Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 2

Mục tiêu bài học: giúp học sinh:

 Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên Trái đất. Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó – đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

 Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.

Chuẩn bị:

Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.

Học sinh: chuẩn bị bài học theo câu hỏi sách giáo khoa.

Lên lớp: Ổn định:

Kiểm tra bài cũ:

 Em hiểu phong cách Hồ Chí Minh như thế nào?

(Biết kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại).

 Học tập và rèn luyện theo phong cách của Bác, mỗi chúng ta cần làm gì?

(Sống trong sạch, giản dị, có ích cho đời).

Bài mới: Chiến tranh và hòa bình là những vấn đề được quan tâm.

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2: BÀI 2: Tiết 6, 7: Ñaáu tranh cho moät theá giôùi hoaø bình Mục tiêu bài học: giúp học sinh: Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên Trái đất. Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó – đấu tranh cho một thế giới hoà bình. Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Học sinh: chuẩn bị bài học theo câu hỏi sách giáo khoa. Lên lớp: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Em hiểu phong cách Hồ Chí Minh như thế nào? (Biết kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại). Học tập và rèn luyện theo phong cách của Bác, mỗi chúng ta cần làm gì? (Sống trong sạch, giản dị, có ích cho đời). Bài mới: Chiến tranh và hòa bình là những vấn đề được quan tâm. Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Đọc chú thích Em hiểu gì về tác giả? Giới thiệu văn bản được học. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc rõ ràng, dứt khoát, đanh thép, chú ý các từ phiên âm. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? Trình bày nội dung gì? Hoạt động 3: Luận điểm chủ chốt mà tác giả nêu và tìm cách giải quyết trong văn bản là gì? (Chiến tranh hạt nhân là một thảm hoạ khủng khiếp đang đe doạ con người và mọi sự sống trên Trái đất, vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một Thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại). Luận điểm ấy được triển khai bằng các luận cứ nào? Tương ứng với các đoạn nào của văn bản? Hoạt động 4: TIẾT 2 Để cho thấy rõ tính chất hiện thực và khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân, tác giả đã bắt đầu bài viết như thế nào? (Xác định cụ thể thời gian, số liệu bằng phép tính cụ thể; tính toán lí thuyết) Nhận xét về cách vào đề của tác giả? (Trực tiếp bằng chứng cứ xác thực → người đọc thấy rõ và ấn tượng về nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân) Để gây ấn tượng mạnh hơn về hiểm hoạ kinh khủng của việc tàng trữ kho vũ khí hạt nhân trên thế giới ở thời điểm hiện tại (1986), tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? (Giáo viên giảng: so sánh thêm với sóng thần: một phút biến bờ biển của 5 quốc gia Nam Á → đống hoang tàn, 155000 người biến mất trong khoảnh khắc. Sản xuất và tàng trữ vũ khí hạt nhân để nhằm răn đe, hù doạ, ép buộc → làm cho thế giới trong hiểm hoạ thần chết, gây tốn kém, phi lí). Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đoạn 2; theo dõi các số liệu trong bảng. Qua bảng so sánh, em có thể rút ra kết luận gì? Cách đưa dẫn chứng và so sánh của tác giả như thế nào? (Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, so sánh thật thuyết phục.) Học sinh đọc “không những đi…” Em hiểu như thế nào về lí trí tự nhiên?(Quy luật tự nhiên, logic tất yếu của tự nhiên). Tác giả đã so sánh như thế nào? (Sự sống Trái đất – tiến hoá lâu dài bấm nút → biến mất). Từ đó để nhấn mạnh điều gì?(nhận thức sâu hơn về hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân). (chủ đích và thông điệp tác giả muốn gửi tới…) Đọc đoạn cuối và cho biết thái độ của tác giả sau khi cảnh báo hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân và chạy đua vũ trang như thế nào? (Tác giả không dẫn người đọc đến sự lo âu mang tính bi quan về vận mệnh nhân loại mà hướng…) Nhưng liệu tiếng nói ấy có ngăn chặn được thảm hoạ hạt nhân không và nếu như thế nào nó vẫn xảy ra thì sao? (tiếp tục khẳng định sự có mặt trong hàng ngũ của những người đấu tranh ngăn chặn…) Để kết thúc lời kêu gọi của mình Mac-két đã nêu ra một đề nghị gì?