tình cảm, mơ ước của mẹ. Mẹ gửi trọn niềm tin mong mỏi, tự hào voà những giấc mơ đẹp của đứa con – lời ru thêm tha thiết, sâu lắng).
Hình ảnh, tấm lòng người mẹ Tà ôi thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
* Ghi nhớ: sách giáo khoa (trang 155).
Tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào trong bài thơ (trân trọng, thương cảm,…)
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại nội dung bài học, hướng dẫn luyện tập (trang 155).
Soạn bài “Ánh trăng”.
Học thuộc lòng một đoạn thơ (tự chọn).
Ký duyệt
Tiết 58: VĂN BẢN
AÙnh traêng
Nguyễn Duy
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.
Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: xem bài thơ và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ:
Phân tích hình ảnh người mẹ Tà ôi trong bài thơ “Khúc hát ru…”
Mối liên hệ giữa công việc, hoàn cảnh và ước mơ khát vọng…
Bài mới: Trong các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước, bên cạnh Phạm Tiến Duật còn có Nguyễn Duy. Nếu ở Phạm Tiến Duật là một giọng thơ sôi nổi, trẻ trung – ở Nguyễn Duy mang nhiều ý nghĩa triết lí sâu sắc. Gọng điệu ấy thể hiện rõ…
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Đọc phần giới thiệu tác giả.
Thời điểm sáng tác?
Phương thức biểu đạt: trữ tình (biểu cảm + miêu tả + lập luận).
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh đọc:
+ 3 khổ thơ đầu: giọng kể.
+ Khổ 4 nhịp cao, ngỡ ngàng.
+ Khổ 5, 6: giọng thơ tha thiết, trầm lắng.
Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể lại theo trình tự thời gian. Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự này. Từ đó xác định bố cục bài thơ?
Hoạt động 3:
Xác định nhân vật trữ tình (tác giả); đối tượng trữ tình (vầng trăng).
Theo em hình ảnh “vầng trăng” trong bài thơ có những nét nghĩa nào?
+ Trong quá khứ nhà thơ cảm nhận về hình ảnh “vầng trăng”?
+ Vầng trăng đi qua thời điểm nào của cuộc đời tác giả? (Vầng trăng gần gũi tưởng như không bao giờ quên “cái vầng trăng…”).
+ Từ hồi về thành phố quên với những tiện nghi hiện đại đã có sự thay đổi trong tình cảm như thế nào?
(Đi qua ngõ, coi thường dửng dưng khi thay đổi hoàn cảnh dễ dàng quên quá khứ – nhất là quá khứ gian khổ nhọc nhằn. Trước vinh hoa – phản bội lại chính mình và thay đổi tình cảm với những tình nghĩa đã qua – cách sống cách nghĩ không ít người).
+ Sự xuất hiện vầng trăng trong tình huống như thế nào? (Mất điện). Tình huống đó gợi lên ấn tượng gì? (Đột ngột, ấn tượng mạnh).
+ Nhận xét về cảm xúc, tư thế “Ngửa mặt…” (cảm xúc tha thiết, thành kính, lặng im).
+ Chiều sâu triết lí lắng đọng trong khổ cuối của bài thơ. Theo em hình ảnh vầng trăng “Trăng tròn vành vạnh” có ý nghĩa gì? (Quê hương đẹp đẽ, nguyên vẹn chẳng thể phai mờ của thiên nhiên, đất nước, con người).
+ Hình ảnh “im phăng phắc”?
(Nguời bạn – nhân chứng tình nghĩa đang nhắc nhở nghiêm khắc nhà thơ và chúng ta. Con người có thể vô tình, lãng quên quá khứ những thiên nhiên, tình nghĩa vẫn luôn tràn đầy).
+ Vì sao nhà thơ lại “giật mình” khi bắt gặp hình ảnh “vầng trăng”?
(Vầng trăng có thể lạnh lùng – nhưng bao dung).
