Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.
Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: đọc và trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 57.
Lên lớp:
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24: Tiết 116
Muøa xuaân nho nhoû
Thanh Hải
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.
Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: đọc và trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 57.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ:
Hình ảnh con cò trong bài thơ của Chế Lan Viên thể hiện những ý nghĩa biểu tượng nào?
(Biểu tượng: làng quê, hình ảnh người lao động – phụ nữ; ước mơ tình thương và tấm lòng của mẹ).
Em có suy nghĩ gì về lời hát ru và nét độc đáo của bài thơ?
(Lời hát ru nâng đỡ đời sống tình cảm của con người trong suốt cuộc đời; nét độc đáo: âm hưởng dân ca, giọng điệu,…)
Bài mới: “Con người chỉ sống có một lần; sống làm sao cho ra sống để khỏi nuối tiếc về những năm tháng sống hoài sống uổng”.
Em hiểu câu nói trên như thế nào? (Cuộc đời mỗi con người chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người đó biết sống có ích và cống hiến cho đời). Một nhà thơ, người con của xứ Huế mộng mơ cũng đã gửi gắm quan niệm nhân sinh cao đẹp đó qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Chú thích sách giáo khoa trang 56, 57.
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Tháng 11 – 1980 là mùa đông, vậy vì sao Thanh Hải lại viết về “mùa xuân”?
(Mùa xuân trong tâm tưởng của Thanh Hải. Đối mặt với bệnh tật, cái chết nhưng Thanh Hải vẫn hướng đến mùa xuân tươi trẻ, đầy sức sống → tâm hồn lạc quan, yêu đời, khát khao cuộc sống vô bờ).
Hoạt động 2:
Mạch cảm xúc của tác giả.
Căn cứ vào mạch cảm xúc → xác định bố cục của văn bản.
Hoạt động 3:
Mùa xuân ở khổ đầu được dùng với ý nghĩa gì?
Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên được tác giả phác hoạ bằng những nét nào?
Nhận xét bức tranh mùa xuân qua những nét hoạ?
Trước cảnh thiên nhiên mùa xuân, cảm xúc của nhà thơ?
Em hiểu “giọt” ở đây như thế nào? Biểu hiện cảm xúc như thế nào?
Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên nhà thơ hướng cảm xúc về mùa xuân của đất nước qua hình ảnh nào?
“Người cầm súng”, “người ra đường” biểu trưng cho nhân vật nào của đất nước?
Mùa xuân đến với con người được tác giả tạo nên qua hình ảnh nào?
(Lộc đến với người cầm súng, người nông dân ra đồng…)
Nhà thơ còn cảm nhận không khí mùa xuân của đất nước như thế nào? (Nhịp điệu hối hả, háo hức, âm thanh xôn xao).
Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước được tác giả hình dung qua hình ảnh nào? Nghệ thuật?
(Mùa xuân là thời điểm mà mỗi con người có dịp suy ngẫm lại chính mình, Thanh Hải cũng không ngoại lệ…làm gì cho quê hương đất nước. Suy nghĩ, trăn trở bộc lộ qua những tâm niệm…)
Nhà thơ tâm niệm điều gì?
Nhận xét những hình ảnh biểu hiện điều tâm niệm của Thanh Hải?
(Giản dị, chân thành, khiêm tốn – hình ảnh đẹp của thiên nhiên).
Cấu tứ lặp lại tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Tất cả hình ảnh đẹp của thiên nhiên đã lắng lại → 1 mùa xuân nho nhỏ – nhan đề của bài thơ.
Vậy em hiểu như thế nào về nhan đề?
Sự chuyển đỏi đại từ “tôi’ sang ‘ta” có tác dụng gì?
(Khát vọng riêng → chung – quan niệm nhân sinh nhưng lại được đúc kết bằng tình cảm của tấm lòng…)
Bài thơ được kết thúc như thế nào?
(Âm điệu dân ca xứ Huế mênh mang tha thiết).
