Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị, quý giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình.
Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện: tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.
Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và triết lí.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ: Nêu phương pháp học văn bản nhật dụng?
Bài mới:
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28: Tiết 136 – 137
Beán queâ
Nguyễn Minh Châu
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị, quý giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình.
Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện: tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.
Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và triết lí.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ: Nêu phương pháp học văn bản nhật dụng?
Bài mới:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Giới thiệu về tác giả.
(Tiểu thuyết: “Cửa sông”, “Dấu chân người lính…”
Truyện ngắn: “Mảnh trăng cuối rừng”…)
Giới thiệu về văn bản.
(Văn bản đã lược bỏ phần đầu).
Hoạt động 2:
Hướng dẫn đọc: giọng trầm tư, suy ngẫm; xúc động, đượm buồn, có cả ân hận xót xa.
Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
Hoạt động 3:
Truyện được trần thuật theo hướng nào?
(Theo cái nhìn và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong 1 cảnh ngộ đặc biệt).
Đó là cảnh ngộ gì?
(Bị liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển dù chỉ là nhích nửa người trên giường bệnh. Tất cả mọi sinh hoạt đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của vợ anh).
Nêu nhận xét về tình huống?
(Trớ trêu, nghịch lí: cả cuộc đời đi khắp đó đây – cuối đời căn bệnh quái ác…nhích nửa người – nửa vòng trái đất).
Từ tình huống này làm nảy sinh tình huống nào khác?
Xây dựng một chuỗi tình huống nghịch lí để hướng người đọc vào điều gì?
(Cuộc sống, số phận con người chứa đầy những điều bất thường, nghịch lí, vượt ra ngoài những dự định ước muốn).
Vào những ngày cuối cùng của cuộc đời, bị buộc chặt trên giường bệnh, Nhĩ đã cảm nhận những điều gì xung quanh?
Cảnh vật thiên nhiên được cảm nhận theo trình tự nào? (gần → xa).
Cảnh vật hiện lên như thế nào?
Nhận xét cảnh vật?
(Cảm xúc tinh tế).
(Từ những điều nhìn thấy qua khung cửa sổ Nhĩ đã suy ngẫm và khát khao gì).
Câu hỏi của Nhĩ với Liên, Nhĩ nhận ra điều gì?
(Bệnh tật kéo dài, trông cậy vào sự chăm sóc của vợ con, bằng trực giác của mình…)
Cảm nhận về Liên như thế nào?
(Để ý thấy Liên mặc tấm áo vá, những ngón tay…, lời nói…)
(Những ngày cuối đời Nhĩ mới hiểu và biết ơn người vợ “cũng như… ngày nào”).
Điềm khao khát của Nhĩ là gì?
(Khi nhận ra tất cả vẻ đẹp rất đỗi bình dị, gần gũi qua ô cửa sổ, hiểu rằng mình sắp phải giã từ cõi đời, Nhĩ bừng lên một khao khát…)
Điều khao khát ấy có thể thực hiện được không? (Vô vọng).
Nhĩ đã nhờ con thực hiện công việc gì? Nhận xét. (Khẩn cầu kì lạ).
Điều khao khát và lời khẩn cầu có ý nghĩa gì?
(Nhất là lúc còn trẻ con người tìm đến những ham muốn xa vời nhưng khi từng trải, hoặc cuối đời, nằm liệt giường mới hiểu được điều đó. Thức tỉnh xen niềm ân hận, nỗi xót xa “Hoạ chăng…”)
Không thể làm được điều mình khao khát, Nhĩ đã nhờ đứa con thay mình sang bên kia sông, đặt chân lên bãi phù sa màu mỡ. Nhưng đứa con không hiểu ước muốn của cha, làm miễn cưỡng rồi bị cuốn hút vào trò chơi. Từ nghịch lí này, Nhĩ đã nghiệm ra một quy luật gì?
(“Con người ta trên…”)
Ở cuối truyện, khi thấy con đò ngang vừa chạm mũi vào bờ đất bên này, Nhĩ có cử chỉ như thế nào?
(“Anh đang cố thu nhặt…nào đó”).
Hành động cuối cùng có vẻ kì quặc này gợi lên điều gì?
