Mục tiêu bài học:
Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua bài viết số 3 về kiểu văn bản tự sự. Rút kinh nghiệm để khắc phục những hạn chế.
Chuẩn bị:
Giáo viên: chấm bài.
Học sinh: xem lại kiến thức đã học.
Lên lớp:
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: kết hợp trả bài
Bài mới
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17: Tiết 81
Traû baøi soá 3
Mục tiêu bài học:
Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua bài viết số 3 về kiểu văn bản tự sự. Rút kinh nghiệm để khắc phục những hạn chế.
Chuẩn bị:
Giáo viên: chấm bài.
Học sinh: xem lại kiến thức đã học.
Lên lớp:
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: kết hợp trả bài
Bài mới
1. Nhận xét chung
a./ Ưu điểm:
Nhiều bài viết nắm vững được phương pháp làm bài văn tự sự, viết có cảm xúc, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong văn bản.
Bài:
b./ Hạn chế:
Một số bài viết còn dàn trải, ý chưa tập trung; chưa nắm được nội dung của văn bản, lỗi diễn đạt.
Một số bài điểm kém:
2. Sửa bài
Đề 2 (sách giáo khoa trang 191)
Tình huống giả định là gặp lại người lính lái xe năm xưa.
Nhân vật trong truyện kể: người lính lái xe trong cuộc chiến tranh khốc liệt.
+ Hình dung người lính lái xe: suy nghĩ, tình cảm, đặc điểm, phẩm chất.
ngoại hình, giọng nói, nụ cười, trang phục, mặt…
+ Kết hợp miêu tả
nội tâm: suy nghĩ, tình cảm của em khi gặp, trò chuyện.
+ Kết hợp nghị luận, biểu cảm.
Suy nghĩ về chiến tranh và trách nhiệm của thế hệ đối với quá khứ, hiện tại.
(Làm thế nào để không có chiến tranh; giữ gìn hoà bình?)
Đề 3 (trang 191)
Nội dung: kể lại một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô giáo cũ.
+ Kỉ niệm gì?
+ Xảy ra vào thời điểm nào?
+ Câu chuyện diễn ra như thế nào? Đáng nhớ ở chỗ nào?
Các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận là tái hiện tình cảm, cảm xúc xúc động khi kể lại câu chuyện và những suy nghĩ chân thực, sâu sắc về tình thầy trò của người viết.
3. Đọc một số bài viết tốt.
4. Trả bài cho học sinh.
Củng cố, dặn dò:
Xem lại toàn bộ kiến thức về văn bản thuyết minh, tự sự đã học.
Ký duyệt
Tiết 82 – 83
Kieåm tra toång hôïp
HỌC KÌ I
Mục tiêu bài học:
Đánh giá kết quả học tập bộ môn Ngữ văn của học sinh qua bài kiểm tra tổng hợp. Rút kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế.
Chuẩn bị:
Giáo viên: đề kiểm tra (phòng Giáo dục ra đề).
Học sinh: ôn tập kĩ.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra tập trung: thời gian 90 phút.
Đề bài:
I. Trắc nghiệm:
1. Nội dung nào sau đây không được đặt ra trong văn bản “Đấu tranh cho thế giới hoà bình”?
A. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất.
B. Nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại là ngăn chặn…
C. Cần kích thích khoa học kĩ thuật phát triển nhưng không phải bằng con đường chạy đua…
D. Cần chạy đua vũ trang để chống lại chiến tranh hạt nhân.
2. Các nhận định sau đây đúng hay sai?
Những việc chúng ta cần làm khi muốn lựa chọn đúng từ ngữ xưng hô trong hội thoại là:
Xem xét tính chất của tình huống giao tiếp.
Xem xét tính chất mối quan hệ giữa người nói – người nghe.
A. Cả hai đều đúng.
B. Cả hai đều sai.
3. Từ “chén đồng” trong câu “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” (Trích “Truyện Kiều”) được hiểu theo nghĩa nào?
A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển.
