Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 21

Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

 Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương.

 Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức tích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.

Chuẩn bị:

Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.

Học sinh: tìm hiểu tình hình địa phương (các hiện tượng, sự việc).

Lên lớp:

Ổn định.

Kiểm tra bài cũ: Muốn làm bài văn nghị luận cần trải qua các bước nào?

Trình bày cụ thể các bước đó.

Bài mới: Viết bài nghị luận trình bày về một sự việc, hiện tượng ở địa phương em.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21: Tiết 101 Chöông trình ñòa phöông (PHẦN TẬP LÀM VĂN) Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương. Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức tích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Học sinh: tìm hiểu tình hình địa phương (các hiện tượng, sự việc). Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: Muốn làm bài văn nghị luận cần trải qua các bước nào? Trình bày cụ thể các bước đó. Bài mới: Viết bài nghị luận trình bày về một sự việc, hiện tượng ở địa phương em. Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Giáo viên nêu yêu cầu của bài học. Hoạt động 2: Học sinh đọc các ý trong phần 2 và chọn vấn đề để làm. Cách làm như thế nào? Hoạt động 3: Dàn bài chung cho 1 đề văn nghị luận? Phép lập luận để viết bài? (Phân tích và tổng hợp). Điểm nào ta cần phải lưu ý khi viết bài? Nếu học sinh vi phạm sẽ bị phê bình. 1. Yêu cầu: Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài văn nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương. 2. Cách làm Chọn sự việc, hiện tượng có vấn đề, có ý nghĩa để viết. Phác thảo ý, lập dàn bài. Viết thành bài (khoảng 1500 chữ). Đọc lại và sửa chữa cho hoàn chỉnh. 3. Dàn bài chung a./ Mở bài: Nêu sự việc, hiện tượng có vấn đề ở địa phương. b./ Thân bài Nêu và trình bày sự việc, hiện tượng (rõ ràng, cụ thể, có dẫn chứng). Nêu ý kiến riêng của mình về sự việc, hiện tượng đó. + Nhận định đúng – sai, lợi – hại. + Phân tích nguyên nhân. + Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối. c./ Kết bài Khẳng định hay phủ nhận sự việc, hiện tượng, đề xuất giải pháp. 4. Chú ý Tuyệt đối không nêu tên người, tên cơ quan, đơn vị cụ thể có thật liên quan đến sự việc hiện tượng. Phân chia thời gian hợp lí để viết. Củng cố, dặn dò: Học sinh nắm được phương pháp viết một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Học sinh nộp bài viết cho giáo viên. Chuẩn bị làm bài viết số 5. Tiết 102: Chuaån bò haønh trang vaøo theá kæ môùi Vũ Khoan Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu học sinh phải gấp rút khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỉ mới. Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ. Học sinh: trả lời câu hỏi trong phần đọc – hiểu văn bản. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: Văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” có những luận điểm nào? Theo em văn nghệ đến với con người bằng con đường nào và sức mạnh của văn nghệ thể hiện ra sao? Bài mới: Nói tới con người Việt Nam ta nghĩ đến những phẩm chất nào? (Yêu nước, cần cù, dũng cảm, thông minh, tinh thần cộng đồng). Những phẩm chất ấy được kiểm nghiệm trong hoàn cảnh nào? (Trong các cuộc đấu tranh giữ nước). Bên cạnh những mặt mạnh chúng ta vẫn còn không ít những điểm yếu. Nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu là điều hết sức cần thiết để một dân tộc, một đất nước tiến lên phía trước, vượt qua những trở ngại, thách thức trên mỗi chặng đường lịch sử. Hiện nay đất nước ta…để vươn lên trong thời kì mới, chúng ta phải chuẩn bị… Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm (sách giáo khoa trang 29). Hoạt động 2: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? Tác giả viết bài này vào thời điểm nào của lịch sử? (Đầu năm 2001 – bước vào năm đầu của thế kỉ 21). Bài viết vào thời điểm đó có ý nghĩa gì? (Chuyển giao 2 thời điểm: 2 thế kỉ, 2 thiên niên kỉ: ta kiểm điểm, nhìn lại mình trên chặng đường đã qua và chuẩn bị đi tiếp chặng đường mới. Dân tộc ta bước vào công cuộc đổi mới → nước công nghiệp vào năm 2020). Đề tài bàn luận của bài viết là gì? Em hiểu như thế nào là “hành trang”? Đề tài thể hiện ở câu nào của văn bản? Vấn đề tác giả nêu trong bài viết có ý nghĩa như thế nào? (Ý nghĩa lâu dài trong quan hệ đi lên của đất nước. Muốn đất nước không bị tụt hậu, ta phải nhận ra điểm mạnh điểm yếu, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu → đi vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay). Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc: trầm tĩnh, khách quan, nhấn mạnh ý nghĩa cấp thiết của vấn đề. Câu đầu bài viết nêu…là phần đưa vấn đề, phần giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề? Để làm rõ vấn đề nêu ra trong bài viết tác giả trình bày những luận cứ nào? Tương ứng đoạn nào của văn bản? (Bảng phụ). Hoạt động 4: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, theo em điều quan trọng nhất là gì? Tác giả đã nêu những lí lẽ nào để xác minh cho luận cứ này? Kinh tế tri thức? Tìm trong văn bản, tác giả nêu lên bối cảnh thế giới hiện nay như thế nào? Trong bối cảnh chung, đất nước ta phải giải quyết những vấn đề gì? Đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước ta phải nhận rõ điều gì? (luận cứ trung tâm). Tác giả đã nêu ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam ta? Tác giả dùng phương pháp phân tích nào trong luận cứ 3? (Đối chiếu: điểm mạnh – điểm yếu đi liền trong cái mạnh có cái yếu → cách nhín thấu đáo, hợp lí). Những nhận xét của tác giả có điểm gì giống và khác với những điều mà em đã đọc trong sách vở? (Thiên về khẳng định những cái hay, cái tốt, cái mạnh trong phẩm chất… → có cơ sở. Nhưng chỉ thiên về điểm mạnh → ngộ nhận tự đề cao quá mức, tự thoả mãn, không học hỏi người khác → cản trở sự đi lên của đất nước). Thái độ của tác giả như thế nào khi nêu nhận xét này? (Tôn trọng sự thật, nhìn nhận vấn đề khách quan, toàn diện, khẳng định, trân trọng phẩm chất tốt đẹp nhưng thẳng thắn chỉ ra mặt yếu kém). Tác giả đã kết luận vấn đề trên như thế nào? Nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của văn bản. Sử dụng nhiều thành ngữ, thành ngữ có tác dụng gì? (Không dùng cách nói trang trọng, không sử dụng tri thức sách vở, uyên bác). Đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa. I. Xuất xứ văn bản (sách giáo khoa) Tác giả: Tác phẩm: II. Phương thức biểu đạt: nghị luận Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới: “Lớp trẻ Việt Nam…kiến thức mới”. III. Đọc và tìm hiểu bố cục văn bản a. Đặt vấn đề b. Giải quyết vấn đề: Sự chuẩn bị bản thân con người. Tiếp → của nó: bối cảnh thế giới hiện nay và mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước. Còn lại: điểm mạnh, yếu của con người Việt Nam. c. Kết thúc vấn đề: đoạn cuối của văn bản. IV. Phân tích 1. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì điều quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển mạnh thì vai trò của con người lại càng nổi trội. 2. Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước Bối cảnh thế giới hiện nay: khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập càng sâu rộng giữa các nền kinh tế. Nước ta đồng thời giải quyết 3 nhiệm vụ: + Thoát khỏi tình trạng nghèo… + Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. + Tiếp cận nền kinh tế tri thức. 3. Điểm mạnh, yếu của con người Việt Nam Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành. Cần cù sáng tạo nhưng thiếu tỉ mỉ, không coi trọng quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương. Có tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống ngoại xâm nhưng lại đố kị trong làm ăn, cuộc sống hàng ngày. Thích ứng nhanh nhưng hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị kinh doanh, quen bao cấp, sùng ngoại, bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ tín. * Tổng kết: Bước vào thế kỉ mới, con người thế hệ trẻ Việt Nam phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu, rèn luyện mình có những thói quen tốt để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngôn ngữ bài viết dễ hiểu, giản dị gần gũi. * Ghi nhớ (sách giáo khoa trang 30). Củng cố, dặn dò: Nhắc lại kiến thức bài học và hướng dẫn học sinh luyện tập. Chuẩn bị trước bài “Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phôngten”. Tiết 103: Caùc thaønh phaàn bieät laäp Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Nhận biết 2 thành phần biệt lập: gọi – đáp và phụ chú. Nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu. Biết đặt câu có thành phần gọi – đáp và phụ chú. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ. Học sinh: xem trước bài học. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là thành phần biệt lập? Các thành phần biệt lập: tình thái và cảm thán có đặc điểm như thế nào? Làm bài tập 4. Bài mới: Ngoài thành phần biệt lập tình thái và cảm thán còn có những thành phần khác. Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu các ví dụ trong (I) và trả lời các câu hỏi. (“Này”: dùng để gọi – thiết lập quan hệ giao tiếp. “Thưa ông”: dùng để đáp – duy trì sự giao tiếp). Em hiểu như thế nào là thành phần gọi – đáp? Đọc, tìm hiểu ví dụ trong (II) sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi. (Từ ngữ đó không phải là một bộ phận thuộc cấu trúc cú pháp của câu, nó là thành phần biệt lập. Câu (a) chú thích “đứa con gái…” Câu (b) chú thích cho suy nghĩ của tác giả, giải thích thêm rằng “ lão không hiểu tôi” chưa hẳn đúng nhưng tôi” cho đó là lí do nên làm cho tôi buồn lắm”). Ta gọi là thành phần phụ chú, thành phần phụ chú là cái gì? Cách ghi thành phần phụ chú trong câu? Làm bài tập 3đ, tìm thành phần phụ chú. Hãy cho biết thành phần phụ chú đó có giải thích cho việc làm hoặc miêu tả đôi mắt của cô gái hay không? (Không; trình bày thái độ ngạc nhiên của người đang nói: ngạc nhiên trước việc cô gái tham gia du kích, xúc động trước nụ cười hồn nhiên và đôi mắt đen…) Từ đó ta rút ra điều gì? Đọc ghi nhớ. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2, 3, 4 trong sách giáo khoa. (Học sinh thảo luận). I. Các thành phần biệt lập 1. Thành phần gọi – đáp Được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. 2. Thành phần phụ chú Thành phần phụ chú dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Đặt giữa 2 dấu gạch ngang, 2 ngoặc đơn, 2 dấu phảy. Thành phần phụ chú không chỉ được dùng giải thích cho những từ ngữ mà còn được dùng để nêu thái độ, cử chỉ, hành động đi kèm theo lời nói của người nói, của nhân vật → nhờ đó lời nói hiểu đúng hơn, thích hợp hơn với hoàn cảnh. * Ghi nhớ: sách giáo khoa trang 32. II. Luyện tập Bài tập 1: Này: gọi quan hệ trên hàng – Vâng: đáp gần gũi. Bài tập 2: Bầu ơi – không hướng đến riêng ai. Bài tập 3, 4: ở a, b, c: giải thích cho các cụm danh từ: “mọi người”, “những người … này”, lớp trẻ. Ở (d): thái độ của người nói. Củng cố, dặn dò: Nhắc lại ghi nhớ. Làm bài tập về nhà: số 5. Xem trước bài “Liên kết đoạn văn”. Tieát 104 – 105: Vieát baøi taäp laøm vaên soá 5 nghò luaän xaõ hoäi Mục tiêu bài học: Kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội. Chuẩn bị: Giáo viên: đề kiểm tra. Học sinh: xem lại kiến thức đã học về kiểu bài nghị luận xã hội. Lên lớp: Ổn định. Kiểm tra 2 tiết: Học sinh chọn một trong hai đề: Đề 1: Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người. Đề 2: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Em hãy đặt ra 1 nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. Yêu cầu: Nhận rõ các sự việc, hiện tượng cần nghị luận. Có nhan đề tự đặt, có luận điểm rõ ràng, lập luận, luận cú các thành phần mở bài, thân bài, kết bài mạch lạc, liên kết. Biểu điểm: Điểm 9 – 10: trình bày rõ ý, diễn đạt gọn, bài viết có sức hấp dẫn. Điểm 7 – 8: đảm bảo ý, tuy nhiên còn mắc từ 3 – 4 lỗi diễn đạt. Điểm 5 – 6: bài viết có ý nhưng chưa sâu, mắc từ 5 – 6 lỗi diễn đạt. Điểm 3 – 4: viết sơ sài, chưa rõ ý. Điểm 0 – 1 – 2: lạc đề, bỏ giấy trắng, thiếu nhiều ý Củng cố, dặn dò: Học sinh nộp bài và xem trước bài mới: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

File đính kèm:

  • docgiao an TUAN 21.doc
Giáo án liên quan