Âm điệu ấy thể hiện tình cảm gì?
Bài thơ đã gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc và suy nghĩ gì?
(Xúc động, thấm thía; ý thức trách nhiệm đối với cuộc sống của mình, mọi người; cuộc sống của con người chỉ thực sự…)
“Nếu là…”
(Một khúc ca xuân – Tố Hữu).
I. Tác giả, tác phẩm
* Tác giả: Thanh Hải (1930 – 1980) quê ở Thừa Thiên – Huế. Là cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở Miền Nam từ những năm đầu.
* “Mùa xuân nho nhỏ” viết 11 – 1980 không bao lâu nhà thơ qua đời. Bài thơ thể hiện niềm yêu tha thiết cuộc sống, đất nước và ước nguyện cống hiến cho đời của nhà thơ.
II. Phương thức biểu đạt và bố cục văn bản
* Biểu cảm: mạch cảm xúc từ mùa xuân của thiên nhiên → mùa xuân đất nước → tâm niệm.
* Bố cục: 3 phần
6 câu đầu (khổ 1).
Khổ 2, 3.
Khổ 4, 5, 6.
III. Phân tích
1. Cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên đất nước
* Bức tranh mùa xuân:
Dòng sông xanh.
Bông hoa tím biếc.
Tiếng chim…
→ Không gian cao rộng khoáng đạt, màu sắc rực rỡ tươi thắm, âm thanh vang vọng, thiên nhiên đẹp tràn đầy sưc sống.
* Cảm xúc:
“Giọt long lanh rơi”.
→ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: niềm say sưa, ngây ngất rạo rực của Thanh Hải trước cảnh thiên nhiên đất trời vào xuân.
2. Mùa xuân của đất nước
Người cầm súng
Người ra đồng “lộc”
→ Con người bảo vệ và dựng xây là đem về mùa xuân cho quê hương đất nước.
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên…
→ So sánh đẹp: sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, toả sáng của dân tộc.
3. Tâm niệm chân thành
Ta làm con chim hót
cành hoa
nốt trầm
→ Khát vọng được hoà nhập vào cuộc đời chung, được cống hiến phần tốt đẹp dù là bé nhỏ của mình cho đất nước.
“Mùa xuân nho nhỏ” → sống đẹp, sống có ích, cống hiến không mệt mỏi cho đời. “Dù là…”
Lòng yêu mến quê hương tha thiết của nhà thơ.
* Ghi nhớ (sách giáo khoa).
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại nội dung cơ bản của bài thơ.
Học thuộc bài thơ.
Soạn bài “Viếng lăng Bác”.
Ký duyệt
Tiết 117:
Vieáng laêng Baùc
Viễn Phương
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết, thành kính vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ Miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác.
Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị. Lời thơ dung dị, cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ: Phân tích mạch cảm xúc của Thanh Hải trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”.
Bài mới: Nhà thơ Tố Hữu viết:
“Bác nhớ…”
Lúc sinh thời Bác thường nói “Miền Nam trong trái tim tôi”. Mơ ước của Bác đến ngày đất nước độc lập Bác vào thăm đồng bào Miền Nam. Đồng bào Miền Nam mơ ước một ngày nào đó được “đón Bác vào thăm thấy Bác cười”. Niềm mơ ước chưa thực hiện…Nhà thơ Viễn Phương…
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Tìm hiểu tác giả, tác phẩm qua phần chú thích.
Hoạt động 2:
Cảm xúc chủ đạo bao trùm bài thơ?
(Thành kính, trang nghiêm…)
Mạch cảm xúc đi theo trình tự nào?
(Trình tự cuộc viếng thăm: xa – đứng trước lăng – vào lăng – chuẩn bị chia xa. Tâm trạng cũng thay đổi: xúc động hồi hộp – choáng ngợp khi nghĩ về tầm vóc vĩ đại – gần gũi, thân thiết – ước nguyện).