(Có thể hiểu anh nôn nóng thúc giục người con trai hãy mau kẻo lỡ mất… Nhưng còn gợi lên ý nghĩa khái quát phải…)
Nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản?
(Hình ảnh chi tiết mang tính biểu tượng; sự đối chứng của thế giới thực tại và quá khứ: người vợ; thực tại – tương lai: người con trai thay anh “thám hiểm” bến sông quê theo lời…Không gian: không sót một xó xỉnh nào trên trái đất – không gian trước mắt đo bằng một tầm nhìn, với tay).
Nhận xét về cách xây dựng nhân vật?
(Chiêm nghiệm, triết lí được chuyển hoá vào nội tâm, tác động hoàn cảnh → biểu hiện tinh tế).
Nêu chủ đề của truyện. Ngôi kể (3).
Cảm nhận của em sau khi học “Bến quê”?
(Buồn – không bi quan – cảnh tỉnh cho lớp người kế tiếp → ý nghĩa nhân văn).
I. Tác giả, tác phẩm
* Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Trước 1975, sáng tác văn học để phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Sau 1975 đã có nhiều tìm tòi, đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật góp phần đổi mới văn học nước nhà.
* Tác phẩm: “Bến quê” in trong tập truyện cùng tên của tác giả, xuất bản năm 1985.
II. Đọc và xác định phương thức biểu đạt của văn bản
* Đọc.
* Phương thức biểu đạt:
Tự sự + miêu tả, biểu cảm.
III. Phân tích
1. Tình huống truyện
Nhân vật Nhĩ trước bôn ba khắp nơi, sau bị cột chặt trên giường bởi căn bệnh hiểm nghèo.
Phát hiện vẻ đẹp lạ lùng của bến quê nhưng không thể đặt chân đến dù ở rất gần.
→ Suy ngẫm, chiêm nghiệm một triết lí về đời người.
2. Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu
Hoa bằng lăng thưa thớt → đậm sắc hơn.
Sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm, vòm trời cao hơn.
“Những tia nắng sớm…màu mỡ”.
→ Không gian, cảnh sắc quen thuộc, gần gũi nhưng rất mới mẻ, đẹp và giàu có.
3. Suy ngẫm và những khát khao của Nhĩ từ hoàn cảnh của mình
Thời gian của cuộc đời anh chẳng còn bao lâu nữa.
Cảm nhận tình yêu thương và sự tảo tần đức hi sinh thầm lặng của người vợ.
Khát khao được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông – không thể thực hiện.
→ Thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường sâu xa của cuộc sống mà có lúc con người bỏ qua, quên lãng.
Chiêm nghiệm một triết lí về đời người: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình” phải dứt ra khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi, bền vững: “Bến quê”.
* Tổng kết
Hình ảnh chi tiết mang tính biểu tượng, sự đối chứng của thời gian, không gian, xây dựng kiểu nhân vật tư tưởng.
Chủ đề: “Bến quê” là sự tìm tòi phát hiện một thế giới mới lạ đầy sức sống và nhận thức sáng ngời về đường đời, cuộc sống con người.
* Ghi nhớ: sách giáo khoa.
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại nội dung bài học.
Soạn bài “Những ngôi sao xa xôi”.
Ký duyệt
Tiết 138 – 139
OÂn taäp phaàn Tieáng Vieät
Mục tiêu bài học:
Hệ thống hoá kiến thức phần Tiếng Việt ở HKII.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, sách tham khảo.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ: kết hợp bài mới.
Bài mới: Nhắc lại các bài học Tiếng Việt từ đầu HKII (Khởi ngữ, Các thành phần biệt lập, Liên kết câu và đoạn văn, Nghĩa tường minh và hàm ý).
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Nhắc lại khái niệm về khởi ngữ, các thành phần biệt lập gọi đáp, thành phần phụ chú, cảm thán.
Làm bài tập 1 và 2.
(Học sinh làm bài và trình bày kết quả).
Hoạt động 2:
Liên kết câu và liên kết đoạn văn?
Làm bài tập 1, 2, 3.
Hoạt động 3:
Nghĩa tường minh và hàm ý?