4. Chọn nét nghĩa ở cột B kết hợp với cột A để có một khái niệm hoàn chỉnh.
A B
1. Đồng âm a. Là những lời hát dân gian của trẻ em.
2. Đồng bào b. Những người cùng học một thầy.
3. Đồng dao c. Cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác…
4. Đồng môn d. Là người cùng một nòi giống, tổ quốc, đất nước.
5. Hai tác phẩm “Đồng chí” – Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật giống nhau ở điểm nào?
A. Cùng viết về đề tài người lính.
B. Cùng nói lên sự hi sinh của người lính.
C. Cùng viết theo thể thơ tự do.
D. Cả A – C đúng.
6. Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy được viết cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây?
A. Cảnh khuya. C. Lượm.
B. Đập đá ở Côn Lôn. D. Đêm nay Bác không ngủ.
7. Đoạn văn sau đây kết hợp với loại ngôn ngữ nào?
“Nước mắt ông giàn ra. Về làng…tống ra khỏi làng”
(Làng – Kim Lân. Ngữ văn 9)
A. Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại của nhân vật.
B. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả.
C. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả.
D. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả.
8. Chuyển câu hỏi thoại thành lời dẫn gián tiếp:
Bà Hai bỗng lại cất tiếng:
Thầy nó ngủ rồi ư? Dậy tôi bảo cái này đã.
II. Tự luận: 6 điểm
Hãy kể một trận chiến đấu ác liệt mà em đã học, đã đọc đã nghe kể hoặc xem trên màn ảnh.
Ký duyệt
Tiết 84 – 85
Nhöõng ñöùa treû
Mac-xim Go-rơ-ki
Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, sách tham khảo, ảnh.
Học sinh: soạn theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ:
Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản “Cố hương” là gì?
Em có suy nghĩ gì về hình ảnh “con đường” ở cuối văn bản?
Bài mới: Ở các lớp dưới các em đã được học những bài văn học Nga của các tác giả Puskin, Ê ren bua…
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Đọc tiểu dẫn để tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
Em hiểu như thế nào là “tự thuật”?
(Người kể chuyện là Gorơki xưng tôi kể chuyện về đời mình. Nhà văn viết tác phẩm lúc ngoài 40 tuổi. Ông kể lại quãng đời của mình mấy chục năm về trước từ 3 tuổi → 10 tuổi).
Hoạt động 2:
Hãy lược thuật sự việc trong đoạn trích.
(Bốn đứa trẻ hàng xóm sàn tuổi nhau cùng chơi và cùng kể chuyện cho nhau nghe. Ông bố của 3 đứa ngăn cấm nhưng chúng vẫn bí mật gặp nhau).
Tìm bố cục văn bản.
Điểm kết nối chặt chẽ 3 phần trong văn bản là gì?
(Những đứa trẻ; những con chim; truyện cổ tích, dì ghẻ, người bà hiền hậu ở phần đầu và cuối → bí mật lắng đọng).
Tìm phương thức biểu đạt , ngôn ngữ nhân vật; sử dụng chi tiết.
(Ngôn ngữ đối thoại; đan xen chi tiết thực + hư ảo cổ tích).
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh đọc và phân tích văn bản.
Tìm hiểu chú thích và cho biết vì sao những đứa trẻ con ông đại tá lại chơi thân với Aliôsa, bất chấp sự cấm đoán của bố?
(Để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Gorơki mà mấy chục năm sau…xúc động).
Có điều gì đặc biệt trong cách gặp nhau của bọn trẻ?
Hoàn cảnh của Aliôsa có gì giống và khác với 3 đứa trẻ?
(Thiếu mẹ, bị đánh đòn; Aliôsa có người bà hiền hậu, hay kể chuyện cổ tích; những đứa trẻ tuy sống trong cảnh giàu sang song cũng chẳng sung sướng gì).
Hiểu hoàn cảnh của bạn, Aliôsa kể gì cho bạn?
Những đứa trẻ có biểu hiện gì khi nghe Aliôsa kể chuyện cổ tích?