Hoạt động 3:
Mở đầu bài thơ tác giả giới thiệu gì?
(Hoàn cảnh – thông báo nhưng đầy cảm xúc).
Vì sao nhà thơ lại xúc động?
(Niềm ao ước được thoả nguyện).
Nhận xét về lời xưng hô?
Từ xa nhìn về lăng, hình ảnh đầu tiên gây xúc động mạnh trong cảm xúc của Viễn Phương về cảnh quan xung quanh lăng Bác là gì?
(Từ cảm “Ôi” → xúc động mạnh).
Hàng tre được miêu tả đặc điểm gì?
Đặc điểm đó gợi liên tưởng đến điều gì?
Đứng trước lăng, nhà thơ choáng ngợp trước hình ảnh nào?
Tìm hiểu hình ảnh “mặt trời” trong 2 câu thơ?
Mặt trời trong câu 2 – Bác, nghệ thuật?
Câu thơ biểu hiện cảm xúc gì của nhà thơ?
Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví với hình ảnh nào?
Em hiểu “79 màu xuân” như thế nào?
(Cả cuộc đời của Bác).
Theo dòng người vào lăng, tác giả bắt gặp khung cảnh gì?
Từ hình ảnh “vầng trăng”, tác giả liên tưởng đến hình ảnh nào?
(trời xanh – Bác).
Đứng trước linh cữu của Bác, cảm xúc của Viễn Phương như thế nào?
Tình cảm khổ thơ 3 còn dồn nén, nhưng khổ 4, phải xa Bác, tình cảm ấy biểu hiện như thế nào?
Từ cảm xúc ấy, Viễn Phương bày tỏ ước nguyện gì? Biện pháp nghệ thuật nào?
Tìm hình tượng đối ứng trong bài thơ và phân tích giá trị sử dụng.
(Học sinh thảo luận).
Nhận xét về đặc điểm nghệ thuật của bài thơ?
(Giọng điệu, thể thơ, kết hợp với bộc lộ cảm xúc, hình ảnh thơ sáng tạo vừa có ý nghĩa kết quả vừa mang giá trị biểu cảm). Bài thơ đã được phổ nhạc.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
2. Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác: viết 4 – 1976.
II. Phương thức biểu đạt
Biểu cảm + tự sự, miêu tả.
III. Phân tích
1. Khổ thơ đầu
“Con” – “Bác”.
→ Giới thiệu hoàn cảnh, tâm trạng xúc động, tình cảm gần gũi, gắn bó.
Hàng tre
+ Bát ngát.
+ Xanh xanh Việt Nam.
+ Đứng thẳng hàng.
→ Ẩn dụ: cốt cách dẻo dai, phẩm chất kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam, nơi Bác yên nghỉ xanh mát bóng tre.
2. Khổ thơ 2
“Mặt trời trong lăng rất đỏ”.
→ Ẩn dụ: Bác như mặt trời soi sáng con đường độc lập dân tộc → Bác cao cả, vĩ đại → niềm tôn kính ngưỡng mộ của nhà thơ.
Dòng người – tràng hoa.
→ Ẩn dụ: tấm lòng thành kính, thương nhớ…
3. Khổ thơ 3
“Giấc ngủ bình yên”
“Vầng trăng sáng…”
→ Không gian trang nghiêm, yên tĩnh, dịu nhẹ – tâm hồn Bác trong sáng.
“Trời xanh” → ẩn dụ: Bác sống mãi với non sông đất nước.
“Nghe nhói”
→ Cảm xúc đau xót tột cùng trước sự ra đi của Bác.
4. Khổ thơ 4
“Thương trào nước mắt”.
→ Biểu hiện tình cảm tự nhiên: thương nhớ, đau xót.
“Muốn làm” (điệp ngữ”)
→ Tình cảm lưu luyến, ước nguyện ở gần bên Bác mãi mãi.
* Ghi nhớ (sách giáo khoa).