(để thời đại sau biết đến cuộc sống của chúng ta tồn tại trên Trái đất và không quên những kẻ ti tiện đã đẩy nhân loại vào hoạ diệt vong). Và chúng ta nên hiểu lời đề nghị của Macket như thế nào? (Học sinh thảo luận). Nêu cảm nghĩ của riêng em về văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”. (Học sinh trình bày). Liên hệ với tình hình thời sự chiến tranh xung đột và chạy đua vũ trang trên thế giới hiện nay. (chiến tranh xâm lược Iraq của Mĩ, xung đột Trung Đông, chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nơi…) Bài học và phương hướng hành động như thế nào? (Học sinh thảo luận) (Hội bảo trợ những nạn nhân chất độc…) Học sinh đọc phần ghi nhớ. I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tác giả: G – G Macket sinh năm 1928 người Colombia, tác giả của nhiều tập thơ và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo. Tập thơ nổi tiếng “Trăm năm cô đơn” (1967). Được tặng giải thưởng Nobel về văn học (1982). Tác phẩm: đoạn trích trong bản tham luận của ông. II. Đọc, tìm hiểu loại văn bản, chú thích: Kiểu loại: văn bản nhật dụng - nghị luận chính trị xã hội. Chú thích: từ viết tắt UNICEF. III. Bố cục: 3 phần 1. Từ đầu → khả năng sống tốt đẹp hơn. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân. 2. Tiếp → xuất phát của nó: Chứng lí cho sự nguy hiểm và tính chất phi lí của chiến tranh hạt nhân. 3. Còn lại: Nhiệm vụ của chúng ta ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hoà bình. IV. Phân tích: 1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân 50000 đầu đạn hạt nhân tương đương 4 tấn thuốc nổ/1 người → 12 lần biến mất tất cả mọi sự sống trên Trái đất + tất cả hành tinh đang xoay quanh mặt trời + 4 hành tinh + phá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời. So sánh: thanh gươm Đa-mô-clet, ẩn dụ: “dịch hạch” hạt nhân. → Nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thế giới. 2. Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân và những hậu quả của nó Sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ tranglà cướp đi nhiều điều kiệ để cải thiện cuộc sống của con người, nhất là ở các nước nghèo. Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu huỷ mọi sự sống trên trái đất → nó phản tiến hoá, phản “lí trí tự nhiên”. 3. Nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình Thái độ tích cực là mỗi người phải đoàn kết, xiết chặt đội ngũ đấu tranh vì một thế giới hoà bình, phản đối, ngăn chặn chạy đua vũ trang và tàng tích vũ khí hạt nhân. Lập một nhà băng lưu giữ trí nhớ sau thảm hoạ hạt nhân. → Nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân. * Ghi nhớ: (Sách giáo khoa) Củng cố, dặn dò: Giáo viên tổng kết những điểm chính về nội dung và nghệ thuật nghị luận của văn bản. Chuẩn bị bài: + Làm bài tập trong phần luyện tập sách giáo khoa trang 21. + Soạn bài “Tuyên bố Thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”. Tiết 8: TIẾNG VIỆT: Caùc phöông chaâm hoäi thoaïi Mục tiêu bài học: giúp học sinh: Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự. Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ. Học sinh: xem trước bài học. Lên lớp: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Thế nào là phương châm về lượng trong hội thoại? phương châm về chất trong hội thoại? Cho học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa; bài tập trắc nghiệm. Bài mới: Giới thiệu về 3 phương châm còn lại sẽ học ở tiết này. Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Trong Tiếng việt, thành ngữ “ông nói gà bà nói vịt” chỉ tình huống hội thoại như thế nào? (Tình huống hội thoại mà trong đó mỗi người nói một đường, không khớp nhau, không hiểu nhau). Điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy? (Con người không giao tiếp với nhau và những hoạt động xã hội sẽ rối loạn). Chúng ta rút ra bài học gì trong giao tiếp? (Đọc ghi nhớ). Hoạt động 2: Thành ngữ “dây cà ra dây muống”, “lúng búng như ngậm hột thị” dùng để chỉ cách nói như thế nào? (Cách nói dài dòng, rườm rà; cách nói ấp úng, không rành mạch, không thành lời). Những cách nói này có ảnh hưởng như thế nào đến giao tiếp? (Người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung truyền đạt → giao tiếp không đạt kết quả). Qua đó rút ra bài học gì trong giao tiếp?