Nhận xét về kết cấu và giọng điệu bài thơ.
Từ việc tìm hiểu bài thơ, em hãy nêu chủ đề.
Phát biểu suy nghĩ của em về cuộc sống, con người sau khi học xong bài thơ.
I. Giới thiệu tác giả và tác phẩm
Nguyễn Duy sinh năm 1948 tại TP Thanh Hoá ông từng gia nhập quân đội, 1975 làm báo.
Tác phẩm “Ánh trăng” đạt giải A của Hội nhà văn Việt Nam 1984. Bài “Ánh trăng” sáng tác 3 năm sau ngày đất nước thống nhất tại TP Hồ Chí Minh.
II. Đọc và tìm hiểu bố cục bài thơ
3 khổ thơ đầu: hình ảnh
vầng trăng gắn với kỉ niệm.
3 phần Khổ 4 (bước ngoặt) tình
huống tình cờ gặp trăng.
Khổ 5, 6: gợi cảm xúc,
suy ngẫm.
III. Phân tích
1. Hình ảnh vầng trăng cùng cảm xúc của nhà thơ
Trong quá khứ (hồi nhỏ và hồi chiến tranh ở rừng): vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên, hồn nhiên tươi mát, là người bạn tri kỉ; vầng trăng: biểu tượng quá khứ tình nghĩa, vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống.
Về thành phố hiện đại – quên “vầng trăng”.
Vầng trăng xuất hiện đột ngột gợi bao kỉ niệm: năm tháng gian lao, hình ảnh thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu trong nỗi nhớ, cảm xúc “rưng rưng”.
Vầng trăng gợi suy ngẫm: đừng bao giờ quên đi quá khứ gian lao, tình nghĩa, gắn bó con người.
2. Nhận xét về tiết tấu và giọng điệu
Bài thơ như một câu chuyện riêng, có sự kết hợp tự sự + trữ tình.
Thể thơ 5 chữ giọng điệu tâm tình, thiết tha cảm xúc, truyền cảm.
3. Chủ đề
Bài thơ như một lời nhắc nhở thấm thía về tình cảm, thái độ con người đối với những năm tháng đã qua.
Câu chuyện riêng → ý nghĩ cả một thế hệ (vừa sống trong chiến tranh – hoà bình), thái độ của con người đối với quá khứ, người đã khuất và đối với bản thân → gợi lên đạo lí thuỷ chung của con người “uống nước nhớ nguồn”.
Củng cố, dặn dò:
Đọc ghi nhớ sách giáo khoa trang 157.
Đọc diễn cảm bài thơ.
Soạn bài “Làng”.
Ký duyệt
Tiết 59:
Toång keát veà töø vöïng
Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức tổng hợp về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng từ ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, từ điển tiếng Việt.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ: kết hợp bài mới.
Bài mới:
Tổng hợp kiến thức về từ vựng đã học.
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Trường hợp nào thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt?
Câu ca dao biểu đạt ý gì?
Hoạt động 2:
Cách hiểu từ ngữ của người vợ như thế nào?
(Hiểu theo nghĩa thực → yếu tố gây cười).
Hoạt động 3:
Xác định nghĩa của từ ngữ.
Hoạt động 4:
Phân tích cách dùng từ.
Tìm trường từ vựng và phân tích cách sử dụng.
Hoạt động 5:
Nhận xét về cách đặt tên các sự vật hiện tượng theo cách nào?
Học sinh tìm ví dụ tương tự.
Hoạt động 6: Đọc truyện cười và cho biết truyện phê phán gì
Tìm chi tiết gây cười?
Phê phán?
1. So sánh 2 dị bản của câu ca dao
Gật đầu: cúi xuống ngẩng lên ngay → tỏ sự đồng ý.
Gật gù: gật nhiều lần → thái độ đồng tình, tán thưởng (ý thích hợp).
→ Món ăn đạm bạc, đôi vợ chồng nghèo vẫn thấy ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.