IV. Luyện tập
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại kiến thức bài học.
Học thuộc bài thơ và soạn bài “Sang thu”.
Ký duyệt
Tiết 118:
Nghò luaän veà
taùc phaåm truyeän (hoaëc ñoaïn trích)
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
Hiểu rõ thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), nhận diện chính xác một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Nắm vững yêu cầu đối với 1 bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, sách tham khảo.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ: kết hợp bài mới.
Bài mới: Giới thiệu các kiểu văn bản nghị luận đã học ở các tiết trước.
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Học sinh đọc văn bản trang 61.
Em hiểu vấn đề nghị luận là gì?
(Nghị luận là tư tưởng cốt lõi, là chủ đề của một bài văn nghị luận. Nó là mạch ngầm làm nên tính thống nhất, chặt chẽ của bài văn.)
Vấn đề nghị luận của bài văn? Đặt nhan đề cho bài văn.
(Một vẻ đẹp nơi SaPa lặng lẽ).
Tìm đoạn văn nêu vấn dề nghị luận và cô đúc vấn đề nghị luận (đoạn 1 & 5).
Vấn đề được triển khai bằng các luận điểm nào? (đoạn 2, 3, 4)
Câu chủ đề nêu luận điểm?
Nhận xét về cách khẳng định luận điểm của người viết.
(Ngắn gọn, rõ ràng, gợi sự chú ý ở người đọc).
Nhận xét về cách lập luận (dẫn dắt, phân tích, chứng minh) của người viết.
(Nêu ví dụ).
Rút ra ghi nhớ (học sinh đọc).
Hoạt động 2:
Học sinh đọc văn bản trong phần luyện tập và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
* Vấn đề nghị luận :
Những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng…trong “Lặng lẽ SaPa” – Nguyễn Thành Long.
* Tìm hiểu:
Nêu vấn đề nghị luận (đoạn 1).
“Dù được…”
Triển khai bằng các luận điểm:
+ Luận điểm 1 (đoạn 2)
“Trước tiên…của mình”.
+ Luận điểm 2 (đoạn 2)
“Nhưng anh thanh niên…chu đáo”.
+ Luận điểm 3 (đoạn 3)
“Công việc…
Cô đúc các luận điểm đã trình bày:
“Cuộc sống của chúng ta…tin yêu”.
* Nhận xét:
Phân tích, chứng minh bằng các luận cứ (dẫn chứng trong tác phẩm) để làm rõ luận điểm.
Dẫn dắt tự nhiên, bố cục chặt chẽ: nêu – phân tích, diễn giải – khẳng định nâng cao vấn đề nghị luận.
* Ghi nhớ: sách giáo khoa.
II. Luyện tập
Vấn đề cần nghị luận:
Tình thế lựa chọn nghiệt ngã và phẩm chất tốt đẹp của Lão Hạc.
Phân tích cụ thể nội tâm, hành động của Lão Hạc → sáng tỏ nhân cách, tấm lòng hi sinh cao quý.
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại kiến thức bài học.
Xem trước bài “Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)”.
Tiết 119:
Caùch laøm baøi nghò luaän
veà taùc phaåm truyeän (hoaëc ñoaïn trích)
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
Biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với yêu cầu đã học.
Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ: ghi nhớ bài trước (tiết 118).
Bài mới:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Đọc các đề bài trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Hoạt động 2:
Các bước để thực hành bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích).
(Học sinh thảo luận).
Học sinh đọc dàn bài để rút ra yêu cầu chung cho mỗi phần.
+ Mở bài: yêu cầu gì?
+ Thân bài: yêu cầu gì?
Triển khai các luận điểm (2đ) bằng các luận cứ.
+ Kết bài?
Có cách viết phần mở bài nào?
phân tích luận điểm 1
(Chia nhóm
phân tích luận điểm 2)
(Học sinh đọc ghi nhớ).