(nói ngắn gọn, rành mạch). Câu “Tôi đồng ý…”có thể hiểu theo những cách nào? nhận định (ông ấy → người nghe truyện ngắn không biết nên hiểu câu nói như thế nào → gây trở ngại trong giao tiếp.) Hoạt động 3: Đọc truyện “Người ăn xin” Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận từ người kia một cái gì đó? (Một sự cảm thông, lời nói chân thành, quan tâm và tôn trọng người khác) Có thể rút ra bài học gì từ truyện này? (Trong giao tiếp, dù địa vị và hoàn cảnh có như thế nào → phải chú ý đến cách nói tôn trọng người đó. Không nên vì thấy người đó thấp kém hơn mình mà dùng lời lẽ thiếu lịch sự). Theo em, phương châm lịch sự có liên quan đến nội dung nào trong phân môn Tiếng việt 8? (Vai xã hội trong hội thoại và lượt lời) * Ví dụ sau có tuân thủ phương châm quan hệ (nói đúng đề tài giao tiếp) hay không? Cô gái: Anh ơi! Quả khế chín rồi kìa. Chàng trai: Cành cây cao lắm! (Tuân thủ vì người nghe hiểu và đáp lại câu nói theo hàm ý). Hoạt động 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1. Em hiểu “uốn câu” trong “Kim vàng ai nỡ uốn câu” là gì? (không dùng vật quý – kim vàng để làm một việc không tương xứng với giá trị của nó. Học sinh tìm câu ca dao, tục ngữ khác có nội dung thích hợp với yêu cầu của bài tập. Phép tu từ nào có liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự? Vận dụng phương châm hội thoại đã học để giao tiếp, vì sao đôi khi người nói phải dùng cách nói như …? (Phương châm quan hệ) (Phương châm lịch sự) (giảm nhẹ ảnh hưởng). Chia nhóm: 4 nhóm Nhóm 1: thành ngữ 1, 2. Nhóm 2: thành ngữ 3, 4. Nhóm 3: thành ngữ 5, 6. Nhóm 4: thành ngữ 7, 8. Học sinh trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung. 1. Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. 2. Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh nói mơ hồ. 3. Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. 4. Luyện tập: Bài tập 1: Tục ngữ, ca dao khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống và khuyên ta trong giao tiếp phải biết dùng lời lẽ lịch sự, nhã nhặn. “Chim khôn… “Một lời nói quan tiền trúng thóc, Một lời nói dùi đục cẳng tay”. “Một câu nhịn, chín câu lành” “Vàng thì thử lửa, thử than Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.” “Chẳng được miếng thịt, miếng xôi Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng”. “Lời nói ngọt…” Bài tập 2: Nói giảm nói tránh – phương châm lịch sự. Bài tập 3: Bài tập 4: a./ Chuẩn bị nói một vấn đề khác không đúng đề tài đang nói, tránh người nghe hiểu mình không tuân thủ phương châm quan hệ → nên người nói dùng cách diễn đạt đó. b./ Tránh làm ảnh hưởng nhiều đến thể diện của người giao tiếp. c./ Báo người đối thoại biết là người đó không tuân thủ phương châm lịch sự → cần chấm dứt. Bài tập 5: Nói băm nói bổ: bốp chát, xỉa xói, thô bạo (phương châm lịch sự). Nói như thế nào đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác khó tiếp thu (phương châm lịch sự). Nửa úp nửa mở: không nói hết ý, mập mờ, ỡm ờ (phương châm lịch sự). Mồm hoa mép giải: lắm lời, đanh đá, nói át người khác (phương châm lịch sự). Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh (phương châm quan hệ). Nói như dùi đục chấm mắm cáy: nói không khôn khéo thô cộc, thiếu tế nhị (phương châm lịch sự). Củng cố, dặn dò: Nắm vững 3 phương châm hội thoại (quan hệ, cách thức, lịch sự). Làm bài tập về nhà: bài 3. Xem bài “Các phương châm hội thoại” (tiếp theo) Tiết 9: TẬP LÀM VĂN: Söû duïng yeáu toá mieâu taû trong vaên baûn thuyeát minh Mục tiêu bài học: : Giúp học sinh hiểu được văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tả thì văn bản mới hay. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Học sinh: xem trước bài học. Lên lớp: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Để bài văn thuyết minh thêm sinh động, hấp dẫn, ta có thể sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Bài mới: Cho đoạn văn bản Bài tập 2 (trang 26); đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt nào? (Thuyết minh); về đối tượng nào? (Cái chắn uống trà của người Việt Nam). Ngoài phương pháp thuyết minh giới thiệu về đồ vật em còn nhận thấy điều gì trong đoạn văn trên? (Có yếu tố miêu tả). Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Đọc văn bản Em hiểu gì về nhan đề của văn bản? (Vai trò của cây chuối đối với đời sống vật chất, tinh thần của người Việt Nam từ xưa → nay; thái độ đúng đắn của con người trong việc nuôi trồng, chăm sóc, sử dụng có hiệu quả.) Tìm những câu trong bài thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối. (Học sinh tìm trong văn bản). Chỉ ra những yếu tố miêu tả về cây chuối. Tác dụng của yếu tố đó. (Tìm trong văn bản). (Hình ảnh cây chuối: cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận). Theo em văn bản đã thuyết minh đầy đủ về cây chuối chưa? Vậy cần bổ sung những gì? Công dụng của thân chuối, lá chuối. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh có tác dụng gì? (Học sinh đọc ghi nhớ). Hoạt động 2: Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chiến tranh hạt nhân tiết thuyết minh (Học sinh thảo luận, trả lời). Giáo viên cho học sinh tìm yếu tố miêu tả trong văn bản. I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh 1. Văn bản: “Cây chuối trong đời sống Việt Nam * Giới thiệu cây chuối nói chung. Đặc điểm của cây chuối: cây, lá, thân, quả… * Yếu tố miêu tả. → đối tượng thuyết minh trên cụ thể, gần gũi, gây ấn tượng. * Giới thiệu thêm: Phân loại: chuối tây, chuối tiêu, chuối hột, chuối ngự, chuối cau…(miêu tả). Hoa chuối: màu hồng thẫm, có nhiều lớp bẹ. Nõn chuối: xanh non tươi: gói bánh, gói hàng Lá khô: làm chất đốt, nút chai… làm ghém – giải Thân chuối nhiệt phao bơi, bè… 2. Ghi nhớ: Sách giáo khoa (trang 25). II. Luyện tập: Bài tập 1: Thân chuối có hình dáng thẳng, tròn bóng. Lá chuối tươi xanh rờn, vẫy qua phất lại trước gió. Lá khô: lót ổ nằm mềm mại, mùi thơm ngai ngái gợi nhớ mùi vị quê hương. Bài tập 3: Củng cố, dặn dò: Nhắc lại nội dung bài học. Chuẩn bị bài “Luyện tập yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh” “Con trâu ở làng quê Việt Nam”. Tiết 10: TẬP LÀM VĂN: Luyeän taäp söû duïng yeáu toá mieâu taû trong vaên baûn thuyeát minh Mục tiêu bài học: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa. Học sinh: chuẩn bị làm dàn ý ở nhà. Lên lớp: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. Bài mới: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh cho hiệu quả ta phải rèn luyện kĩ năng qua các bài tập. Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Học sinh nhắc lại kiến thức đã học: sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Hoạt động 2: Đề bài yêu cầu trình bày vấn đề gì? Cụm từ “Con trâu ở làng quê Việt Nam” bao gồm những ý gì? (Đối tượng, vị trí vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân: công việc đồng áng, cuộc sống làng quê). Yêu cầu: thuyết minh; đối tượng, vị trí. Mở bài trong văn bản thuyết minh cần phải làm gì? “Con trâu ở làng quê Việt Nam” phần thân bài của đề bài trên ta phải trình bày ý gì? Phần kết bài của văn bản thuyết minh cần nêu ý gì? Học sinh thực hành, giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung. Phần mở bài nội dung cần thuyết minh là gì? Yếu tố miêu tả sử dụng là gì? (Trên khắp miền quê Việt Nam đều thấy hình bóng con trâu trên đồng ruộng; ca dao…) Con trâu trong việc làm ruộng. Hình ảnh con trâu với tuổi thơ ở nông thôn? Phần kết bài cần miêu tả hình ảnh gì? I. Ôn kiến thức đã học: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh → hình ảnh gần gũi, ấn tượng. II. Bài tập vận dụng: Đề: con trâu ở làng quê Việt Nam. 1./ Dàn ý: a./ Mở bài: giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam. b./ Thân bài: Con trâu trong nghề làm ruộng là sức kéo cày, bừa, kéo xe, trục lúa. Con trâu trong lễ hội, đình đám. Con trâu là tài sản lớn của người nông dân Việt Nam. Là nguồn cung cấp thịt, da để thuộc, sừng trâu làm đồ mĩ nghệ. Con trâu với tuổi thơ nông thôn. c./ Kết bài: Con trâu trong tình cảm của người nông dân. 2./ Viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả. * Từ bao đời nay hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân Việt Nam. Vì thế, con trâu đã trở thành người … bạn tâm tình của họ: “Trâu ơi…” * Con trâu kéo cày, trục lúa, kéo xe… (miêu tả). * Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên, chọi trâu ở Đồ Sơn. * Con trâu thung dung gặm cỏ → cuộc sống thanh bình yên ả của làng quê Việt Nam. * Thật thú vị! Con trâu hiền lành, ngoan ngoãn đã để lại trong kí ức tuổi thơ của mỗi người bao kỉ niệm ngọt ngào. Củng cố, dặn dò: Đọc thêm bài “Dừa sáp”. Nhắc lại kiến thức đã học về sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Xem lại kiến thức về văn thuyết minh sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả để làm bài viết số 1.

File đính kèm:

  • docgiao an TUAN 2.doc