(Câu chuyện cổ tích kì diệu khơi dậy bao niềm tin tốt đẹp…)
Vì sao Aliôsa lại kể chuyện người chết sống lại cho…?
(An ủi và nhen lên niềm hi vọng).
Em nghĩ gì về tình cảm của những đứa trẻ trong đoạn này?
Vì sao, tình cảm của chúng lại bị cấm đoán?
(Hai gia đình thuộc 2 thành phần xã hội khác nhau, gia đình Aliôsa là dân thường; đại tá là một quan chức giàu sang).
Người bố của 3 đứa trẻ xuất hiện như thế nào? Có những lời nói và hành động gì?
Nhận xét về con người này?
Người bố xuất hiện thì những đứa trẻ con như thế nào? Ngệ thuật? So sánh hai lần (ngoan ngoãn, cam chịu, đáng thương) → cảm thông của Aliôsa với nỗi bất hạnh…
Phần cuối của văn bản, cái cách tiếp tục chơi của bọn trẻ diễn ra như thế nào? Nêu nhận xét của em về việc này?
Aliôsa tiếp tục kể chuyện về người bà, truyện cổ tích để làm gì?
Là những người bạn thân, tại sao không thấy Aliôsa nhắc tên bạn?
(Chủ tâm không nhắc tên → câu chuyện về tình bạn của bọn trẻ sống thiếu tình thương mang ý nghĩa khái quát và đậm màu sắc cổ tích hơn).
Qua văn bản em hiểu như thế nào về tình bạn của những đứa trẻ?
(Yêu thương, gắn bó, giàu lòng nhân ái…)
Tình bạn trong cuộc sống hiện tại?
Qua trang tự thuật của nhân vật “tôi” em hiểu gì về tấm lòng của Gorơki?
(Thảo luận).
(Đồng cảm, nhân ái, chia sẻ nỗi bất hạnh, nhất là đối với trẻ em).
I. Tác giả , tác phẩm
Mac – xim Gorơki là bút danh của Alêchxây Pê – sôp (1868 – 1936) là nhà văn lớn của Nga trong thế kỉ XX.
Tác phẩm: bộ ba tiểu thuyết tự thuật: “Thời thơ ấu” (1913 – 1914), “Kiếm sống (1916), “Những trường đại học của tôi” (1923).
“Những đứa trẻ” trích ở chương IX của tác phẩm “Thời thơ ấu” lúc Aliôsa lên 9, 10 tuổi.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tóm tắt
2. Bố cục văn bản: 3 phần
Từ đầu → cúi xuống:
Tình bạn tuổi thơ trong trắng.
Tiếp → nhà tao:
Tình bạn bị cấm đoán.
Còn lại: tình bạn vẫn tiếp diễn.
3. Phương thức biểu đạt:
Tự sự + miêu tả + biểu cảm.
III. Phân tích
1. Những đứa trẻ gặp nhau
Sống thiếu tình thương, là hàng xóm, từng cứu nhau thoát nạn.
Đến với nhau theo nhu cầu chia sẻ tình cảm.
+ Chơi cùng trò chơi.
+ Quan tâm và hiểu hoàn cảnh của nhau.
Aliôsa kể chuyện cổ tích cho bạn nghe → an ủi bạn.
→ Tình cảm đẹp: biết sống cho bạn, yêu quý bạn và khơi dậy niềm tin trong bạn những điều tốt đẹp ở đời.
2. Tình bạn bị cấm đoán
Thành phần xã hội khác nhau.
Bố của 3 đứa trẻ là người hách dịch, thô lỗ, tàn nhẫn.
“Đứa nào đây?”
“Đứa nào…”
3. Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn
Diễn ra âm thầm, lặng lẽ nhưng đoàn kết và có tổ chức.
Tiếp tục kể chuyện cổ tích, người bà → nâng đỡ tình cảm, lòng tin yêu vào bạn.
* Ghi nhớ: (sách giáo khoa).
IV. Luyện tập
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại kiến thức bài học.
Soạn bài: Bàn về đọc sách.
Ký duyệt
File đính kèm:
- giao an TUAN 17.doc