Hoạt động 3:
Hướng dẫn làm bài tập trong phần luyện tập
I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)
Nêu ra những vấn đề nghị luận về tác phẩm:
+ Nhân vật.
+ Tình cảm.
+ Diễn biến cốt truyện.
Yêu cầu khác nhau:
+ Phân tích: yêu cầu phân tích để nêu nhân vật.
+ Suy nghĩ: đề xuất nhận xét → đánh giá phân tích.
II. Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)
Đề bài (sách giáo khoa)
1. Tìm hiểu đề, tìm ý
* Yêu cầu: nêu suy nghĩ về nhân vật ông Hai.
* Tìm ý:
Nét nổi bật: tình yêu làng yêu nước được đặt trong tình huống thử thách: tin đồn làng theo giặc.
Tình cảm ấy có đặc điểm gì
+ Trước khi kháng chiến bùng nổ.
+ Tản cư.
2. Lập dàn ý
a./ Mở bài: nêu vấn đề cần nghị luận (nhân vật, sự kiện, chủ đề…)
b./ Thân bài:
Trình bày các luận điểm.
Phân tích, chứng minh các luận điểm bằng những dẫn chứng trong tác phẩm để làm rõ và tăng tính thuyết phục.
Giữa các luận điểm, phải liên kết chuyển tiếp.
c./ Kết bài: khẳng định lại vấn đề nghị luận và nâng cao vấn đề.
3. Viết bài
a./ Mở bài: kết quả → cụ thể;
Nêu trực tiếp vấn đề nghị luận.
b./ Thân bài.
c./ Kết bài
4. Đọc và kiểm tra sửa chữa
* Ghi nhớ: sách giáo khoa trang 68.
III. Luyện tập
Tái hiện bức tranh làng quê trước cách mạng.
Nghệ thuật?
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích).
Xem bài “Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)”.
Ký duyệt
Tiết 120:
Luyeän taäp laøm baøi nghò luaän veà
taùc phaåm truyeän (hoaëc ñoaïn trích)
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
Củng cố tri thức về yêu cầu, cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) đã học.
Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, viết bài.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: xem bài cũ và đọc lại văn bản “Chiếc lược ngà”.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
Bài mới:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Đọc đề, tìm hiểu đề, tìm ý.
(Phân tích tình cảm cha con sâu nặng
tâm trạng ông Sáu khi về thăm gia
đình, thăm con.
suy nghĩ của bé Thu về người cha
trọn vẹn, hoàn hảo).
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
(Yêu cầu sắp xếp hệ thống luận điểm, luận cứ mạch lạc, sinh động để làm sáng tỏ ý kiến, nhận xét của mình).
Hoạt động 3:
Mở bài
Chia nhóm viết Thân bài
Kết bài.
Giáo viên đánh giá, nhận xét, cho điểm.
I. Tìm hiểu đề, tìm ý
* – Yêu cầu: nêu cảm nghĩ.
– Xác định phương hướng: đoạn trích truyện…
* Hoàn cảnh lịch sử cụ thể Miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ
– Chiến tranh ác liệt.
– Tình cảm gia đình chia cắt.
* Nêu nhận xét về 2 nhân vật
– Tình cảm éo le của gia đình, mất mát, hi sinh, nghị lực, tình cảm cha con.
– Phân tích luận cứ (trong tác phẩm).
* Phân tích nghệ thuật tạo tình huống, cách kể, lựa chọn chi tiết.
II. Xây dựng dàn ý
a./ Mở bài: tình cảm cha con sâu nặng…
b./ Thân bài: trình bày các luận điểm.
c./ Kết bài:
Khẳng định vấn đề nghị luận.
III. Thực hành (viết văn bản)
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại các bước tìm hiêu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích).
Ra đề bài viết số 6 ở nhà.
Đề 1, 2 (trang 64, 65).
Học sinh làm bài cuối tuần sau nộp.
Ký duyệt
File đính kèm:
- giao an TUAN 24.doc