Hướng dẫn làm bài tập 1, 2.
Nhắc lại các phương châm hội thoại.
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
Bài tập 1
a./ “Xây cái lăng ấy”: khởi ngữ.
b./ “Dường như”: biệt lập – tình thái.
c./ “Những người con gái…”: biệt lập – phụ chú.
d./ Thưa ông: gọi – đáp.
Vất vả quá: cảm thán.
Bài tập 2
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Bài tập 1
a./ Nhưng, nhưng rồi, và: phép nối.
b./ Cô bé – phép lặp; nó – phép thế.
c./ Thế – phép thế “bây giờ cao sang rồi…”
Bài tập 2: điền vào bảng.
Bài tập 3: học sinh thực hành.
III. Nghĩa tường minh và hàm ý
Bài tập 1
Hiểu hàm ý: địa ngục là chỗ của các ông (chỉ người nhà giàu).
Bài tập 2
a./ Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp:
→ Hàm ý đội bóng chơi không hay
không muốn bình luận.
Hàm ý vi phạm phương châm quan hệ.
b./ Tớ báo cho Chi rồi
→ Hàm ý: còn 2 người chưa báo
Vi phạm phương châm về lượng.
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại kiến thức đã ôn tập.
Xem trước bài “Tổng kết về ngữ pháp”.
Ký duyệt
Tiết 140:
LUYỆN NÓI:
Nghò luaän veà moät ñoaïn thô, baøi thô
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: – Xem trước bài học.
– Chuẩn bị: lập dàn ý cho đề bài sách giáo khoa trang 112.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài mới.
Bài mới: Củng cố kiến thức về làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, rèn luyện kĩ năng nói trước tập thể.
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý.
Hoạt động 2:
Lần lượt gọi từng học sinh trình bày dàn ý.
Trình bày phần thân bài, có mấy ý?
Kết bài cần khẳng định điều gì?
1. Đề bài:
Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
Hoàn cảnh sáng tác: 1963 – xa nhà đi du học ở Liên Xô.
Hình ảnh bếp lửa gợi hoàn cảnh sống thuộc thời kì đất nước có chiến tranh: thiếu thốn, gian khổ, nhọc nhằn.
tình yêu nồng ấm của
“Bếp lửa” người bà.
tình cảm quê hương, đất
nước, con người
2. Trình bày dàn ý:
a./ Mở bài: có nhiều phương pháp:
Bằng Việt là nhà thơ tiêu biểu văn học hiện đại Việt Nam, thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm…
Tình cảm quê hương, đất nước, gia đình là tình cảm đẹp trong mỗi con người, nhất là lúc đi xa…
b./ Thân bài:
“Bếp lửa” khơi nguồn cảm xúc, dòng hồi tưởng về bà.
(Hình ảnh, chi tiết → hình ảnh gần gũi, thân quen và người bà tảo tần, khéo léo, kiên nhẫn).
Hồi tưởng kỉ niệm sống bên bà, bên bếp lửa.
+ Tuổi thơ: nhọc nhằn, thiếu thốn, nạn đói, mẹ cha đi công tác…, sống trong sự dạy dỗ, tình yêu của bà.
+ Kỉ niệm về bà – bếp lửa – tình cảm ấm áp.
+ Bếp lửa – quê hương → tiếng thu hú → không gian kỉ niệm có chiều sâu, nỗi nhớ thăm thẳm, vời vợi.
Suy ngẫm về bà, bếp lửa.
+ Người bà tảo tần, nhẫn nại, giàu
câu hi sinh.
hỏi + Nhóm lửa văn bản nhóm niềm
tu từ tin, tình yêu nâng bước người cháu
trên chặng đường dài.
c./ Kết bài:
Người bà, bếp lửa là hình tượng của sự sống lớn lao cao cả của con người.
Tình yêu và lòng biết ơn người bà là khởi đầu của tình yêu quê hương, đất nước, con người.
Củng cố, dặn dò:
Đánh giá kết quả trình bày, cho điểm.
Nhắc lại cách làm bài nghị luận.
Xem trước bài “Chương trình địa phương phần tập làm văn”.
Ký duyệt
File đính kèm:
- giao an TUAN 28.doc