2. Nhận xét về cách hiểu từ ngữ
Người vợ không hiểu nghĩa của cách nói “chỉ có một chân sút” → cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn thắng.
3. Xác định nghĩa của từ ngữ
Nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
Nghĩa chuyển: vai (hoán dụ)
đầu (ẩn dụ).
4. Phân tích cách dùng từ
Màu sắc: đỏ, xanh, hồng.
Sự vật, hiện tượng: lửa, cháy, tro.
→ Có quan hệ chặt chẽ: màu áo đỏ của cô giáo thắp lên trong mắt chàng trai ngọn lửa → lan toả → say đắm, không gian biến sắc (ánh theo hồng). Tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.
5. Nhận xét về cách đặt tên
Đặt tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.
Ví dụ
+ Cà tím (đặc điểm quả tròn, màu tím).
+ Cá kiếm (cá cảnh đuôi dài nhọ như kiếm).
+ Đậu đũa (trái đậu giống cái đũa).
+ Ớt chỉ thiên (ớt quả nhỏ, chỉ thẳng lên trời).
+ Ong ruồi: ong mật nhỏ như ruồi.
6. Tìm hiểu yếu tố gây cười
Gọi đốc tơ → phê phán thói thích dùng chữ nước ngoài của một số người.
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại kiến thức bài học.
Xem trước bài: Chương trình địa phương phần tiếng Việt.
Ký duyệt
Tiết 60: TẬP LÀM VĂN
Luyeän taäp vieát ñoaïn vaên töï söï
coù söû duïng yeáu toá nghò luaän
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
Biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lí.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ:
Nghị luận là gì? (Nêu lí lẽ + dẫn chứng…) (Suy nghĩ).
Kết hợp bài mới Trong văn tự sự, nghị luận thường thể hiện ở đâu?
Bằng hình thức gì? (Lập luận → câu văn triết lí).
Bài mới:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Đọc văn bản và tìm hiểu yếu tố nghị luận.
Yếu tố nghị luận ấy có vai trò gì trong việc làm nổi bật nội dung của văn bản?
Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1.
+ Yêu cầu học sinh viết 10’ và trình bày.
+ Cả lớp đóng góp, trao đổi.
Hướng dẫn làm bài tập 2:
(Quí trọng hạt gạo).
(Nội dung giản dị mà sâu sắc cảm động như thế nào?)
Hướng dẫn tìm hiểu văn bản tham khảo.
+ Tìm yếu tố nghị luận.
+ Nhận xét.
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
* Yếu tố nghị luận trong văn bản
“Lỗi lầm và sự biết ơn”
Tìm yếu tố nghị luận: trong câu trả lời của người được cứu và câu kết của của văn bản.
Vai trò: yếu tố nghị luận → câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao.
* Bài học: cần có lòng bao dung, nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa.
II. Thực hành viết một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
1. Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp…
Gợi ý:
Buổi sinh hoạt lớp đã diễn ra như thế nào? (thời gian, địa điểm, ai điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt như thế nào?)
Nội dung buổi sinh hoạt là gì? Em phát biểu vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về việc đó?
Em thuyết phục rằng Nam là …như thế nào? (Lí lẽ, ví dụ, phân tích).
2. Bài tập 2
Người em kể là ai?
Người đó đã để lại việc làm, lời nói hay suy nghĩ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Nội dung cụ thể là gì? Có tác dụng như thế nào?
Bài học rút ra từ câu chuyện
* Văn bản “Bà tôi”
+ Bàn về vấn đề giáo dục gia đình “con hư…”
+ Bàn về nguyên tắcn giáo dục “Người ta…”
+ Suy ngẫm về phẩm chất, sự hi sinh của người làm công tác giáo dục.
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại kiến thức bài học.
Xem bài “Đối thoại, độc thoại trong văn bản tự sự”.
Ký duyệt
File đính kèm:
- giao an TUAN 12.doc